Không ngờ đây là nơi đầu tiên trồng hoa lan hồ điệp ở Quảng Trị
Lần đầu tiên loài hoa lan hồ điệp được trồng trên đèo Sa Mù, tỉnh Quảng Trị và đang khoe sắc trong tiết trời se lạnh đón năm mới 2020. Thành công này tiếp tục góp phần giúp ước mơ có một “tiểu Đà Lạt” ở Quảng Trị sớm thành hiện thực.
Ngày 30/12, PV Dân Việt có dịp ghé thăm Trạm nghiên cứu, ứng dụng Khoa học Công nghệ (Sở KHCN) tỉnh Quảng Trị để chiêm ngưỡng loài hoa lan hồ điệp đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”.
13.000 gốc lan hồ điệp khoe sắc, tới đây sẽ được cung cấp đến người dân địa phương để chơi tết. Ảnh: Ngọc Vũ
Tại trạm nghiên cứu này trồng 13.000 gốc hoa lan hồ điệp ở đèo Sa Mù (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị) với độ cao trên 1.000 mét.
Ông Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Quảng Trị cho biết, 13.000 gốc lan hồ điệp được trồng vào cuối năm 2018, đầu năm 2019 đến nay đã ra hoa khoe sắc.
8 giống hoa lan trồng ở đây được nhập từ Đài Loan với 7 màu tím, vàng, trắng, đỏ, chấm trắng, màu đồng và hồng.
Để có được vườn lan hồ điệp với nhiều sắc màu đẹp lung linh tốn nhiều công sức nghiên cứu, chăm sóc. Ảnh: Ngọc Vũ
Vườn lan được kiểm soát bằng công nghệ 4.0, tự động hoàn toàn, có cảm biến đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… kết nối internet. Mái che, quạt, hệ thống phun sương… sẽ tự động điều chỉnh khi môi trường bên ngoài thay đổi.
Video đang HOT
Nhiệt độ, độ ẩm trong vườn lan được kiểm soát liên tục bằng hệ thống cảm biến điện tử. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Đào Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KHCN Quảng Trị) cho biết, lan hồ điệp được gọi với cái tên mỹ miều là loài hoa đỏng đảnh bởi nó rất khó chăm sóc, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Một số loại sâu bọ, muỗi được dùng keo dính để bắt chứ không hề phun thuốc hoá học. Ảnh: Ngọc Vũ
Ở từng giai đoạn chăm sóc, lan hồ điệp cần nhiệt độ khác nhau từ 15-28 độ C, nếu chăm sóc không đúng quy trình thì lan không thể hoặc ít ra hoa.
Ngoài lan hồ điệp còn có hoa đồng tiền lùn. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, việc trồng thành công lan hồ điệp và một số loài hoa, trái khác như ly ly, tulip, đồng tiền lùn, dâu tây, cà chua cherry (cà chua siêu ngọt)… ở đèo Sa Mù góp phần giúp ước mơ có một “tiểu Đà Lạt” ở Quảng Trị sớm thành hiện thực, kích cầu phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh.
Hoa ly ly, dâu tây và cà chua cherry cũng được trồng thử nghiệm thành công tại đèo Sa Mù. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi xây dựng quy trình chuẩn trồng các loài cây trái trên, đơn vị này sẽ chuyển giao kỹ thuật cho doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đầu tư.
Theo Danviet
Vì sao gần 5km đường ở Quảng Trị thi công hơn 2 năm vẫn chưa xong?
Trong khi hàng loạt "nút cổ chai" vẫn tắc GPMB, những đoạn còn lại trên tuyến đường gần 5km ở Quảng Trị vẫn ngổn ngang sau 2 năm thi công.
Cảnh ngổn ngang trên tuyến đường Hoàng Diệu
Ghi nhận của PV Báo Giao thông sáng 25/12, trời tạnh ráo, nhưng trên tuyến đường Hoàng Diệu chạy dọc bờ Bắc sông Hiếu (TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) chỉ có một xe máy múc đào thi công cống cùng vài công nhân. Một số đoạn đã đào chưa thi công xong vỉa hè. Nhiều đoạn trên tuyến đường rải cấp phối đá dăm vẫn "án binh bất động", ô tô chạy qua tung bụi mù mịt.
Đáng chú ý, mới đây, cử tri phường Đông Giang (TP Đông Hà) cũng đã phản ánh đến các Đại biểu Quốc hội về tình trạng bụi đá, bụi đất, bùn lầy ảnh hưởng kinh doanh buôn bán, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị, UBND TP Đông Hà quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình đường Hoàng Diệu đã thi công 2 năm chưa xong.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, đường Hoàng Diệu với tổng chiều dài 4,8km, đi qua địa bàn 2 phường Đông Giang và Đông Thanh.
Đối với đoạn đi qua phường Đông Giang (từ Km0 - Km0 735), những đoạn không vướng mặt bằng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thiện đến lớp bê tông nhựa. Những đoạn còn lại do vướng mắc về GPMB nên chưa thể thi công hoàn thiện. Trên đoạn tuyến này hiện còn vướng mắc 4 trường hợp đã có quyết định bồi thường tại các Quyết định đợt 9 (ngày 23/11/2018) và đợt 10 (ngày 3/10/2019) của UBND TP Đông Hà. Tuy nhiên, đến nay 4 hộ dân trên vẫn chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Đối với trường hợp 3 ngôi mộ của họ Lê, vẫn chưa thống nhất với phương án bồi thường.
Người đi đường và người dân sinh sống bên đường tha hồ "hưởng" bụi
Đối với đoạn qua địa bàn phường Đông Thanh, đã cơ bản hoàn thiện, chỉ còn... vướng cục bộ 4 hộ gia đình từ Km2 200 - Km2 600. Các hộ này đã có quyết định bồi thường từ năm 2017, nhưng vẫn chưa thống nhất với phương án bồi thường do đơn giá bồi thường thấp. Đến nay vẫn chưa GPMB để bàn giao cho đơn vị thi công.
Trước đó, Báo Giao thông đã phản ánh về tình trạng ngổn ngang, trì trệ tại dự án này. Đường Hoàng Diệu là một trong những công trình thuộc Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu đối với Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông ở TP Đông Hà như: Dự án đường Thanh Niên, đường Hoàng Diệu, đường Bà Triệu... phải được đưa vào khánh thành trong tháng 6/2019 và tháng 9/2019. Tuy nhiên đến nay, tuyến đường Hoàng Diệu vẫn ngổn ngang.
Trời nắng đẹp, nhưng máy móc thiết bị thi công "vắng bóng" trên công trường
Trên tuyến chỉ có 1 xe máy múc đang đào thi công cống cùng vài công nhân
Một đoạn ngổn ngang khác trên tuyến đường Hoàng Diệu
Tấm "Bảng thông tin công trình" vừa được bổ sung mới toanh bên "Đoạn đường thi công" bên đường Hoàng Diệu
"Ổ voi" trên đoạn đường Hoàng Diệu chạy dưới cầu đường sắt Bắc - Nam bắc qua sông Hiếu
Một trong những "nút cổ chai" vì... tắc GPMB trên đường Hoàng Diệu
Đây là "nút cổ chai" đầu tiên trong 3 "nút cổ chai" gần nhau trên tuyến
"Nút cổ chai" tọa lạc giữa 2 đoạn mặt đường đã thảm nhựa, lát vỉa hè khang trang
"Nút cổ chai" kế tiếp bên 2 cây ngô đồng
... "Nút cổ chai" thứ 3 phía dưới công trình Đập ngăn mặn sông Hiếu đang thi công
Trời tạnh ráo nhưng nước vẫn "ngập" trong "ổ voi" trên mặt đường đoạn "nút cổ chai"
"Nút cổ chai" đoạn đầu tuyến, gần trụ sở Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị cũng chưa được "hóa giải"
Đoạn "tắc" lại giữa đường Hoàng Diệu cuối tuyến với đường cũ
Duy Lợi
Theo GTVT
Ai là chủ rừng đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ FSC? Quảng Trị là địa phương đầu tiên nhận được chứng chỉ rừng bền vững FSC. Đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ ở Quảng Trị đã lên đến 22.000ha, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị rừng trồng, ổn định đầu ra sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu sạch cho chế biến. Tiên phong làm rừng có...