Không nên sử dụng loại khẩu trang có van trong đại dịch Covid-19
Khẩu trang có van thở ra có mức độ bảo vệ trước Covid-19 như loại không van. Nhưng nếu bạn nhiễm SARS-CoV-2 và không biết, bạn có thể làm lây bệnh sang người khác nếu khẩu trang có van.
CDC đã chính thức khuyến nghị người Mỹ nên dùng đồ vải che mặt khi ra nơi công cộng để giúp giảm sự lây lan của virus corona, điều quan trọng là phải tuân theo những hướng dẫn đó trong khi cũng phải hiểu biết về loại khẩu trang bạn đang đeo.
Van khẩu trang thường được tìm thấy trên khẩu trang phòng độc, như khẩu trang N95. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), khẩu trang N95 lọc được “ít nhất 95% các hạt trong không khí, bao gồm cả hạt lớn và nhỏ”, trong khi các khẩu trang khác chỉ có tác dụng bảo vệ tối thiểu chống lại các giọt bắn lớn. Và tuy nhiều khẩu trang N95 không có van và phù hợp để đeo, thì các chuyên gia tại CDC nói rằng không nên sử dụng loại khẩu trang có van trong đại dịch Covid-19.
“Khẩu trang phòng độc N95 có van thở ra sẽ mang lại mức độ bảo vệ tương tự cho người đeo như loại không van”, CDC lưu ý. “Không nên sử dụng khẩu trang phòng độc có van thở ra trong trường hợp phải duy trì môi trường vô trùng vì van thở ra cho phép không khí thở ra chưa qua lọc thoát ra ngoài vào môi trường vô trùng.”
Điều này có nghĩa là tuy bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi nhiễm virus corona, nhưng nếu bạn đã bị bệnh và không biết, bạn có thể làm lây bệnh sang người khác nếu khẩu trang của bạn có van.
Theo Công ty 3D, van một chiều này lọc không khí hít vào, nhưng có thể cho phép các giọt bắn bị nhiễm virus từ không khí thở ra thoát qua van khi thở ra. Và với ước tính gần 25% người nhiễm có thể không có triệu chứng, sử dụng rộng rãi khẩu trang có van sẽ không giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Vậy tại sao khẩu trang lại có các van này nếu chúng không bảo vệ chống lại vi trùng? Khẩu trang có van ban đầu được thiết kế vào những năm 1970 để sử dụng trong các nhà máy và mỏ than. Công nhân cần đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi có hại.
Tuy nhiên, như nhiều người đeo khẩu trang trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay có thể chứng thực, những khẩu trang này không thực sự thoải mái.
Video đang HOT
Tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng việc đeo khẩu trang trong suốt ca làm việc, đặc biệt là trong các mỏ than, sẽ vô cùng khó chịu vì khẩu trang giữ nhiệt từ miệng. Vì vậy, các van được tạo ra để cho phép nhiệt thoát ra khỏi khẩu trang, nhờ thế các công nhân sẽ mát mẻ và thoải mái hơn khi làm việc trong hầm mỏ và trong nhà máy. Tất nhiên, với mục đích này, không khí họ thở ra không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Ngày nay, nhiều cửa hàng dụng cụ bảo hộ bán khẩu trang N95 có van để sử dụng cho các dự án xây dựng, vì chúng giúp bảo vệ người dùng khỏi cát, mạt cưa và bụi từ vật liệu cách nhiệt, trong khi vẫn giảm sự tích tụ nhiệt bên trong khẩu trang.
Vì vậy, trong khi nhiều người có thể cho rằng những chiếc khẩu trang này là một cách phù hợp để duy trì sự thoải mái ở nơi công cộng đồng thời vẫn ngăn ngừa COVID-19, song không phải vậy. Trên thực tế, Vùng Vịnh California đã cấm dùng khẩu trang có van vì chúng không đáp ứng yêu cầu về việc che mặt.
Xe buýt chạy lại, làm gì để phòng Covid-19?
Môi trường điều hòa, kín trên xe buýt là môi trường thuận lợi hơn cho sự lây nhiễm Covid-19. Vì thế người dân cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đảm bảo vấn đề giãn cách.
Virus SARS-CoV-2 nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, "sợ" cả gió, môi trường thông thoáng khí. Tại Việt Nam, để phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng lưu ý hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, tăng cường mở các cửa để không gian thoáng đãng là lưu ý được Bộ Y tế cảnh báo với người dân.
Tuy nhiên, các phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt thì thường dùng điều hòa, khá đông nhất là giờ cao điểm. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng về việc liệu có an toàn khi đi xe buýt.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam cho biết, Covid-19 lây theo hình thức tiếp xúc gần, lây theo giọt bắn. Môi trường xe là môi trường kín, vì thế khi chúng ta hắt hơi, virus rơi xuống mặt ghế, nền xe không nhanh như môi trường thoáng, cộng thêm nhiệt độ thấp khiến môi trường xe buýt là môi trường thuận lợi hơn cho sự lây nhiễm so với môi trường bên ngoài không khí thoáng đạt hơn.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có hình thức để đảm bảo sao cho người dân đi xe buýt an toàn. Xe buýt là phương tiện công cộng rất cần thiết cho người dân khi chúng ta không làm giãn cách xã hội nữa.
"Tôi được biết ngành giao thông vận tải đã đưa ra nhiều khuyến cáo phù hợp như ngồi số ghế cách nhau để đảm bảo giãn cách, hằng ngày lau chùi ghế, tay nắm bằng chất sát khuẩn, đặc biệt là đeo khẩu trang từ hành khách, đến nhân viên. Tôi đi xe tôi cũng thấy nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch", TS Phu nói.
Ngoài ra theo ông nên bố trí đủ xe trong giờ cao điểm (giờ đi làm, đi về) để tránh áp lực dồn chuyến, đảm bảo đúng sự giãn cách ngồi trong xe bus.
"Nếu chúng ta mở được cửa để xe thông thoáng khí, không điều hòa thì là việc rất tốt trong việc phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp trong đó có SARS-CoV-2", TS Phu nói.
TS Phu cũng nhấn mạnh việc đeo khẩu trang, rửa tay là vô cùng quan trọng.
Khuyến cáo phòng bệnh khi đi xe buýt
Khuyến cáo cho hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối:
- Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Sử dụng khẩu trang đúng cách khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở.
- Che kín miệng, mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi: ho, hắt hơi; thải bỏ khăn giấy; rời khỏi phương tiện giao thông.
- Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế ăn uống, nói chuyện ở trên phương tiện giao thông.
- Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga,...).
- Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho hoặc sốt, khó thở đi cùng phương tiện giao thông.
- Khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở: liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi. Đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bản thân người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải tự theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu xuất hiện các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị, đồng thời, chủ động cách ly tại nhà.
Trong khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc, trao đổi với hành khách. Đồng thời cần sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc, nhổ bừa bãi; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay.
Chuyên gia chỉ ra 10 lỗi thường mắc khi đeo khẩu trang Đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì ai cũng biết. Nhưng đeo thế nào để ngăn chặn virus tốt nhất thì không nhiều người biết. Đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì ai cũng biết. Nhưng đeo thế nào để ngăn chặn virus tốt nhất không nhiều người biết - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây là...