Không nên sử dụng hai chân khi lái xe số tự động, vì sao?
Khi sử dụng cả hai chân, tài xế sẽ rất dễ nhầm lẫn chân nào phanh, chân nào ga khi gặp tình huống nguy hiểm. Các nhà sản xuất ô tô đều khuyến cáo, người lái xe số tự động chỉ nên sử dụng chân phải để đạp chân ga và chân phanh, chân trái nghỉ.
Vì sao không nên sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động?
Mặc dù vậy, không ít bác lại có thói quen dùng chân trái để đạp phanh, chân phải để đạp ga. Đây là thói quen rất tai hại, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, do đó cần loại bỏ ngay.
Có 2 nguyên nhân chính khiến các nhà sản xuất cũng như các chuyên gia khuyến cáo tài xế không nên sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động mà chỉ nên dùng chân phải:
Thứ nhất là về mặt thiết kế của xe
Trên xe số tự động, chân ga và chân phanh được thiết kế lệch về bên phải. Do vậy khi lái, nếu các bác sử dụng chân trái là sai tư thế, có thể phải vặn người, vẹo cột sống khi lái.
Thứ hai, về mặt vận hành
Sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đạp đồng thời cả ga và phanh khi di chuyển trên đường. Thói quen này của người lái khiến phanh phải làm việc liên tục, dễ nóng đỏ, mất tác dụng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu suất xe giảm, tăng mức nhiên liệu tiêu thụ.
Sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đạp đồng thời cả ga và phanh khi di chuyển trên đường
Video đang HOT
Quan trọng hơn, việc sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động thì trong những tình huống bất ngờ, theo phản xạ, tài xế sẽ đạp cả 2 chân, làm giảm khả năng dừng xe, nguy cơ xảy ra tai nạn vì thế rất cao.
Các kỹ thuật lái xe số tự động
Với những người mới bắt đầu làm quen với vô lăng các dòng xe số tự động là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiện dụng, nhưng để đảm bảo an toàn người lái cần tìm hiểu về các kỹ thuật khi lái xe số tự động.
Thiết kế bàn đạp trên xe số tự động
Điều đầu tiên cần ghi nhớ khi sử dụng xe số tự động chính là tìm vị trí của chân ga và chân phanh. Hãy quan sát kỹ và ghi nhớ vị trí của chúng để tránh nhầm lẫn trong quá trình lái xe.
Với xe số tự động, phần chân phanh nằm bên trái, chân ga bên phải. Khi lái xe chỉ nên sử dụng chân phải để đạp phanh hoặc ga. Còn chân trái nên đặt vào bệ để chân chứ không dùng để lái xe. Hãy bỏ qua thói quen khi lái xe sử dụng cả hai chân như khi điều khiển xe số sàn trước đó.
Các ký hiệu trên hộp số tự động
Để việc lái xe được an toàn, người lái cũng cần tìm hiểu những ký hiệu trên hộp số tự động. Ghi nhớ những ký hiệu cơ bản trên cần số tự động này sẽ giúp việc điều khiển xe dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn.
Số D: Viết tắt từ DRIVE, tức là lái xe theo hướng phía trước
Số R: Viết tắt từ REVERSE, đây là lệnh chỉ dẫn người lái điều khiển xe theo hướng lùi.
Số N: Hay còn được gọi là MO và được sử dụng khi xe dừng đèn đỏ, ngã tư. Khi chuyển cần số cần đảm bảo giữ chân phanh để tránh xe bị lùi sau hoặc tiến về trước.
Số P: Một số dòng xe có thể yêu cầu đạp phanh trước khi thực hiện chuyển sang một số khác. Số P sẽ được sử dụng khi xe đứng yên bởi nó có thể khóa hộp số.
Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Người lái sẽ sử dụng số 1 khi đang điều khiển xe trong thời tiết xấu, các đoạn đường sình lầy, đồi dốc nhằm tăng tốc xe.
Số 2: Số 2 được áp dụng khi lái xe trong thời tiết xấu, vượt xe khác hoặc cần nhiều sức mạnh hơn. Người lái sẽ chuyển từ trạng thái số 1 sang số 2.
Số S: Viết tắt của từ SPORT, đây là chế độ lái thể thao được thiết kế trên xe số tự động.
Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo
Xe ô tô số tự động mặc định là dễ dàng điều khiển hơn xe số sàn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn phải di chuyển trên cung đường đường đèo dốc, khúc khuỷ,.. cần lưu ý hơn để đảm bảo lái xe an toàn.
Dưới đây là những kinh nghiệm "bỏ túi" để giúp tài xế lái ô tô số tự động được an toàn khi di chuyển trên đường đèo, dốc núi.
Leo đèo bằng số nào?
Dòng xe ô tô hộp số tự động nói chung là cách gọi về việc tài xế lái xe chỉ dùng một chân, thay vì chân con lại phải đạp côn như xe số sàn. Thực tế hiện nay số tự động được chia làm các loại chính như số tự động phân cấp, vô cấp CVT, ly hợp kép DCT...Nhưng chúng đều có cách bố trí cần số giống nhau theo các ký hiệu: P (đỗ), R (lùi), N (số mo), D (tiến). Ngoài các ký hiệu cơ bản này, xe số tự động còn có thêm ký hiệu điều khiển số tay ở dạng M /-, D (D2, D3), L (L2)..., thông qua lẫy chuyển số trên vô lăng hoặc qua cần số.
Dòng xe ô tô hộp số tự động nói chung là cách gọi về việc tài xế lái xe chỉ dùng một chân, thay vì chân con lại phải đạp côn như xe số sàn
Vậy khi leo đèo dốc, xe số tự động nên dùng thế nào cho phù hợp?
Theo các chuyên gia lái xe, khi leo đèo dốc, người lái chỉ cần để nguyên số D, lúc này ECU sẽ tính toán và tự động chuyển số phù hợp dựa trên vị trí bướm ga và tốc độ. Tuy nhiên, trong trường hợp đang leo đèo mà phải giảm tốc đi chậm hoặc phanh dừng ở khúc cua dốc khó, muốn di chuyển tiếp, người lái có thể chuyển sang số tay ở cấp số thấp nhất để đạt được lực kéo mạnh.
Ngoài ra, nếu muốn vượt xe tải đang ỳ ạch leo đèo dốc, khi thiếu đà, cũng nên chuyển tay về số thấp để có lực tăng tốc tốt và nhanh chóng vượt an toàn.
Đổ đèo, xuống dốc
Xuống đèo bằng xe số tự động sẽ cần phải lưu ý hơn xe số sàn bởi bên cạnh phản ứng của cảm giác, cần phải hiểu các công nghệ hỗ trợ có sẵn trên xe để việc lái an toàn hơn.
Xuống đèo bằng xe số tự động sẽ cần phải lưu ý hơn xe số sàn
Khi xuống đèo, dốc, xe sẽ có xu hướng lao nhanh theo quán tính. Nếu chỉ kiểm soát tốc độ bằng cách rà phanh liên tục thì hệ thống phanh sẽ chịu áp lực lớn, dễ gây nóng phanh, thậm chí mất kiểm soát (mất phanh). Vì thế, người lái phải chủ động kiểm soát tốt tốc độ bằng biện pháp khác ngoài phanh. Thông thường sẽ là tận dụng lực phanh từ động cơ.
Để phanh động cơ bằng xe số tự động, người lái cần chuyển về chế độ số tay, cho số về mức số thấp tùy theo bố trí ở mỗi xe (lẫy số trên vô lăng hoặc cần số trên sàn).
Trong trường hợp đã chuyển số thấp mà xe vẫn lao nhanh, tốc độ không đảm bảo an toàn (thường là trên 50 km/h), cần dùng đến phanh để giảm tốc độ dần, nhưng không nên sử dụng liên tục, vì thế nên cố gắng duy trì tốc độ đổ đèo ở mức an toàn (dưới 50 km/h).
Bên cạnh kỹ năng dùng lực hãm phanh bằng động cơ, người lái nên tận dụng các tính năng hỗ trợ đổ đèo, xuống dốc mà các dòng xe được trang bị sẵn. Tuyệt đối không được tắt chế độ chống trơn trượt khi đổ đèo, xuống dốc.
Số D3 trong hộp số tự động có ý nghĩa gì? D3 trong xe số tự động được xem như tương tự với cấp số 3 trên xe số sàn, nó thường được dùng trong các trường hợp xe lên xuống các đoạn dốc thoải và đặc biệt hữu ích khi lái xe trong thành phố. D3 là gì? Những ký hiệu quen thuộc trong xe số tự động như R (lùi), P (đỗ...