Không nên quy định người tự ứng cử có 30% cử tri giới thiệu
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định này không cần thiết và thực tế cũng khó khả thi.
Chiều nay (14/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hồ sơ ứng cử phải có lý lịch tư pháp, kê khai tài sản
Về hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, ông Hà Minh Sơn- Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết một số ý kiến đề nghị để đảm bảo chặt chẽ hồ sơ người ứng cử, cần bổ sung thêm phiếu lý lịch tư pháp.
Theo ông Hà Minh Sơn, thực tiễn các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy, hồ sơ ứng cử, nhất là của người tự ứng cử, không làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có những thiếu sót nhất định. Nhiều người tự ứng cử là chủ doanh nghiệp tư nhân, sơ yếu lý lịch do “cơ quan công tác” là chính doanh nghiệp của người đó tự xác nhận, không đảm bảo độ chính xác, thiếu tính chất pháp lý. Vì vậy, cần bổ sung lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Tại buổi thảo luận chiều nay, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị trên.
Cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn DK1 bỏ phiếu bầu cử (Ảnh: Ngọc Thành)
Các ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với quy định bổ sung giấy khám sức khỏe vào Hồ sơ ứng cử vì thực tiễn các nhiệm kỳ vừa qua, có tình trạng đại biểu không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ, ở Quốc hội có đại biểu ốm dài ngày, có đại biểu được bầu nhưng sau đó không thực hiện được nhiệm vụ đại biểu do sức khỏe.
Video đang HOT
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị hồ sơ ứng cử cũng cần có bản kê khai tài sản và xác nhận của Mặt trận Tổ quốc về người ứng cử trên địa bàn. Tờ khai cũng phải được thiết kế khoa học hơn.
Ban soạn thảo đề nghị bổ sung quy định đối với người tự ứng cử phải có giới thiệu của ít nhất 30% cử tri ở tổ dân phố, thôn nơi cư trú đồng ý giới thiệu. Theo ông Hà Minh Sơn, người được cơ quan, tổ chức giới thiệu có sự sàng lọc qua nhiều khâu, phải được tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cử tri nơi công tác giới thiệu mới được nộp hồ sơ ứng cử, nhưng người tự ứng cử thì không có sự sàng lọc này, rất dễ dàng nộp hồ sơ ứng cử vào thẳng bước 3 của quy trình hiệp thương, do vậy thiếu sự bình đẳng giữa người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử.
Về nội dung trên, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều rằng thêm quy định này là không cần thiết và thực tế cũng khó khả thi. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, theo quy trình hiện tại người tự ứng cử vẫn phải qua các bước sàng lọc, vì phải qua Mặt trận rồi sau đó Mặt trận đưa về cử tri.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, “người dân có quyền tự ứng cử cho nên thêm vào điều kiện ít nhất 30% cử tri giới thiệu là không cần thiết. Vấn đề là bộ lọc để chọn người tốt, đủ điều kiện. Việc xác nhận hồ sơ mới quan trọng”.
Có nên giảm số đại biểu được bầu tại mỗi đơn vị?
Về số người được bầu tại các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân,Luật bầu cử hiện hành quy định mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 3 đại biểu, mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 5 đại biểu.
Ban soạn thảo cho rằng đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc quy định mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá 5 đại biểu là tương đối nhiều. Theo Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ông Hà Minh Sơn, tại các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vừa qua, nhiều nơi, cử tri phải xem xét, lựa chọn ít nhất 21 ứng cử viên trên 3 phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã. Vì vậy, đề nghị giảm số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử xuống còn không quá 3 hoạc 4 đại biểu. Theo phương án này sẽ tăng số đơn vị bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp lên tương ứng khoảng 20% hoặc 40%.
Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thiên về việc giữ ổn định như hiện nay.
Về một số nội dung khác như Hội đồng bầu cử Quốc gia, việc kết thúc cuộc bỏ phiếu trong ngày bầu cử…, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và báo cáo./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
Bắt buộc lấy ý kiến cộng đồng khi quy hoạch xây dựng
Theo Luật Xây dựng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và vừa được Chủ tịch nước chính thức công bố sáng nay (10/7), cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư...
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan - ảnh minh họa
Cụ thể, Điều 16 của Luật Xây dựng sửa đổi quy định, cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
Theo đó, đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.
Trong khi đó, theo Điều 17, việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong khi đó, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 15 ngày làm việc đối với cơ quan, 30 ngày làm việc đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện đồ án quy hoạch xây dựng. Trường hợp không tiếp thu thì phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Liên quan đến vấn đề lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, giải trình trước Quốc hội, Ủy ban TVQH cho biết, việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng là nhằm thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Do đó, ngoài việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch thì việc lấy ý kiến của người dân trong khu vực bị tác động bởi quy hoạch là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của họ.
Về vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, tiếp thu ý kiến ĐBQH, khoản 4 Điều 34 đã được quy định "Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt".
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Ủy ban TVQH đã chỉ đạo chỉnh sửa Điều 42, quy định hình thức bắt buộc công bố thông tin quy hoạch xây dựng được duyệt trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và tùy theo điều kiện, tình hình thực tế lựa chọn thêm các hình thức công bố khác như thông qua hội nghị, trưng bày tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý nhà nước, in ấn phát hành rộng rãi...
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Không lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp HĐND TP Chiều 4-7, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức họp báo, cung cấp một số thông tin về kỳ họp thứ 10 HĐND TP diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 8 tới 11-7. Tại kỳ họp, HĐND TP sẽ xem xét điều chỉnh bổ sung nghị quyết về đề án quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn; Đặt đổi tên...