Không nên làm những điều này khi chế biến thịt
Sau đây là những sai lầm khi chế biến thịt mà chúng ta cần tránh nếu không muốn rước họa vào thân.
Thịt sống thường được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh để tránh bị hỏng. Trước khi chế biến thịt, chúng ta cần để thịt rã đông thay vì chế biến ngay. Việc làm này sẽ giúp thịt chín đều, món ăn sẽ ngon hơn.
Khi rã đông thịt không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Không cho thịt đông lạnh vào nước nóng hoặc dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông bởi việc này sẽ làm hỏng thịt, đồng thời khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, chất dinh dưỡng có trong thịt cũng bị mất.
Thịt sau khi rã đông phải được chế biến ngay, tránh bảo quản trở lại. Bạn có thể cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ.
Thịt để đông lạnh cần được rã đông trước khi chế biến
Để thịt lâu trong tủ lạnh mới chế biến
Đi chợ mua nhiều thịt dự trữ trong tủ lạnh đã trở thành thói quen của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, thịt để lâu trong ngăn đã sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng và món ăn cũng không được ngon như thịt được chế biến sớm. Vì vậy, chị em khi đi chợ nên mua lượng thực phẩm vừa phải hoặc nếu có để bảo quản trong tủ lạnh thì nên chế biến càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Ướp muối với thịt rồi mới rán
Đây được cho là sai lầm chết người mà nhiều người đang mắc phải. Bởi, thịt được ướp muối mang chiên rán sẽ sinh ra hợp chất gây ung thư có tên là nitroso pyrrolidine.
Muốn rán các thực phẩm đã được tẩm ướp, chúng ta nên luộc chín nguyên liệu để chất nitrosamine theo hơi nước thoát ra. Khi bắt đầu rán nên cho thêm chút giấm ăn để giấm phân giải muối nitrate – nguyên nhân gây bệnh.
Chúng ta thường có quan niệm thịt nấu/nướng càng lâu sẽ càng mềm, ăn sẽ ngon và nước dùng cũng ngọt hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, trong nhiệt độ 200 – 300 độc C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic là tác nhân gây bệnh tật.
Với thịt nướng (đặc biệt là thịt nạc), nếu nướng quá lâu đến nỗi thịt bị cháy khét cũng sẽ khiến lượng heterocyclic aromatic amines gây ung thư tăng cao. Bên cạnh đó, mỡ khi nướng lên cũng sẽ biến thành các chất gây ung thư.
Khi nướng thịt chúng ta cần tránh cho thịt chạm trực tiếp vào than. Nếu thịt bị cháy, hãy dùng dao, kéo cắt bỏ những mẩu cháy rồi mới ăn.
Lạp xưởng được chế biến từ thịt tươi. Người ta thường cho một chút chất chống thối nhằm để lạp xưởng được lâu. Ăn nhiều lạp xưởng, đặc biệt là lạp xưởng rán sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
Trong thịt chân giò muối cũng có một lượng nitrat amoni nhất định. Nếu rán thịt hun khói sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, nên tránh chiến rán lạp xưởng và thịt hun khói. Nếu muốn rán thịt hun khói, hãy chế biến chúng cùng một ít giấm bởi giấm có tác dụng phân giải muối nitrat amoni.
Đổ nước lạnh vào khi đang luộc thịt
Nếu như trong khi luộc thịt, nước bị cạn thì chúng ta hãy đổ nước nóng thay vì đổ nước lạnh. Bởi nước lạnh sẽ khiến cho protein và các chất béo có trong thịt bị kết tủa. Thịt co lại sẽ bị cứng, khi ăn sẽ không ngon.
Dùng chung thớt để thái, chặt thịt sống và thịt chín
Việc dùng chung thớt cho cả thực phẩm sống và thực phẩm chín sẽ khiến cho thực phẩm chín bị nhiễm khuẩn từ thớt, thực phẩm sống.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các gia đình nên có ít nhất 2 chiếc thớt. Một chiếc chuyên để chế biến thực phẩm sống. Một chiếc dùng để thái, chặt thực phẩm chín.
Theo Phapluatxahoi
Thói quen chế biến thịt sai lầm 99% người Việt mắc phải
4 thói quen khi chế biến thịt dưới đây sẽ làm sản sinh ra chất độc hại cho sức khỏe con người.
Chiên rán các loại thịt ướp muối
Người Việt Nam chúng ta thường thích ăn nhưng món ăn chiên rán. Trước khi chiên rán họ thường ướp thịt trong muối và gia vị cho đậm đà rồi mới nấu. cách làm này sẽ khiến thịt nảy sin chất nitroso pyrrolidine gâu ung thư có hại cho sức khỏe con người.
Nướng chín quá mức
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen nấu thịt thật chín ngay cả khi ăn món thịt nướng. Tuy nhiên cách chế biến này sẽ khiến cho miếng thịt bị cháy nảy sinh ra chất axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.
Chiến rán thịt quá kỹ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng bạn chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra khiến gây bệnh ung thư.
Để thịt quá lâu trong tủ lạnh
Thói quen của nhiều ba nôi trơ thương mua sẵn thịt rồi tích trữ trong tủ lạnh trong thời gian dài để ăn dần. Tuy nhiên, khi bạn để thịt đông đá trong một thời gian rất dài rồi mới chế biến miếng thịt ít nhiều cũng bị mất chất. Nếu thời gian quá lâu còn hết hạn sử dụng, vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh...
Chiên lạp xưởng, thịt hun khói
Trong thành phần dinh dưỡng của lạp xưởng được chế biến từ thịt lợn tươi mới, để duy trì được lâu dài, người ta phải cho vào một tỷ lệ chất chống thối nhất định trong quá trình sản xuất- chất sodium nitrat gây ra căn bệnh ung thư cho con người chúng ta. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bạn không nên chiên rán các loại lạp xưởng, thịt hun khối mà chỉ nên luộc hoặc hấp lại để ăn.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
Đặc sản thịt hun khói suốt 16 giờ đen thui, mọng nước ở Thái Lan Nhà hàng Ash Kickers (Bangkok, Thái Lan) nổi tiếng với những món BBQ theo phương pháp Mỹ. Họ có món thịt hun khói trong 16 giờ, đen thui nhưng rất mềm và mọng nước. Theo Zing