Không nên giám định tâm thần với tội phạm tham nhũng!
Đó là nhận định của ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khi trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật về vấn đề, tại sao thời gian qua bị cáo tội tham nhũng lại bị tâm thần khiến chính các ĐBQH cũng phải lên tiếng…
Ông Đỗ Văn Đương.
Cần rà soát tất cả những vụ hậu tham nhũng là tâm thần
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, việc bị can phạm tội tham nhũng bị tâm thần ngày càng nhiều như hiện nay là do hoạt động giám định tâm thần của ta chưa chặt chẽ nên bị tội phạm lợi dụng. ông nhận định sao về ý kiến này?
Đúng là dư luận có bức xúc, đặt vấn đề hoài nghi tại sao có những Vụ án tham nhũng bị can lại bị tâm thần, sau đó được miễn trách nhiệm hình sự? Có ý kiến phản ánh kết quả như vậy là không đúng vì những đối tượng tham nhũng một cách tinh vi, xảo quyệt, lại chiếm dụng rất nhiều tiền thì sao có thể bị tâm thần? Ý kiến của tôi là không nên giám định tâm thần với những loại đối tượng tham nhũng này. Có thể, khi bị phát hiện thì một số đối tượng phạm tội do suy nghĩ nhiều quá mà có biểu hiện tâm thần thật. Thế nhưng, trong trường hợp này cần phải đưa họ đi chữa trị bắt buộc. Sau khi hồi phục phải đưa những đối tượng đó ra xét xử và bắt họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình.
Theo ông, làm thế nào để hạn chế được hành vi lợi dụng giám định tâm thần để “chạy tội”?
Điều quan trọng trong giám định tâm thần hiện nay là phải khách quan, phải đối chiếu với những hành vi, hậu quả mà người đó gây ra trước khi có biểu hiện tâm thần. Nếu chúng ta thấy kết luận tâm thần không phù hợp cần phải đi trưng cầu giám định lại bằng một hội đồng giám định khác. Theo tôi, tất cả những vụ án tham nhũng mà bị cáo bị tâm thần trước đây cần phải rà soát và tiến hành giám định lại để buộc những người này phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình trước pháp luật. Không thể để họ lợi dụng giám định tâm thần để chạy tội được.
Video đang HOT
Ông có cho rằng, phương pháp giám định tâm thần của chúng ta hiện nay “có vấn đề” nên mới bị tội phạm lợi dụng?
Phương pháp giám định tâm thần của chúng ta hiện nay rất lạc hậu. Theo tôi, điều quan trọng ở chỗ không phải cái gì chúng ta cũng giám định và nên coi kết quả giám định như một nguồn chứng cứ chứ không phải tất cả. Thực chất, tham nhũng là một dạng ăn cắp nên đòi hỏi người ăn cắp phải mưu mô, thủ đoạn và tính toán rất kỹ lưỡng. ấy vậy mà bảo họ bị điên thì liệu ai tin?
Cần có Luật Giám định tư pháp
Hiện nay, việc kiểm soát hoạt động giám định tâm thần do cơ quan nào đảm nhiệm? Theo ông chúng ta đã làm tốt công tác này chưa?
Hiện nay, hầu như tất cả hoạt động giám định đều không có sự kiểm soát, nếu có thì chỉ là kiểm soát thông qua đánh giá, đối chiếu với kết quả giám định, với Hồ sơ vụ án mà thôi. Chúng ta không kiểm soát được phương pháp giám định vì những người nhận trách nhiệm kiểm soát lại không có chuyên môn. Vì thê,ở chúng ta cần một hội đồng giám định liên ngành gồm nhiều bộ phận vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về pháp lý. Ngoài ra người giám định không thể kết luận thay cho cơ quan pháp luật rằng, anh này tâm thần hay không tâm thần. Việc này phải do những nhà khoa học chuyên môn kết luận và cơ quan pháp luật dựa trên đó để định tội, không thể giản đơn hóa việc giám định tâm thần được.
Vậy, làm thế nào để hoạt động giám định tư pháp của chúng ta phát huy hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thưa ông?
Thứ nhất, chúng ta phải có Luật Giám định tư pháp và ban hành những quy chuẩn chuyên môn của từng loại giám định để lấy đó làm căn cứ pháp luật cho hoạt động giám định. Thứ hai, phải có lực lượng giám định viên có trình độ năng lực. Thứ ba phải có cơ sở vật chất hiện đại để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất. Thứ tư là phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động giám định và xử lý thật nghiêm những người đưa ra kết luận gian dối. Tất nhiên tội này đã được quy định trong Bộ luật Hình sự rồi nhưng trên thực tế tôi chưa thấy khởi tố ai đưa ra kết luận giám định gian dối cả.
Nói vậy nghĩa là chúng ta cần đẩy mạnh việc chống tham nhũng trong hoạt động giám định tư pháp? Điều đó chứng tỏ thời gian qua, chúng ta chưa làm thật tốt công việc này, thưa ông?
Tất nhiên, chống tham nhũng trong hoạt động giám định cần phải được chú trọng vì nếu làm không tốt thì chúng ta không thể bóc trần được hành vi tham nhũng của những kẻ phạm tội. Mà chúng ta không làm rõ được thì sẽ bỏ lọt tội, lọt người. Còn thực tế là việc chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp của chúng ta vẫn chưa tốt và đó vẫn là một vấn đề nhức nhối trong dư luận Xã hội. Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng bộ phận này thường có vai trò quyết định và tham nhũng phát sinh từ đây. Đó là một thực tế chúng ta phải thừa nhận mà muốn hạn chế thì cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn.
Trân trọng cảm ơn ông!
ANH VĂN – PHẠM THIỆU
Theo Vietbao
Bộ Xây dựng giúp chủ đầu tư thu lợi ngàn tỉ
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định không thể hồi tố với các trường hợp mua căn hộ theo Thông tư 16
Ngày 26/2, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) - đơn vị "tuýt còi" Thông tư 16/2010 (Thông tư 16) hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trái luật (Báo Người Lao Động ngày 26/2 đã thông tin), khẳng định: Để đấu tranh đòi lại quyền lợi hợp pháp cho những người mua phải căn hộ thiếu nhiều diện tích cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, cả sự chỉ đạo của Chính phủ.
Tổng rà soát thiệt hại
Thiệt hại nặng nề nhất từ Thông tư 16 có lẽ là dân tại chung cư cao cấp 48 tầng Keangnam Hanoi Landmark (TP Hà Nội). Do đều có diện tích lớn nên hầu hết các căn hộ đều "hưởng" khá nhiều cột, hộp kỹ thuật. Hàng loạt hộ dân tại đây bức xúc khi phát hiện căn hộ của mình phải gánh thêm diện tích thuộc sở hữu chung nên tự thuê công ty đo đạc về xác thực diện tích; hộ dân được xác định thiếu diện tích nhiều nhất lên tới trên dưới 70 m2. Nếu tính với giá tiền dao động ở khu vực này từ 2.800-3.000 USD/m2 thì họ đã mất 1-2 tỉ đồng/căn hộ. Bà Trịnh Thúy Mai, chủ căn hộ ở Keangnam, cho rằng với cách tính như Thông tư 16, chủ đầu tư tòa nhà Keangnam đã bỏ túi cả ngàn tỉ đồng. "Chủ đầu tư thì đã về Hàn Quốc, đơn vị quản lý thì liên tục thay đổi người đại diện nên chúng tôi chỉ còn cách khởi kiện ra tòa mà thôi" - bà Mai nói.
Chung cư cao cấp Keangnam Hanoi Landmark (TP Hà Nội) - nơi có những hộ dân được xem là bị thiệt hại nặng nhất từ Thông tư 16 Ảnh: ĐỖ DU
Ngoài Keangnam, còn rất nhiều khu chung cư cao cấp trên cả nước cũng áp cách tính theo Thông tư 16. Theo TS Lê Hồng Sơn, Bộ Xây dựng cần rà soát, thống kê xem đã có bao nhiêu người dân mua phải căn hộ tính theo tim tường, thiếu diện tích. Từ đó, có bức tranh tổng thể về thiệt hại mà họ phải gánh chịu trong suốt 3 năm qua, kể từ khi Thông tư 16 có hiệu lực.
Muốn thì cứ kiện!
Một vị cán bộ của Bộ Xây dựng cho biết trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực thì hầu hết các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư cao tầng đều tính diện tích theo diện tích xây dựng (tim tường bao căn hộ và không trừ các diện tích sàn có cột, tường chung, hộp kỹ thuật). Các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ký trước và sau đó hầu như không xảy ra khiếu kiện. Chỉ gần đây, khi thị trường bất động sản "đóng băng" mới xảy ra khiếu nại tại một số dự án dù hai bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán, có xác định rõ cách tính diện tích và giá bán.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam, khẳng định không thể hồi tố với các trường hợp mua căn hộ theo Thông tư 16. Người dân cho rằng bị chủ đầu tư lừa mua căn hộ thiếu diện tích thì chỉ còn cách là khởi kiện. Để khắc phục, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2014 (sẽ có hiệu lực từ ngày 8/4/2014). Theo đó, bỏ cách tính diện tích căn hộ chung cư theo phương pháp tim tường bao căn hộ.
Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng: "Luật và nghị định không quy định tính diện tích căn hộ chung cư theo phương pháp tim tường nhưng Thông tư 16 vẫn hướng dẫn thì có nghĩa là hướng dẫn trái luật. Điều đó khiến hợp đồng mua bán căn hộ cũng phải vô hiệu, thậm chí có dấu hiệu lừa đảo. Lừa người ta "sở hữu" những cái cột, hộp kỹ thuật trong nhà mà không hề được Quốc hội và Chính phủ quy định".
Phớt lờ chỉ đạo Bà Trần Thị Dung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết tháng 12-2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi hướng dẫn về cách tính diện tích căn hộ chung cư trong Thông tư 16 nhưng Bộ Xây dựng không thực hiện. Tháng 1-2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục đốc thúc thì Bộ Xây dựng mới có phản hồi. Theo bà Dung, Thông tư 16 đã tạo sự thiếu minh bạch của thị trường bất động sản khi chủ đầu tư lợi dụng để tạo giá ảo trên mỗi mét vuông nhằm thu hút người mua nhà. Nếu Bộ Xây dựng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ thì hậu quả có thể đã giảm thiểu.
Theo Thế Kha (Người lao động)
Chất vấn Bộ trưởng Thăng: ĐB lo thảm họa từ đường sắt trên cao Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thăng, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ lo lắng về sự an toàn khi vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thăng, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ lo lắng về sự an toàn khi vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh...