Không nên dùng cam thảo tùy tiện

Theo dõi VGT trên

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng bổ trung ích khí, hóa đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Cam thảo còn gọi là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu Âu. Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ tức cỏ có vị ngọt.

Các kết qủa nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, cam thảo là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng và sức dẻo dai của cơ thể, giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, giải độc, bảo vệ gan, giảm đau, chống vi rút, chống viêm, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể…

Cam thảo là vị thuốc được đại danh y Trung Quốc Lý Thời Trân tôn vinh là “Quốc lão”, nghĩa là vị thuốc có công lao rất lớn. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng bổ trung ích khí (xúc tiến tiêu hóa), hóa đàm chỉ khái (tan đờm chống ho), hoãn cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt), thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Không nên dùng cam thảo tùy tiện - Hình 1

Đặc biệt là tác dụng dược lý như giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván. Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng, đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.

Nó là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

Cam thảo được sử dụng rộng rãi trong các phương thuốc Đông y, do có tác dụng điều hòa các vị thuốc, kéo dài thời gian tác dụng và làm giảm bớt độ độc của các vị thuốc khác. Cam thảo dùng cùng với thuốc ấm thì bớt nóng, dùng với thuốc mát sẽ bớt lạnh; “bổ” không đột ngột, “tả” không quá mãnh liệt.

Video đang HOT

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt cho dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu đó là chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liền 7 – 14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.

Cam thảo có độ độc rất thấp, nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây đầy bụng, nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng. Sách “Bản thảo kinh tập chú” viết: Cam thảo “phản” đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo, không được dùng chung.

Dùng cam thảo không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể, cụ thể sử dụng cam thảo dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6 – 14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Nếu uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Vào mùa hè, nhiều người sử dụng nhân trần và cam thảo để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm.

Theo Đông y, nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn dùng để mát gan, giảm đau đầu, cảm nhiệt. Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi phối hợp lại với nhau sẽ gây hại, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Những ai không nên dùng cam thảo?

Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều, các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi nhau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.

Đối với nam giới, nếu dùng cam thảo với liều lương trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ gây bất lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.

Các trường hợp khác, mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chưa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đáng quan tâm nhất là các triệu chứng tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp.

Nhiều thí nghiệm cho biết dùng dài hạn (trên hai tuần) sản phẩm có chứa glycyrrhizic axit với liều khoảng 500mg mỗi ngày (tương đương khoảng 10g cam thảo) có thể gây ra những phản ứng trên. Cũng có tài liệu cho biết dùng đến 50g cam thảo/ngày trong hai tuần mới dẫn đến huyết áp cao đáng kể. Một quan điểm khác thì cho rằng phần lớn các trường hợp giữ nước, tăng huyết áp rơi vào những người ăn quá nhiều kẹo chứa cam thảo.

Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hằng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Kể cả các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít…; các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo.

Đối với những người đang uống thuốc Tây, người bị bệnh, khi dùng cam thảo phải hỏi ý kiến bác sĩ, đề phòng các tương tác xấu.

Theo VNE

Dùng nhiều cam thảo có thể loạn cơ, loạn tim

Cam thảo là vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh. Tuy nhiên, cam thảo chỉ phát huy được tác dụng nếu dùng đúng cách. Nếu dùng nhiều một lúc có thể gây chứng loạn cơ và rối loạn nhịp tim.

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y và được các danh y tôn vinh là quốc lão, nghĩa là vị thuốc có công lao rất lớn. Vì có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên cam thảo có mặt trong hầu hết các thang thuốc, với vai trò điều hoà các vị thuốc, kéo dài thời gian tác dụng và làm giảm độ độc của các vị thuốc khác.

Dùng nhiều cam thảo có thể loạn cơ, loạn tim - Hình 1

Theo các dược sĩ, trong y học cổ truyền, người ta vẫn sử dụng 3 loại cây cam thảo. Trong đó có cam thảo Nam có tác dụng điều trị tiêu độc, trị bệnh đường tiêu hóa, dạ dày, trị ho.

Một loại cam thảo nữa mà dân gian hay dùng là cam thảo Bắc, loại này chúng ta không trồng được và đa số là nhập về. Chất tạo nên vị ngọt của cam thảo Bắc cũng đóng vai trò là một tá dược, dẫn thuốc đi về các kênh, đi đến các cơ quan để được điều trị. Nó còn có tác dụng hòa hoãn, tức là làm bớt tính nhiệt của một vị thuốc nhiệt quá, hoặc làm bớt tính mát của một vị thuốc mát quá. Ngoài ra, cam thảo Bắc còn được dùng trong những bài thuốc trị họ, trị bệnh đau dạ dày, những bài thuốc bổ, hoặc có tác dụng giảm đau.

Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng trong cam thảo có chứ 6 - 14% glycyrrhizin, cá biệt có loại chứa đến 23%, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza. Nếu dùng nhiều hơn 5 gam glycyrrhizin một lúc có thể gây chứng loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Vì vậy không phải ai cũng có thể dùng được vị thuốc này và cũng không nên sử dụng thường xuyên.

Trong cam thảo còn có thành phần chất có tác dụng kháng viêm nên nếu uống lâu ngày gây giữ nước và gây phù. Đối với người tăng huyết áp nếu uống cũng gây tăng huyết áp.

Ngoài ra, cam thảo có thể gây thải Kali và khi thải Kali thì gây ra nhiều ảnh hưởng trên tim cũng như bị nhược cơ.

Với mỗi người bình thường mỗi ngày không nên dùng quá 2 gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Và cũng không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như: nhân trần, báo bảo thay nước lọc. Cam thảo chống chỉ định với người bị viêm thận, táo bón mãn tính, viêm phế quản, người có huyết áp không ổn định.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024

Tin đang nóng

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024

Tin mới nhất

Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ

09:29:52 19/11/2024
Su hào cực giàu kali nên giúp chế hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn và hỗ trợ hoạt động cơ bắp tốt hơn. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Những mẫu khăn quàng cổ và cách phối độc đáo cho mùa đông

Thời trang

10:06:29 19/11/2024
Khăn quàng cổ không chỉ giữ ấm mà còn là điểm nhấn thời trang đầy cuốn hút. Khám phá ngay những mẫu khăn đẹp mắt cùng cách phối độc đáo, giúp bạn tỏa sáng trong mùa đông này.

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Phát hiện 'khách không mời' trên giường ngủ, người phụ nữ sợ quên cả tiếng Anh

Lạ vui

09:47:33 19/11/2024
Khi trở về nhà , Francielle Dias Rufino thấy vị khách không mời ở trên giường của cô. Francielle căng thẳng tới mức quên cả tiếng Anh, cô hét lên với chồng mình bằng tiếng Bồ Đào Nha.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

Mbappe nguy cơ bị tuyển Pháp ngó lơ

Sao thể thao

09:40:30 19/11/2024
Cựu cầu thủ Louis Saha cho rằng Kylian Mbappe có thể rút lui khỏi tuyển Pháp nếu mâu thuẫn giữa đôi bên không được giải quyết.

Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

Sáng tạo

09:38:00 19/11/2024
Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.

Trước khi tôi về quê, mẹ chồng dúi cho 20 triệu, câu nói sau đó khiến tôi ôm chầm lấy bà mà khóc

Góc tâm tình

08:35:51 19/11/2024
Sau cưới, vợ chồng anh trai tôi chuyển vào miền Nam để sinh sống và lập nghiệp. Cách xa cả nghìn cây số nên anh chị ít khi có dịp được về quê thăm bố mẹ.