Không nên dùng cả 2 chân khi nhấn ga, phanh với xe số tự động
Lái xe số tự động và nhấn ga hoặc phanh bằng cả 2 chân là hành động vừa gây hại cho xe, vừa gây nguy hiểm cho những người ngồi bên trong. Bởi khi sử dụng cả hai chân, tài xế sẽ rất dễ nhầm lẫn chân nào phanh, chân nào ga khi gặp tình huống nguy hiểm.
Vì sao vận hành xe số tự động bằng cả 2 chân gây nguy hiểm?
Thiết kế xe số tự động chỉ có hai bàn đạp phanh, ga và nhà sản xuất khuyến cáo tài xế chỉ sử dụng chân phải để đạp phanh và ga, chân trái nghỉ. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen chân trái phanh, chân phải ga. Đây là một sai lầm nên bỏ, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Tăng áp lực cho chân
Tất cả các dòng xe hơi đều được thiết kế vị trí để chân giúp chân được nghỉ ngơi khi lái xe. Vị trí bàn để chân sẽ giúp một chân không làm việc ở tư thế thoải mái nhất nhằm hỗ trợ người lái giữ cơ thể chắc chắn trên ghế.
Tuy nhiên, nếu lái xe số tự động mà một chân đặt lên phanh và một chân đặt lên chân ga, thì phần chân đặt trên phanh thường phải để hờ khiến cơ thể không được giữ vững và không ổn định. Như vậy, chân sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và rất nhanh mỏi nếu phải di chuyển trong thời gian dài.
Không kịp xử lý trong tình huống bất ngờ
Một vấn đề phổ biến và rất dễ gặp phải với những người lái xe số tự động mà một chân đặt lên phanh và một chân đặt lên chân ga chính là vô tình tăng tốc và không kịp xử lý các tình huống.
Khi gặp vật cản hoặc trong tình huống khẩn cấp người lái có thể bị bất ngờ và lúc này có thể vô tình đạp cả phanh lẫn ga khiến xe dừng lại một cách đột ngột. Việc xe bị dừng một cách đột ngột có thể gây ra nguy hiểm cho người lái và những người ngồi bên trong hoặc gây ra va chạm với các xe khác rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Khi lái xe số tự động sử dụng cả 2 chân sẽ gây nguy hiểm. Ảnh: Anh Tuấn
Đau mỏi người, vẹo cột sống
Xét về thiết kế, bàn đạp xe số tự động nằm lệch về bên phải của chiếc xe, do đó sử dụng thêm cả chân trái để lái xe là sai tư thế. Những người thường xuyên sử dụng cả hai chân để lái xe số dễ gặp phải tình trạng đau mỏi người hoặc cong vẹo cột sống do lái xe sai tư thế.
Các kỹ thuật lái xe số tự động
Với những người mới bắt đầu làm quen với vô lăng các dòng xe số tự động là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiện dụng, nhưng để đảm bảo an toàn người lái cần tìm hiểu về các kỹ thuật khi lái xe số tự động.
Thiết kế bàn đạp trên xe số tự động
Điều đầu tiên cần ghi nhớ khi sử dụng xe số tự động chính là tìm vị trí của chân ga và chân phanh. Hãy quan sát kỹ và ghi nhớ vị trí của chúng để tránh nhầm lẫn trong quá trình lái xe.
Với xe số tự động, phần chân phanh nằm bên trái, chân ga bên phải. Khi lái xe chỉ nên sử dụng chân phải để đạp phanh hoặc ga. Còn chân trái nên đặt vào bệ để chân chứ không dùng để lái xe. Hãy bỏ qua thói quen khi lái xe sử dụng cả hai chân như khi điều khiển xe số sàn trước đó.
Các ký hiệu trên hộp số tự động
Để việc lái xe được an toàn, người lái cũng cần tìm hiểu những ký hiệu trên hộp số tự động. Ghi nhớ những ký hiệu cơ bản trên cần số tự động này sẽ giúp việc điều khiển xe dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn.
Số D: Viết tắt từ DRIVE, tức là lái xe theo hướng phía trước
Số R: Viết tắt từ REVERSE, đây là lệnh chỉ dẫn người lái điều khiển xe theo hướng lùi.
Số N: Hay còn được gọi là MO và được sử dụng khi xe dừng đèn đỏ, ngã tư. Khi chuyển cần số cần đảm bảo giữ chân phanh để tránh xe bị lùi sau hoặc tiến về trước.
Số P: Một số dòng xe có thể yêu cầu đạp phanh trước khi thực hiện chuyển sang một số khác. Số P sẽ được sử dụng khi xe đứng yên bởi nó có thể khóa hộp số.
Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Người lái sẽ sử dụng số 1 khi đang điều khiển xe trong thời tiết xấu, các đoạn đường sình lầy, đồi dốc nhằm tăng tốc xe.
Số 2: Số 2 được áp dụng khi lái xe trong thời tiết xấu, vượt xe khác hoặc cần nhiều sức mạnh hơn. Người lái sẽ chuyển từ trạng thái số 1 sang số 2.
Số S: Viết tắt của từ SPORT, đây là chế độ lái thể thao được thiết kế trên xe số tự động.
Chạy bao nhiêu km thì phải thay dầu hộp số cho ô tô?
Việc thay dầu hộp số tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không để ý và thay đúng thời điểm sẽ khiến động cơ ô tô hư hỏng nhanh chóng không ngờ.
Theo các chuyên gia, hộp số tự động trang bị cho ô tô gồm 2 loại: Hộp số tự động có que thăm dầu (hộp số hở) và hộp số tự động không có que thăm dầu (hộp số kín).
Các nhà sản xuất ô tô đều khuyến cáo nên thay dầu hộp số tự động cho ô tô sau mỗi 50.000km đối với xe có hộp số hở. Còn hộp số kín, những người có kinh nghiệm sử dụng khuyên nên thay sau khoảng 120.000 - 150.000km.
Các hộp số tự động sử dụng dầu truyền động riêng có tên gọi là ATF (Automatic Transmission Fluid) đóng vai trò truyền công suất động cơ, bôi trơn các bánh răng, ổ đỡ...
Các nhà sản xuất ô tô đều khuyến cáo nên thay dầu hộp số tự động cho ô tô sau mỗi 50.000km đối với xe có hộp số hở
Do đó, dầu hộp số có một số yêu cầu rất khắt khe như có tính chất chống tạo bọt, giữ được độ lỏng ở nhiệt độ thấp, chỉ số độ nhớt ít thay đổi... Vì vậy, khi thay phải lựa chọn loại dầu thích hợp.
Ngoài ra, mỗi nhà sản xuất lại có yêu cầu khác nhau về lịch thay dầu hộp số. Do vậy, trước hết hãy tìm hiểu thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.
Về kỹ thuật, việc xả dầu hộp số tự động phức tạp hơn so với dầu máy nên cần phải xả sạch dầu ở đáy các-te và trong biến mô.
Trước khi xả dầu, cần làm nóng động cơ, sau đó tháo bu-lông xả dầu hộp số tự động dưới đáy các-te để dầu thoát ra hết, rồi tiếp tục xả dầu trong biến mô. Trong thời gian xả dầu, cần phải cho xe nổ máy và vào số để lượng dầu trong biến mô được đẩy hết ra ngoài.
Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo Xe ô tô số tự động mặc định là dễ dàng điều khiển hơn xe số sàn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn phải di chuyển trên cung đường đường đèo dốc, khúc khuỷ,.. cần lưu ý hơn để đảm bảo lái xe an toàn. Dưới đây là những kinh nghiệm "bỏ túi" để giúp tài xế lái ô tô số tự động...