Không nên dự trữ Tamiflu khi cúm vào mùa
Tamiflu là thuốc kê đơn, không được sử dụng tùy tiện hay dự trữ trong nhà gây lãng phí.
Nền nhiệt độ ở miền Bắc những ngày qua giảm, chênh lệch giữa ngày và đêm cao, cùng với tình trạng ô nhiễm, làm gia tăng các ca mắc cúm. Nhiều người tìm mua tamiflu – thuốc trị cúm, để dự trữ trong nhà và uống dự phòng.
Ảnh minh họa
“Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân chưa có nhiều đột biến, chủ yếu bị cúm nhẹ”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, nhận định.
Theo Cục Y tế Dự phòng, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.
Riêng cúm A có thể gây biến chứng ở những nhóm đặc biệt như trẻ dưới hai tuổi, người trên 65 tuổi hoặc người có bệnh mạn tính như hen, viêm phế quản mạn, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, bệnh về gan, thận… Người suy giảm miễn dịch như HIV, ghép tạng phải uống thuốc chống thải ghép, bệnh khớp uống thuốc chống viêm… cũng trong nhóm nguy cơ.
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Tamiflu không được tùy tiện sử dụng
Tamiflu là loại thuốc kháng virus được chỉ định điều trị cúm. Thuốc chứa hoạt chất oseltamivir, là thuốc kê đơn, không được sử dụng tùy tiện. “Tuy nhiên, không phải cứ bệnh cúm là sử dụng Tamiflu”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Do đó, người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm. Nếu mắc cúm thông thường, không cần dùng đến Tamiflu. “Kể cả bệnh nhân cúm nặng, chúng tôi có thể điều trị bằng thuốc khác, không có tamiflu cũng không ảnh hưởng”, bác sĩ nói.
Riêng trường hợp xét nghiệm thấy cúm A, bệnh nhân sẽ được khám, kê đơn điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Trường hợp nặng, bác sĩ có chỉ định đặc biệt. Nếu mắc cúm thông thường, không cần dùng đến Tamiflu.
“Đừng sợ cúm, kể cả cúm A/H1N1 cũng chỉ là cúm mùa, không cần lo lắng quá mức”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cho biết cúm diễn biến biến chứng bác sĩ mới dùng đến thuốc tamiflu, không dùng để ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, tamiflu là thuốc kê đơn, được chỉ định với nhóm có nguy cơ như người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, biến chứng viêm phổi…
Vì vậy, tự ý mua tamiflu có nguy cơ mua phải thuốc trôi nổi, không có nguồn gốc. Người mua tamiflu cũng không nắm được liều lượng và chỉ định sử dụng dễ bị tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, hô hấp thậm chí gây co giật. Điều trị cúm bằng tamiflu tại nhà còn dẫn đến bỏ sót bệnh và thời gian vàng điều trị bệnh.
Dự trữ Tamiflu gây lãng phí
Theo bác sĩ Dũng, dự trữ tamiflu là thói quen nguy hại, gây lãng phí, khiến giá thành tăng vọt. Tháng 12 năm ngoái, tamiflu bị cạn kiệt trên thị trường và tăng giá lên tới gấp ba đến bốn lần. Do đó, khi có dấu hiệu, người bệnh nên đi khám, không tự ý mua thuốc tamiflu dễ dẫn tình trạng kháng thuốc sau này. Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không tự ý mua hay dự trữ trong nhà.
“Chưa kể, đối với bệnh nhân cúm A, sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng, sử dụng Tamiflu không có tác dụng”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, bác sĩ khuyến cáo người dân tuân thủ thực hiện 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” để giữ an toàn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, tiêm vaccine phòng bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Quả chiêu liêu hồng trị bệnh đường hô hấp
Quả chiêu liêu hồng Đông y gọi là kha tử (Fructus Terminaliae chebulae) là quả chín phơi sấy khô của cây chiêu liêu hồng. Kha tử có chứa các acid amin, các chất đường, các tanin, chất làm săn da...
Kha tử có polysaccharid có tác dụng giảm ho mạnh hơn codein.
Các tanin là kháng sinh tự nhiên có tác dụng: kháng nấm, kháng khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella typhi, pseudomonas aeruginosa), kháng virus (cúm A, cúm B, rhinovirus, adenovirus, Coronavirus, Herpes simple virus...) là tác nhân gây các bệnh đường hô hấp, nguy hiểm nhất là viêm phổi và suy giảm hệ thống miễn dịch. Kha tử còn có tác dụng nâng cao sức để kháng.
Kha tử vị chua chát. Tính bình. Vào các kinh: phế, đại tràng, có công dụng liễm phế, giáng hỏa, lợi hầu họng, sáp trường, chỉ tả.
Kha tử nhục: Rửa sạch quả kha tử, ngâm nước nóng 80oC trong 10 phút, vớt ra để khô nước, đập cho dập quả rồi tách thịt ra, bỏ hạt. Cắt thành miếng nhỏ đều nhau rồi phơi hoặc sấy khô (nên cắt 2 đoạn đầu quả trước vì đây là nơi thịt quả dày nhất, sau mới bóc nốt phần còn lại). Bảo quản trong lọ khô sạch, để dùng khi cần (không bị mốc bao giờ).
Cách dùng: Ngậm trực tiếp miếng kha tử nhục (tiện nhất là trước khi ngủ) trong miệng rồi nuốt nước (khi thấy nhạt thì nuốt bã, thay miếng khác) để chữa ho có đờm và ho khan, ho dai dẳng, viêm phế quản mạn tính, viêm họng đỏ, viêm thanh quản (người đã dùng kháng sinh hoặc các thuốc khác chữa các bệnh này vẫn không khỏi thì phải ngậm kha tử nhục 24h chỉ trừ lúc ăn uống và giao tiếp).
Chữa khản tiếng, mất tiếng. Phòng chống cúm và các bệnh đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây nên. Ngày dùng từ 3-6g kha tử nhục (dùng liều cao ngay 1 lúc có tác dụng tẩy cho người táo bón).
Chữa viêm đại tràng: hàng ngày ngậm và nuốt nước thường xuyên kha tử nhục hoặc sắc nước 5g kha tử nhục làm nước uống cả ngày. Chữa ho cho trẻ sơ sinh: mẹ nhai và nuốt kha tử nhục hàng ngày để tăng sức đề kháng trong sữa cho con bú.
Quả kha tử.
Phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc có kha tử
Kha tử mật ong: Cho kha tử nhục vào lọ rộng miệng rồi rót mật ong vào vừa ngập. Đóng nút lọ, ngâm trong 30 ngày là dùng được. Khi dùng cũng ngậm như trên.
Kha tử dùng cho trẻ em: kha tử nhục 10g sắc 3 lần với nước cô lại còn 150ml cho thêm 50ml mật ong (10ml thuốc có 0,5g kha tử). Trẻ 12 tháng uống mỗi lần 5ml thuốcx3 lần/ngày. Trẻ 24 tháng uống mỗi lần 7ml thuốcx3 lần ngày. Trẻ 36 tháng uống mỗi lần 10ml thuốcx3 lần ngày. Trị các bệnh ho, viêm họng.
Bài thuốc có kha tử: Chữa ho lâu ngày: Kha tử nhục 6g, đảng sâm 10g, mạch môn đã bỏ lõi 10g. Sắc 3 nước, cô lại còn 300ml, thêm 30ml mật ong rồi chia làm 3 lần uống trong ngày (sáng, tối,và trước khi ngủ đêm). Dùng liên tục đến khi khỏi.
Chữa ngộ độc thức ăn: Kha tử nướng chín 5 quả, hoàng liên 6g, mộc hương 6g. Làm bột mịn chia làm 3 lần uống trong ngày. Chiêu với nước sôi ấm.
Chữa khàn tiếng mất tiếng (giáo viên hoặc ca sĩ, người dẫn chương trình,...) dùng một trong các bài thuốc sau:
Khàn tiếng, mất tiếng do phế hư: Kha tử nhục 5g, mạch môn bỏ lõi, thiên môn bỏ lõi, ô mai bỏ hạt, a giao: mỗi thứ 10g, sinh địa, đương quy, nhân sâm, bạch linh, mỗi thứ 12g. Sắc 3 nước cô lại còn 300ml rồi thêm 30ml mật ong, chia làm 6 lần uống/ngày. Khi uống ngậm thuốc nuốt dần từng ít một.
Khàn tiếng, mất tiếng do phong nhiệt: Kha tử nhục 5g, mạch môn bỏ lõi, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử: mỗi thứ 10g. Vỏ núc nác khô 12g, thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà diệp, cam thảo bắc; mỗi thứ 6g. Sắc 3 nước cô lại còn 300l rồi thêm 30ml mật ong chia làm 6 lần uống/ngày.
Phòng và chữa khàn tiếng mất tiếng: Kha tử nhục 10g làm bột mịn. Ô mai bỏ hạt 40g mật ong 40ml. Đánh nhuyễn ô mai rồi trộn với bột kha tử cho thật đều cuối cùng cho mật ong vào trộn đều làm thành khối dẻo, chia thành 50 viên. Mỗi lần ngậm 1-2 viên.
Kiêng kỵ: Ho do phế thực nhiệt. Tiêu chảy do cảm lạnh: không dùng.
Thuốc chữa tiểu đường của Mỹ chứa chất có thể gây ung thư Đây không phải lần đầu tiên công ty dược phẩm trên thế giới tự nguyện thu hồi loại thuốc này. CNN đưa tin Công ty dược phẩm Nostrum Laboratories Inc. vừa tự nguyện thu hồi 2 lô thuốc trị tiểu đường type II metformin. Nguyên nhân được đưa ra là loại dược phẩm này có chứa hợp chất tiềm ẩn nguy cơ gây...