Không nên đo đếm Tết cổ truyền Việt về kinh tế!
“Không nên đo đếm một sinh hoạt văn hóa quan trọng như ngày Tết âm lịch bằng việc xem xét dưới góc độ kinh tế về tính lãng phí. Tết âm lịch là một cái gì đó rất thiêng liêng…”.
Đi lễ chùa ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Trong ảnh: một gia đình đi lễ chùa Thiên Mụ (Huế) sáng sớm mùng 1 tết 2016 – Ảnh: CHÂU ANH
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà nghiên cứu dân tộc học VN, TS Nguyễn Văn Huy (giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học VN) chia sẻ những suy nghĩ của ông về tập tục Tết cổ truyền Việt.
Ông nói:
- Không nên đo đếm một sinh hoạt văn hóa quan trọng như ngày Tết âm lịch bằng việc xem xét dưới góc độ kinh tế về tính lãng phí. Tết âm lịch là một cái gì đó rất thiêng liêng, ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ ngàn xưa. Một tập tục đẹp, có ý nghĩa nhân văn rất lớn với cả người đã khuất lẫn cả người đang sống, từ già đến trẻ.
Tết âm lịch còn gắn với sự tuần hoàn của vũ trụ, về những chu kỳ của Mặt trời, Mặt trăng phù hợp với thời tiết, khí hậu của nước ta. Tết âm lịch là một sinh hoạt văn hóa phi vật thể đặc sắc, độc đáo và phổ biến nhất của nước ta.
* Theo ông, những nét văn hóa dân tộc độc đáo nào của Tết cổ truyền VN cần được chú trọng để duy trì, phát triển bởi nó sẽ là nền tảng giữ gìn văn hóa dân tộc bền vững?
- Nét đẹp của Tết cổ truyền là mời ông bà, tổ tiên về với con cháu. Tết, con cái về với cha mẹ, ông bà. Tết với thầy. Tết của con trẻ. Tính nhân văn đó nay được nhân thêm với tết cho người nghèo, khó.
* Những gì nên hạn chế từ quản lý đến ý thức người dân để Tết cổ truyền không thành một khoảng thời gian “ăn chơi cho đã”?
- Nên hạn chế cờ bạc, rượu chè be bét và đặc biệt ăn chơi cả tháng. Hết tết nên bắt tay vào việc ngay là phong cách mới cần xây dựng. Đây là điều chúng ta vẫn thường nói, nhưng không phải ai cũng làm được.
* Tết kéo theo lễ hội, tháng giêng là tháng ăn chơi… Lễ hội kéo dài khắp trong Nam ngoài Bắc có phải là một nét văn hóa của dân tộc, hay phải nhìn nó như một sự… lạc hậu, kém văn minh?
- Văn hóa VN trước hết và cội nguồn của nó là văn hóa làng. Nhà, làng, nước là kết cấu văn hóa cổ truyền của người Việt.
Mỗi làng có những phong tục, tập quán riêng và đặc biệt có vị thành hoàng, vị thần bảo hộ cho dân làng riêng. Hằng năm, dân làng mở hội để cầu mong vị thành hoàng làng tiếp tục bảo vệ và phù hộ cho dân làng bình an, mùa màng tươi tốt, công việc hanh thông…
Cả làng cùng chuẩn bị hội, cùng chăm sóc đình làng hay miếu, nơi thờ các vị thần linh và tổ chức rước các vị. Đó là một nét văn hóa đẹp nhất của người Việt, sao lại nghĩ nó lạc hậu, kém văn minh?
Video đang HOT
Nhiều làng, mỗi làng mở hội của mình mà thời gian theo tập tục, thường vào các ngày giỗ hay ngày sinh của vị thần. Cho nên người ta cảm thấy hội kéo dài, nhưng thực thì chỉ là hội của làng. Dân làng nào phục vụ hội làng ấy.
Một số hội có tính khu vực thì thu hút dân trong khu vực. Tôi thấy các hội làng là sinh hoạt không thể và không nên thay thế bởi nó đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
* Đúng là không thể phủ nhận có rất nhiều lễ hội gắn với thời tiết, mùa màng, cảnh quan thiên nhiên như lễ hội chùa Hương, lễ hội Chử Đồng Tử… nhưng cũng không ít lễ hội khiến người dân phản ứng như tục chém lợn, lễ chọi trâu… Ông nghĩ có nên “chỉnh đốn” lễ hội bằng quan điểm văn hóa mới từ cấp quản lý địa phương?
- Mỗi làng có phong tục riêng của mình và truyền từ biết bao đời nay. Các phong tục hiến sinh là rất đặc sắc với mỗi hội. Mỗi làng đều có lý do giải thích vì sao lại có tập tục như vậy, dân làng thì tin và làm theo.
Các tập tục hiến sinh này thường chỉ bó hẹp trong phạm vi dân làng, một cộng đồng rất nhỏ. Tôi rất tiếc nhiều khi truyền thông làm cho nó to chuyện lên như chuyện “chém lợn”, chọi trâu. Chọi trâu ở những nơi có truyền thống thì không sao, nhưng chọi trâu để kinh doanh thì cần chỉnh đốn.
* Những biến tướng của lễ hội như lễ hội đền Trần thành nơi cầu bổng lộc quan trường, đền Bà Chúa Kho là nơi vay tiền ảo để kinh doanh thật… theo ông có đáng lo ngại, lỗi tại ai và có cách nào “sửa chữa” không?
- Đến đền Bà Chúa Kho là một nhu cầu của xã hội. Hãy tạo điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu ấy. Những người đi lễ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình theo nhận thức và dư luận xã hội. Một số nơi muốn khuếch trương du lịch đã làm thay đổi hoặc biến tướng ý nghĩa của hội làng, hội đền.
Trải qua mấy thập kỷ rồi, những thay đổi như vậy vẫn tiếp diễn và đúng là có cái đáng lo ngại thật. Điều quan trọng là hội làng thì cứ để dân làng lo liệu, đừng biến thành công việc riêng của Nhà nước. Các quan chức, nhất là quan chức cấp cao, nếu có dự cũng nên đi với tư cách cá nhân, tốt nhất là không nên đến vào những ngày nhạy cảm nhất…
* Cách nào để mỗi địa phương có thể làm tốt nhất việc của mình khi chọn cách “ứng xử” với lễ hội quê mình, để dân yên mà quê phát triển?
- Cách ứng xử tốt nhất với các hội làng (tôi không muốn gọi lễ hội, mà là hội làng như xưa vẫn gọi) là hãy khuyến khích dân làng làm chủ hội làng của mình bằng việc tham gia các quyết định liên quan đến sự thay đổi, bổ sung bất cứ tập tục nào liên quan đến truyền thống hội làng của mình. Có vậy hội làng mới là của dân làng và người ta mới quan tâm bảo vệ.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, TS Nguyễn Hùng Vĩ:
Văn hóa Tết cổ truyền của VN độc đáo, cần bảo lưu
Đây là một di sản lễ hội bậc nhất trong các di sản lễ hội vì những lý do: cho toàn dân, bất kể là ai, kể cả những người mất quyền công dân VN; cho tất cả mọi tộc người trên đất nước VN, đây là kết quả của trường kỳ phát triển lịch sử dân tộc mà không một lễ hội tôn giáo nào, tín ngưỡng nào sánh tày.
Tết là kỷ niệm của ký ức toàn cộng đồng được lưu truyền trên 2.000 năm từ khi sử dụng âm lịch, ký ức tập thể đó do triệu triệu con người lưu truyền và giữ gìn nó.
Tâm thức hướng nguồn trong lễ tết vô cùng mạnh mẽ, đạo lý uống nước nhớ nguồn bùng phát vào đêm giao thừa không trăng càng thêm thiêng liêng. Tết bùng nổ các hành động từ thiện, chứa đựng tính nhân văn của tổ tiên ta.
Tết chứa đựng những kỳ vọng về tương lai của từng đời người. Tết đoàn viên mọi người về gia đình, gia tộc, làng nước. Đó là những giá trị cần bảo lưu. Tuy nhiên, văn hóa luôn vận động, tiếp biến.
Hội nhập văn hóa không phủ định những giá trị truyền thống. Văn hóa nhân loại vốn luôn luôn “ngoại lai”, không có khái niệm văn hóa thuần chủng. Không có sự tiếp biến sẽ trở thành một thực thể văn hóa “cá biệt” trên thế giới.
Còn những yếu tố tiêu cực thì tôi cho rằng việc ăn chơi cho “đã” trong ngày thường cũng chẳng thiếu gì, hà cớ gì tết. Nhưng ăn tết thì nên biết hạn chế những gì vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những tôn chỉ, những quy định của các tổ chức chính trị xã hội mà mình là thành viên.
Tham gia giao thông mà bia rượu vượt quy định, đốt pháo trái quy định, cờ bạc phạm pháp, tiêu pha tốn kém… cần phải điều chỉnh sớm. Ý thức thượng tôn pháp luật là hàng đầu. Nghĩ cho cùng, những quy định đó trước hết có ích cho từng người, sau mới là sự vui vẻ, ổn định, tiết kiệm cho toàn xã hội.
Nhà nghiên cứu văn hóa TRẦN ĐÌNH SƠN (TP.HCM): Nên giản lược phần cúng bái
Tết truyền thống của mình, từ xưa vốn rất quan trọng, bởi vì nước ta là nước nông nghiệp nên lấy Tết âm lịch để định ra những chương trình hoạt động nghề nông trong năm. Ngày nay, đất nước đang ngày càng công nghiệp hóa nên không còn quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi” như trước nữa. Theo tôi, nên có một vài điều chỉnh về tết cho phù hợp.
Trước tiên, chúng ta nên giản lược việc cúng bái và nên chuẩn bị tết là dịp để vui chơi, đoàn tụ gia đình. Dịp này con cháu sum họp đoàn viên với cha mẹ, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên như một hình thức thay thế lễ tạ ơn của Âu – Mỹ để tạ ơn tiền nhân, suy nghĩ đến ân đức tổ tiên, ông bà cha mẹ. Còn tết truyền thống ở nước ta thì cúng bái rất nhiều khiến con cháu mệt mỏi.
Bây giờ giới trẻ không thể đủ thời gian và sự kiên nhẫn để làm những việc như trước. Nếu được như vậy thì ngày tết nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn, không làm người trẻ cảm thấy phiền phức, thậm chí còn chán nản.
Sẽ có người hỏi rằng tết Việt vốn nghiêng về lễ và nó như một đặc trưng của văn hóa dân tộc, nếu giản lược đi thì văn hóa phai nhạt? Tôi cho rằng khi nghiêng về lễ sẽ nặng về sự cúng bái.
Vì chúng ta quá nặng chuyện cúng bái nên người trẻ cảm thấy đó như là một sự lỗi thời. Cần phải chuyển hóa sao cho nhẹ nhàng hơn, trở thành một ngày đoàn tụ, một dịp tri ân tổ tiên ông bà, cha mẹ của mình và gặp gỡ nhau trong ngày đầu năm mới. Như vậy cái tết sẽ là dịp để người sống gặp gỡ, thể hiện tình cảm, quà biếu…
Chúng ta không bỏ lễ, mà giản lược bằng hương trầm hay hoa quả… nhằm nhẹ bớt chuyện cúng bái và chú trọng việc sum họp, đoàn tụ của con cháu, anh em từ xa về hoặc đi thăm hỏi, vui chơi…
Mình cũng hành lễ tổ tiên ông bà, chúc mừng cha mẹ nhưng không bày ra chuyện “kính như tại” mà mỗi ngày phải ba buổi cúng bái trà nước, mâm cỗ… Tôi nghĩ như vậy với mong muốn có sự điều chỉnh cho phù hợp với đời sống hiện nay, tức là vẫn giữ gìn được truyền thống tết, mang được một ý nghĩa cho người sống dễ chấp nhận, dễ thực hiện hơn.
(Theo Tuổi Trẻ)
Cuộc đời chỉ một lần, sao phải "khổ nhục vì Tết"?
Cuộc đời chỉ có một lần, thời gian sống sẽ trôi qua vù vù, nếu không sống theo ý mình, năm tháng sẽ trôi vuột đi. Hãy dũng cảm sống theo ý mình muốn mới đúng là Vui Như Tết.
Nào, hãy trung thực với lòng mình đi, Tết sướng hay khổ và sướng khổ với ai?
Trước Tết, đàn ông đã phải bạc mặt với những cuộc rượu tất niên. Được mời không đi không được, không đi không yên tâm, mối quan hệ tình cảm và công việc có thể sẽ bị ảnh hưởng, lúc gặp nhau sẽ khó ăn khó nói. Khổ nỗi, những mối quan hệ như vậy thì dầy đặc, chưa kể liên quan tất niên với bạn học, hội đồng niên, hội thể thao, hội ngành nghề, hội ăn chơi... tóm lại là dạ dày của lũ đàn ông quảng giao cứ mỏng dần, gan cứ xơ cứng dần mà mặt cũng ngày càng bạc hơn khi ngày Tết càng gần.
Chồng sẽ thông báo với vợ những nơi cần biếu quà, giá trị bao nhiêu cho tương xứng mối quan hệ và tiềm năng làm ăn cho tương lai. Vợ sẽ căng đầu làm kế toán, thêm bớt chi tiêu số tiền chồng đưa được gọn gàng nhất.
Quá trình mua sắm bắt đầu với hàng trăm món đồ. Và cả xã hội sẽ như vậy, cho nên đường xá sẽ chật cứng, tắc nghẹt thở. Trong tâm tưởng mỗi người, không ít những tiếng chửi thề câm lặng và sự căm ghét với Tết cũng nảy sinh.
Hãy dũng cảm sống theo ý mình muốn mới đúng là Vui Như Tết.
Ai bảo vui như Tết?
Đúng là với một số người sẽ vui hơn Tết bởi tiền về ùn ùn, nhưng với người nghèo, đấy là cơn ác mộng khi sự khác biệt giàu nghèo được phô ra trơ trụi không trốn vào đâu được.
Với người phụ nữ Việt Nam, những mối quan hệ xã hội chỉ là một mặt trận. Việc cúng lễ theo văn hoá truyền thống là bắt buộc, rồi quà cáp cho họ hàng nội ngoại, cúng ông bà tổ tiên, bát đũa dọn dẹp..., Do vậy khi Tết đến, người phụ nữ Việt có lẽ là khổ nhất.
Đối với những người ít tiền, khi đi chơi hay khách đến nhà, việc mừng tuổi trẻ con cũng thành gánh nặng, khó xử. Có những trường hợp, đứa trẻ bóc lì xì, kiểm tra số tiền vừa nhận, đôi khi làm người vừa đưa không khỏi ngại ngần.
Nói vậy không có nghĩa là Tết không vui, bởi khi ấy gia đình xum họp đầm ấm, quần áo đẹp xúng xính ra đường, tha hồ selfie ghi lại những khoảnh khắc rạng ngời sắc xuân. Căn nhà sẽ rộn lên tiếng cười trong trẻo của con trẻ, lòng ông bà sẽ ngân lên những giai điệu ấm áp hạnh phúc. Nhưng so với những nỗi vất vả kia thì những giây phút hạnh phút ấy quá ít ỏi. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi để làm sao Tết sẽ vui hơn, sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Trước hết, việc biếu xén trong mối quan hệ công việc là một tập tục theo quan điểm cá nhân của tôi là sự cầu cạnh, mưu lợi, là không trong sáng. Chỉ ở Việt Nam, khi bộ máy vận hành dựa trên quan hệ riêng tư thì việc biếu cấp trên mới coi là điều bình thường.
Trong một xã hội dân chủ thì một món quà có giá trị, lập tức sẽ được nhìn nhận là một sự mua chuộc cầu lợi mờ ám ngay lập tức. Việc biếu xén cho quan hệ tình cảm cũng vậy, chỉ nên quan tâm tới những người già, người bệnh, cô đơn, sao cho món quà được thắm đượm nhiều tình người nhất, có nhiều ý nghĩa nhất.
Có người cho rằng con cái đi chơi xa trong ngày Tết là bất hiếu với bố mẹ, là không phải với ông bà tổ tiên. Tại sao chỉ nhìn hình thức bên ngoài để kết luận bản chất như thế? Đừng mang truyền thống, tập tục ra để đè lên con người, để khước từ hạnh phúc giản dị họ đáng phải có. Chăm sóc ông bà, nhớ tới ông bà tổ tiên có cả một năm, đâu phải chỉ mấy ngày Tết? Đi chơi cho vợ chồng con cái có thời gian yên tĩnh bên nhau, hưởng sắc xuân trong thanh thản đầm ấm riêng tư, chẳng phải là điều tốt sao?
Hơn nữa, mỗi gia đình, mỗi cá nhân có cách riêng tận hưởng cuộc sống, sao cứ phải theo một công thức chung? Để hạnh phúc được, mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy chỉ nên làm những gì con tim mình mách bảo, dám sống theo ý mình cho là phải, đừng làm miễn cưỡng hay chấp thuận làm theo tập tục, ý muốn của những ngừoi xung quanh hay của xã hội.
Cuộc đời chỉ có một lần, thời gian sống sẽ trôi qua vù vù, nếu không sống theo ý mình, năm tháng sẽ trôi vuột đi và chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc bị mất cắp. Hãy dũng cảm sống theo ý mình muốn, chỉ khi làm thế thì Tết mới đúng là Vui Như Tết.
(Theo Vietnamnet)
"Con đường đào quất" lớn nhất Hà Nội Trên suốt trục đường Láng - Bưởi - Lạc Long Quân kéo dài khoảng 10 km, đào quất đổ về bạt ngàn từ nhiều ngày nay để phục vụ người dân Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Bắt đầu từ Ngã Tư Sở, hàng nghìn cành đào được tập kết dày đặc hai bên đường Láng từ nhiều ngày nay. Xem:...