Không nên để thịt, cá trong tủ lạnh quá 7 ngày
Thịt, cá đông lạnh dễ bị biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng. Người thường xuyên ăn loại thực phẩm này dễ sinh bệnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang Health, ngày nay hầu hết gia đình sắm tủ lạnh để dự trữ thức ăn. Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Thịt cá bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu.
Video đang HOT
Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.
Cần lưu ý, sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất, chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ dùng trong 1-2 ngày.
Theo VNE
Tại sao phải uống nước trước khi tập thể dục buổi sáng?
Cơ thể qua một đêm dài đã tiêu hao hết lượng nước hôm trước. Nếu sau khi thức dậy, bạn không uống nước mà tập thể dục ngay sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm tăng độ dính của máu, lâu dài sẽ sinh bệnh.
Ảnh minh họa: Health.
Theo các chuyên gia sức khỏe trên trang Health, nước là thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Mỗi ngày, trung bình một người nên uống khoảng 2 lít nước, đặc biệt vào buổi sáng, khi cơ thể đã tiêu hao hết lượng nước đêm hôm trước thì việc bổ sung kịp thời sẽ giúp giảm độ dính của máu, thanh lọc máu, thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu và sự trao đổi chất. Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể ngay từ sáng sớm sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng thải độc tố, giúp phòng chống các bệnh liên quan tới thận.
Những người thường không uống nước vào buổi sáng có thể làm cho máu dễ bị cô đặc, cơ thể thiếu nước dẫn đến tình trạng khô da, nứt nẻ môi, viêm họng, táo bón. Tình trạng này càng tồi tệ hơn đối với những người có thói quen vừa bước xuống giường là tập thể dục ngay, cơ thể sẽ bị thiếu hụt lượng nước trong suốt thời gian vận động, về lâu dài có thể dẫn đến bệnh tim mạch, huyết áp.
Vì thế mọi người được khuyên nên tăng cường uống nước vào buổi sáng. Tốt nhất hãy đợi khoảng 30 phút cho nước ngấm đến tất cả cơ quan nội tạng rồi mới tập thể dục. Như thế sẽ thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn, giảm độ kết dính của máu, giảm đáng kể nguy cơ về bệnh huyết áp, tiêu hóa và nhồi máu cơ tim.
Uống nước lạnh vào buổi sáng có thể gây cảm giác khó chịu nên bạn có thể khắc phục bằng cách uống một cốc nước ấm và uống từ từ. Có thể hòa thêm một ít mật ong vào nước uống sẽ dễ uống hơn đồng thời hạn chế tình trạng hạ đường huyết khi vận động vào buổi sáng.
Theo VNE
Sinh bệnh do bữa sáng chỉ uống sữa Tôi là đàn ông đã có gia đình và hai con. Tôi có thói quen 2 năm nay là mỗi buổi sáng trước khi đi làm không ăn sáng mà uống một ly sữa tươi hâm nóng. Vậy về lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Tôi làm công việc văn phòng nên không tốn nhiều sức lực lắm, hiện...