Không nặng lời đe dọa để “lột” lì xì của con, mẹ trẻ có cách thông minh khiến trẻ tự giác giao nộp một cách hào hứng
Không cần phải nặng lời răn đe, dọa nạt mà các bé vẫn tự giác giao nộp tiền lì xì, mẹ trẻ khiến nhiều người thán phục.
Lì xì cho trẻ nhỏ là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hành động này xuất phát từ một sự tích dân gian, mang ý nghĩa giúp trẻ xua đi được bệnh tật, xui xẻo và mang đến những may mắn, sức khỏe trong năm mới.
Tuy nhiên, sau khi trẻ nhận lì xì thì việc sử dụng số tiền ấy như thế nào, ai là người quản lý cũng gây ra không ít vấn đề. Đặc biệt, trẻ nhỏ ngày nay thường được lì xì một số tiền không hề nhỏ, từ vài trăm nghìn cho tới hàng chục triệu. Thế nên, việc để các con tự giữ, tự chi tiêu không có cha mẹ nào yên tâm. Nếu con không “ném” vào các hàng ăn thì cũng phung phí vào mua sắm, tiệm internet. Không chỉ gây lãng phí tiền bạc, các con còn có thể trở nên sa ngã vì những thói hư tật xấu khi tiêu tiền không suy nghĩ.
Do đó, các bậc phụ huynh mỗi dịp Tết bên cạnh lo mua sắm, thu chi, trang trí nhà cửa… thì cũng rất quan tâm việc dạy con quản lý tiền lì xì.
Mới đây, trong một hội nhóm dành cho các bậc phụ huynh đã có chia sẻ cách khiến con tự giác giao nộp tiền lì xì nhận được nhiều sự quan tâm. Cụ thể, tài khoản facebook này chia sẻ: “Em bắt 2 đứa nhỏ góp nửa tiền lì xì mua tủ lạnh mới cho vợ chồng em xài. Xong cứ khách đến nhà là con nó bảo: đồ nhà con toàn con bỏ tiền ra mua”.
(Ảnh chụp màn hình)
Chẳng cần phải ra sức nịnh nọt bằng lời lẽ ngọt ngào, cũng không cần phải nặng lời răn đe, dọa nạt, người mẹ này áp dụng một chiêu cực thông minh để 2 con tự giác giao nộp tiền lì xì: góp tiền mua đồ có giá trị trong gia đình.
Sau khi mua xong, các bé ý thức được rằng mình đã có công không nhỏ nên rất tự hào, ai tới nhà cũng khoe: “Đồ trong nhà con toàn con bỏ tiền ra mua”. Điều này có thể không đúng lắm nhưng cũng không có vấn đề gì, quan trọng nhất tiền lì xì của con đã được sử dụng một cách ý nghĩa và con thì rất vui vẻ, hào hứng.
Tiền lì xì của con sử dụng thế nào cho hợp lý vẫn là một bài toán khó với các bậc phụ huynh. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau khi bài đăng này được chia sẻ, nhiều cha mẹ cũng chia sẻ ý kiến. Một số ca ngợi tán đồng với cách làm này, một số khác thì cũng nêu ra phương pháp của mình để mọi người tham khảo:
- Kêu gọi “nhà nước và nhân dân” cùng làm cũng là một cách… Dân chủ vì các bạn ấy được bàn bạc và quyết định một số việc cùng bố mẹ, được chia sẻ, được có cảm giác mình quan trọng. Chưa kể, khi món đồ đó do chính các bạn bỏ tiền ra mua thì sẽ có ý thức giữ gìn hơn. Đặc biệt, các bạn còn được định hướng cách tiêu tiền. Vậy tại sao không nhỉ?
- Nỗi khổ không của riêng ai khi Tết về. Nhà em mẹ thu tiền lì xì của con xong chia nhỏ ra từng tháng thành tiền tiêu vặt, còn thừa thì chia đến sang năm ạ.
- Nhà em bố mẹ hướng dẫn con chi tiêu, con tự quản lý tiền mừng tuổi. 1 đứa lớp 7, 1 đứa lớp 1, bọn chúng muốn mua cho bản thân thì tham khảo ý kiến bố mẹ, các dịp đặc biệt mẹ sẽ ỉ ôi để bọn chúng tự giác mua quà cho mẹ.
- Tối qua “zai” nhà em cũng bảo: Con sẽ cố gắng học để có tiền mua điều hòa để cả nhà dùng. Của đáng tội nhà em chuyển nhà mới nên chưa tháo điều hòa nhà cũ về lắp nhưng nghe con nói mát cả ruột mặc dù tối nào cũng phải hò con học.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều cách cha mẹ có thể áp dụng để hướng dẫn con sử dụng tiền lì xì hợp lý. Với mỗi gia đình có thể “tùy cơ ứng biến”. Tuy nhiên, dù thế nào cha mẹ cũng nên chú ý tới cảm xúc của con, hãy để bé được tham gia vào việc quyết định sử dụng tiền lì xì và thoải mái với phương án đó.
Theo Helino
Thấy con gái tự giác dậy sớm học bài, bố mỉm cười tới xoa đầu nhưng điếng người vì sự thật
Sáng tỉnh giấc, người bố rất bất ngờ khi cô con gái nhỏ đã tự giác ngồi học. Tuy nhiên, sự thật lại thật hài hước.
Trẻ nhỏ mẫu giáo hoặc mới vào tiểu học thường rất mải chơi, không thích học. Và việc các bé tự giác ngồi vào bàn làm bài tập dường như là điều "hiếm có khó tìm". Thậm chí, không ít trường hợp bố mẹ phải ngồi kè kè bên cạnh kèm cặp mới ép được các con vào khuôn khổ.
Tuy nhiên, ngày nay các bé thật sự lắm chiêu trò khiến bố mẹ cũng sửng sốt. Và khi phát hiện sự thật, bố mẹ cũng không biết nên khóc hay cười...
Ông bố vui mừng khi thấy con gái chăm chỉ học hành.
Trên internet gần đây xuất hiện câu chuyện về cô bé 6 tuổi rất chăm chỉ, tự giác, xứng đáng làm tấm gương cho những đứa trẻ khác. Người bố này kể lại, một buổi sáng tỉnh giấc, ông sửng sốt khi thấy con gái đã ngồi trước bàn học và vẫn mặc đồ ngủ.
Ông rất hạnh phúc, nở nụ cười thật tươi. Người bố cho rằng con gái mình sau 1 thời gian được bố mẹ dạy dỗ đã tiếp thu được và trở nên tự giác. Thật là triển vọng!
Thế nhưng nụ cười ấy đã tắt ngóm khi người bố tiến lại. Ông âu yếm xoa đầu con gái nhỏ và phát hiện chẳng phải con mình đang ngồi học. Bên trong bộ đồ ngủ màu vàng đó là con gấu bông nhằm tạo hiện trường giả. Ông bố không nói nên lời trước trò trước trò lừa đảo của con gái.
Nhưng sự thật khiến ông bố không biết nên khóc hay nên cười.
Còn dân mạng xứ Trung thì đưa ra nhiều bình luận đa chiều. Một số xuýt xoa khen ngợi đứa trẻ này có IQ cao nên mới nghĩ tới chiêu cao tay này: "Thật đỉnh quá", "Trí tuệ không tồi nha", "Dù không chăm chỉ nhưng cô bé có IQ tuyệt đấy", "Thật hài hước"...
Không ít dân mạng lại nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, cho hay: "Tôi từng như vậy khi còn trẻ", "Tôi thấy hình bóng mình trong cô bé này", "Tôi cũng từng chán học và phải nghĩ đủ trò để trốn đó"...
Bên cạnh đó, một số đưa ra bình luận nghiêm túc hơn. Họ cho rằng cha mẹ đã quá khắt khe nên cô bé 6 tuổi mới phải làm trò đó. Với học sinh tiểu học, học hành chỉ là chuyện nhỏ. Cha mẹ nên tạo niềm vui, sự hứng thú cho các bé nhiều hơn.
Với trẻ tiểu học, cha mẹ nên tìm cách khiến trẻ cảm thấy hứng thú với chuyện học hành hơn. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ nên làm sao khi con không thích học?
1. Tạo môi trường học tập vui vẻ
Để trẻ thích việc học hơn cha mẹ hãy đừng đặt nhiều kỳ vọng, đừng khiến không khí trở nên nặng nề. Hãy khiến con học như chơi, chơi lồng ghép học, như thế con sẽ tự khắc bớt sợ hãi việc học bài, làm bài tập.
2. Cha mẹ chính là niềm cảm hứng
Cha mẹ nên là người tạo ra cảm hứng học hành cho con cái. Trẻ sẽ nhìn thái độ của cha mẹ, nên nếu cha mẹ có thái độ tích cực và tạo được cảm hứng cho con thì chắc chắn các bé sẽ không còn sợ học.
3. Không thúc ép, so sánh
Thái độ của cha mẹ đối với thành tích của con cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chuyện trẻ thích học hay không. Bản thân trẻ khi đi học cũng ý thức được mình cần phải học tốt, học giỏi nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thông minh, học nhanh, nắm chắc. Nếu thành tích con chưa như mong muốn, cha mẹ lại thúc ép và so sánh càng khiến con bị tổn thương, chán ghét việc học mà thôi. Vì vậy, cha mẹ nên nhìn nhận vào khả năng thực tế của con để vạch ra các kế hoạch học tập phù hợp.
4. Khen thưởng và kỷ luật song hành
Dùng phần thưởng để con có động lực học tốt. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý khi thưởng. Bởi lẽ, việc làm này vô tình tạo cho trẻ suy nghĩ, học để được thưởng. Hãy xác định rõ với con việc học là của con, tốt cho bản thân con chứ không phải học để được thưởng.
Ngược lại, nếu như con đã cam kết hoàn thành bài học này trong buổi tối mà lại không xong, cha mẹ có thể đưa ra hình phạt. Chú ý không nên dùng đòn roi, lời nói gây sát thương. Kỷ luật có thể đơn giản là việc cắt đi những đặc quyền của con như xem TV, xem iPad, đi chơi vào cuối tuần...
Theo Helino
Ngủ dậy không thấy con trai đâu, Ly Kute sang phòng bên nhìn thấy cảnh tượng bất ngờ không thốt lên lời Bé Khoai Tây mới hơn 3 tuổi nhưng đã rất tự giác và chăm chỉ. Ai nấy đều xuýt xoa khen ngợi cậu bé sau khi Ly Kute bật mí câu chuyện buổi sáng lạnh giá. Khoai Tây là con trai của Ly Kute, chào đời cuối tháng 3/2016. Tới giờ, cậu bé mới hơn 3 tuổi nhưng đã tỏ ra rất thông...