Không muốn sống tuổi già 1 mình, 3 người bạn thân góp 30 tỷ xây “nhà chung” gần 20.000m2: Lập di chúc từ trước khi chuyển vào ở
Ba người phụ nữ đã quyết định góp tiền để chung sống khi về già.
Quyết định táo bạo của 3 người phụ nữ
Năm 2012, Christina Guerra và chị gái Michelle Douthitt đều trải qua nỗi đau mất chồng chỉ trong vòng vài tháng. Thay vì chìm trong đau thương, họ quyết định “tái thiết lập” cuộc đời bằng một quyết định táo bạo, nhưng đầy ý nghĩa với họ.
Cùng với người bạn lâu năm Muriel Lanford, ba người đã bán nhà và dùng số tiền thu được để mua một khu đất rộng hơn 20.000 m ở Fair Oaks Ranch, bang Texas, với giá 175.000 USD.
Mục tiêu của họ không chỉ dừng lại ở việc có một nơi an cư mà còn muốn xây dựng một khu phức hợp độc đáo, nơi họ có thể cùng nhau già đi trong sự bình yên và hỗ trợ lẫn nhau. Dù ý tưởng này đã khiến nhiều người ngạc nhiên và có phần hoài nghi, họ vẫn kiên định với con đường đã chọn.
Khu phức hợp này nằm giữa rừng cây.
Để hiện thực hóa giấc mơ, nhóm bạn đã tìm đến Felix Ziga, một kiến trúc sư tài năng từ San Antonio, và Jimmy Sikkink, chủ sở hữu của Triple R Custom Homes. Hai chuyên gia này đã hợp tác để thiết kế và xây dựng một không gian sống hoàn hảo cho cả ba người.
Năm 2017, họ chính thức chuyển vào sống tại khu nhà mà họ lấy tên là “Tierra de Dios”. Tổng chi phí dự án đạt khoảng 1,2 triệu USD (tương đương khoảng 30 tỷ VNĐ), bao gồm giá đất và chi phí xây dựng. Số tiền này được chia đều giữa ba người. Đối với họ, khoản tiền này không chỉ mang lại một không gian sống lý tưởng mà còn là một sự đầu tư để bảo đảm về an toàn và tinh thần.
Ba người phụ nữ đã quyết định góp tiền để chung sống khi về già.
Lanford cho biết: “Là một y tá đã nghỉ hưu, cả đời tôi từng chứng kiến nhiều người già bị ngã tại nhà và phải đến vài ngày sau mới được phát hiện. Đó là điều tôi luôn lo sợ, nhưng giờ đây, tôi hoàn toàn yên tâm vì biết rằng sẽ luôn có người quan tâm đến mình khi cần.”
Thiết kế đặc biệt để tìm ra sự cân bằng hoàn hảo
Khu phức hợp bao gồm một ngôi nhà chính rộng 221 m với ba không gian sống riêng biệt cho mỗi người và một ngôi nhà khách rộng 177 m dành riêng cho Lanford. Ngoài ra, toàn bộ khuôn viên còn được bố trí sân hiên, gara và các tiện ích khác để tối ưu hóa sự thoải mái.
Video đang HOT
Mặt trước của khu phức hợp.
Khu phức hợp được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu sống bền vững và thoải mái khi tuổi già. Các ngôi nhà hạn chế sử dụng bậc thang, lối đi được thiết kế phẳng, đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển. Hệ thống tay vịn trong phòng tắm, công tắc đèn đặt ở độ cao thấp và không gian rộng rãi là những chi tiết giúp tăng tính an toàn và tiện nghi.
Ziga, kiến trúc sư của dự án, nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất khi thiết kế cho nhiều người là phải cân nhắc kỹ càng ý kiến của tất cả và tìm ra sự cân bằng hoàn hảo.”
Ziga (trái) và Jimmy Sikkink (phải) trên khu đất Fair Oaks Ranch.
Mỗi người trong nhóm đều có những yêu cầu riêng biệt cho không gian sống của mình. Lanford là người yêu thiên nhiên nên mong muốn căn nhà của mình có nhiều cửa sổ lớn để kết nối với không gian bên ngoài. Guerra, người nhạy cảm với ánh sáng, lại yêu cầu một phòng thiền tĩnh lặng và hệ thống cửa trượt có rèm chắn sáng. Trong khi đó, Douthitt dành sự ưu tiên cho thú cưng của mình nên cần một cánh cửa riêng dành cho chó.
Lối vào
Cảnh quan xung quanh.
Ngoài những không gian riêng tư, ngôi nhà chính còn được bố trí một phòng khách, phòng bếp và khu vực ăn uống mở rộng để tạo không gian tụ họp. Một phòng ngủ dành cho khách và người chăm sóc trong tương lai cũng được thiết kế sẵn sàng.
Sống cùng nhau nhưng tôn trọng không gian riêng
Cuộc sống chung của ba người không chỉ là chia sẻ không gian mà còn là sự phối hợp hài hòa trong các công việc hàng ngày. Mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau để đảm bảo ngôi nhà hoạt động trơn tru.
Lanford có biệt tài làm vườn nên phụ trách chăm sóc khuôn viên và đảm nhận các công việc sửa chữa nhỏ. Bà cũng chịu trách nhiệm quản lý tài chính của khu phức hợp, từ thanh toán hóa đơn đến cân đối chi tiêu. “Tôi thích các con số vì thế việc này rất phù hợp với tôi,” Lanford nói vui.
Cảnh quan nhìn từ boong quan sát trên tầng 2.
Phòng khách trong ngôi nhà chung.
Guerra, với biệt danh là “bậc thầy mặc cả,” đảm nhiệm việc tìm kiếm các giao dịch tốt nhất khi mua sắm đồ dùng cho khu nhà. “Tôi là người luôn cố gắng tìm cách tiết kiệm chi phí,” bà chia sẻ.
Douthitt lại tập trung vào việc duy trì sự thoải mái cho mỗi cá nhân và chăm sóc thú cưng. Bà cho biết: “Mỗi người có một thế mạnh riêng, và chúng tôi đã tìm ra cách để kết hợp chúng một cách hoàn hảo.”
Chi phí sinh hoạt hàng tháng được chia đều, với hóa đơn tiền nước khoảng 30 USD/người và tiền điện lên tới 100 USD/người vào những tháng mùa hè cao điểm. Dù các khoản chi không nhỏ, họ đều đồng ý rằng cảm giác an toàn và tình bạn mà họ có được là vô giá.
Khu nhà không chỉ là một nơi để ở mà còn là biểu tượng cho tình bạn bền chặt và sự đoàn kết. Cả ba người đều đồng ý rằng quyết định này là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời họ, mang lại sự bình yên và hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời.
Ba người phụ nữ chọn hình thức hợp danh để trở thành người đồng sở hữu của khu phức hợp. Nhưng để bảo vệ khoản đầu tư cá nhân, mỗi người đều lập một bản di chúc nêu rõ cách phân chia phần tài sản trong trường hợp bản thân đột ngột qua đời.
Người đàn ông nhận đền bù đất 39 tỷ đồng sau 17 năm mua nhà: Chủ cũ quay về đòi tiền, lại được tòa án chia cho 30%
Người đàn ông Trung Quốc ngỡ ngàng khi bị chủ cũ quay lại đòi nhà và đòi tiền đền bù đất, dù giao dịch mua bán đã hoàn thành từ lâu.
Mua đất giá rẻ không giấy tờ, bị chủ cũ đòi lại
Năm 2001, người đàn ông tên Du Bảo ở làng Thuận Nghĩa, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bán mảnh đất rộng 530m2 cho ông Hà Đại Hải người Tứ Xuyên với giá 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng) để chuyển vào khu vực trung tâm.
Trước đó, đất nhà Du Bảo gần như không có nhiều giá trị, ít người hỏi mua còn Hà Đại Hải kinh tế eo hẹp nên giao dịch giữa 2 bên nhanh chóng được diễn ra.
Du Bảo viết tay một biên bản thỏa thuận mua bán nhà, ký tên và giao cho Hà Đại Hải đồng thời khẳng định sẽ không bao giờ lấy lại nhà. Tuy nhiên không có giấy tờ nào được công chứng hay có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Vợ Hà Đại Hải tỏ ra nghi ngờ nhưng vì sợ Du Bảo sẽ rút lại ý định bán nhà giá rẻ nên vội vàng đưa tiền rồi chuyển đến sống.
Ngôi nhà của gia đình họ Hà sau khi mua lại từ Du Bảo.
Nhiều năm trôi qua, gia đình Hà Đại Hải vẫn sống khá chật vật vì lo chữa bệnh cho con trai còn Du Bảo đã lên chức ông nội, cuộc sống khá viên mãn. Tuy vậy ông lại cảm thấy không hài lòng vì gia đình 3 thế hệ chung sống trong căn nhà 90m2. Điều này khiến Du Bảo nhớ về mảnh đất hơn 500m2 rộng rãi ở quê đã bán giá rẻ cho người khác, bỗng chốc cảm thấy hối hận.
Cho đến năm 2011, Du Bảo nghe tin ngôi nhà cũ có khả năng bị phá dỡ và được bồi thường nên quyết định tìm đến gia đình Hà Đại Hải để mua lại mảnh đất với giá gốc 30.000 NDT. Tuy nhiên Hà Đại Hải không đồng ý, với số tiền này thì hiện nay chẳng thể có nơi nào để ở. Du Bảo tức giận lập tức kiện ông Hà ra tòa. Trên thực tế biên bản thỏa thuận mua bán đất của họ không có hiệu lực pháp lý nên trước giờ Du Bảo vẫn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người chủ cũ Du Bảo muốn đòi lại nhà sau khi nghe tin được đền bù đất.
Theo đúng quy định của pháp luật Trung Quốc, toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng nhà vô hiệu, trao lại ngôi nhà cho Du Bảo nhưng yêu cầu người đàn ông này bồi thường cho gia đình Hà Đại Hải 800.000 NDT (2,7 tỷ đồng) tương đương giá nhà theo thị trường ở thời điểm đó. Du Bảo không có đủ số tiền này trong tay, việc phá dỡ lại không chắc chắn nên ông ta lưỡng lự chưa muốn bồi thường, điều này tương đương với việc không lấy lại quyền sở hữu. Cuối cùng gia đình Hà Đại Hải tiếp tục sống trong căn nhà như cũ.
Chủ cũ - chủ mới đều được nhận tiền đền bù
Năm 2018, làng Thuận Nghĩa (Bắc Kinh) xác định những ngôi nhà sẽ bị phá dỡ, một mảnh đất 530m2 như của gia đình họ Hà có thể được bồi thường khoảng 11,35 triệu NDT (39,6 tỷ đồng). Gia đình Hà Đại Hải chưa vui mừng được bao lâu thì Du Bảo một lần nữa xuất hiện để đòi tiền đền bù. Ông rất tự tin lần này mình có thể giành được khoản bồi thường kếch xù nên vô cùng đắc ý còn vợ chồng Hà Đại Hải chỉ biết bất lực ra toà.
Vợ chồng Hà Đại Hải.
Tại toà, ông Trần Kiến Nhật, Trưởng phòng Quản lý đền bù đất của Ủy ban Phát triển Nhà ở và Đô thị Nông thôn khu vực, lên tiếng phản đối việc ông Du nhận toàn bộ tiền bồi thường từ phá dỡ. Người này cho biết Du Bảo không còn hộ khẩu tại làng Thuận Nghĩa do chuyển đi từ gần 20 năm trước, đồng thời từ năm 2011 ông đã từ bỏ quyền sở hữu căn nhà.
Chính vì vậy nếu xét tình hình thực tế thì người sử dụng đất hiện nay chính là gia đình họ Hà. Chưa kể chính sách đền bù của Chính phủ Trung Quốc thời điểm này đưa ra các điều khoản bồi thường có lợi cho người mất nhà do phá dỡ, trong khi đó Du Bảo không bị bất cứ ảnh hưởng nào. Du Bảo nghe vậy không thể đưa ra bất kỳ lý lẽ phản biện nào.
Cuối cùng, Tòa án ra phán quyết kết thúc vụ tranh chấp kéo dài cả chục năm này: 70% số tiền bồi thường sẽ được trao cho gia đình Hà Đại Hải cùng 259,7m2 đất tái định cư còn Du Bảo nhận 30% cùng 111,3m2 đất tái định cư.
Vụ việc tại đất nước tỷ dân cũng là lời nhắc nhở nên mua bán bất động sản một cách minh bạch, rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, không vì ham rẻ mà để những nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ 9 năm trước, bố dượng của mẹ tôi sẵn lòng bán nhà cửa, kỷ vật để giúp con riêng của vợ trả nợ. Nhờ ơn ông, mẹ tôi vượt qua khó khăn, vực gia đình đi lên. Ông ngoại ruột mất từ lúc mẹ tôi 10 tuổi. Chồng mất sớm, một mình bà ngoại tảo tần nuôi 5 con thơ dại. Bà có...