Không muốn sinh thêm con, vợ còn đòi ly hôn sau câu nói của chồng
Mỗi lần nói đến việc sinh thêm con trai, vợ tôi đều tỏ vẻ khó chịu. Chỉ vì một câu nói của tôi lúc tranh cãi, cô ấy còn hờn dỗi đòi ly hôn.
Vợ chồng tôi năm nay 33 tuổi, đều là công nhân cho một công ty sản xuất hàng gia dụng. Dù ở tỉnh lẻ lên Hà Nội làm công nhân, nhờ thu nhập ổn định lại biết tính toán tiết kiệm nên chúng tôi đã mua được nhà để “an cư lạc nghiệp”.
Cuộc sống gia đình tôi về cơ bản là ổn. Chỉ có điều chúng tôi sinh hai cô con gái và vợ tôi không hề có ý định sinh thêm, dù rằng tôi là con trai một và là cháu đích tôn trong nhà.
Tôi đã nhiều lần tỉ tê bàn với vợ cố gắng sinh thêm một thằng cu, trước hết là “có nếp có tẻ”, sau nữa là đông con cho vui cửa vui nhà. Nhưng lần nào bàn tới chuyện này, vợ tôi cũng gạt đi, nói rằng “dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”.
Vợ tôi hai lần sinh con đều bị tiểu đường thai kỳ, lần sau nặng hơn lần trước. Trong suốt quá trình mang thai, có những thời điểm phải nằm viện hàng tháng liền để kiểm soát tình trạng bệnh.
Cô ấy phải ăn uống theo chỉ định của bác sĩ với thực đơn rất khắt khe. Vì không thể ăn uống và bổ sung dinh dưỡng thoải mái, đầy đủ như những thai phụ bình thường nên cô ấy hầu như không tăng cân và con rất nhẹ cân. Song cả hai lần sinh nở đều an toàn, thuận lợi.
Vợ tôi không muốn sinh thêm con, còn đòi ly hôn nếu tôi cố ép (Ảnh minh họa: KBS).
Sau khi sinh con gái thứ hai, vợ tôi nói rằng sẽ không sinh thêm nữa. Nhưng vợ tôi nói là một chuyện, có cần sinh thêm hay không lại là chuyện khác.
Bố tôi là con cả trong nhà nên tôi là cháu đích tôn. Bố mẹ tôi chỉ có mỗi mình tôi là con trai, sau khi đã sinh ba cô con gái.
Dù thời đại có tiến bộ, chuyện trai gái không còn quá quan trọng như xưa. Nhưng ấy là người ta cứ nói thế thôi, thâm tâm ai chẳng muốn nhà “có nếp có tẻ”.
Huống hồ ở quê tôi, chuyện phải có “thằng chống gậy” còn khá nặng nề, nhất là tư tưởng của các bậc ông bà, cha mẹ lớn tuổi.
Lần nào về quê, bố mẹ tôi cũng hỏi định lúc nào thì sinh nữa? Mẹ tôi nói, vợ tôi nhiều tuổi rồi, càng để muộn càng khó khăn.
Mà thời đại bây giờ muốn sinh con trai đâu khó khăn như xưa, nếu cần hỗ trợ từ những phương pháp tiến bộ của y học, bố mẹ sẵn sàng bán đất để cho vợ chồng tôi tiền kiếm người nối dõi.
Thấy bố mẹ tôi già rồi, lại còn mong mỏi cháu trai như vậy, phận làm con, tôi thật sự day dứt khi chưa làm cho các cụ yên lòng khi tuổi đã xế chiều.
Video đang HOT
Vài hôm trước, sau khi đi ăn đầy tháng con của một người bạn thân về, tôi nói với vợ rằng, chúng tôi nên có kế hoạch sinh con. Nếu cần, có thể tìm bác sĩ giỏi, theo bác sĩ để sinh con như ý muốn.
Nhưng vợ tôi vừa nghe đến chuyện này liền như “đỉa phải vôi”. Cô ấy nói, nhà có hai đứa con gái thông minh, ngoan ngoãn thế kia là được rồi.
Với lại, mỗi lần mang thai, cô ấy đều bị tiểu đường thai kỳ, có thể nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Cô ấy không muốn mạo hiểm tính mạng mình chỉ để khiến người khác vui lòng.
Vợ tôi càng nói càng gay gắt, khó nghe khiến tôi nổi cáu:
- Em chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ gì cho anh, cho bố mẹ, cho gia đình dòng họ anh à?
- Hai lần em sinh nở, hai lần em đều phải nhập viện, vất vả, khổ sở và lo sợ thế nào anh cũng thấy rồi. Tiểu đường thai kỳ có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Anh xem, nếu em mang thai rồi chẳng may có mệnh hệ gì thì anh một mình nuôi con được không hay lại lấy vợ khác? Rồi cuối cùng ai là người khổ?
- Nếu sinh, em có mệnh hệ gì hay không thì chưa chắc. Nhưng nếu em không sinh thì nhà anh chắc chắn “tuyệt tông tuyệt tự”. Hơn nữa sống chết có số cả rồi, không phải cứ sợ chết là sẽ chết đâu.
Tôi vừa dứt lời, vợ tôi liền đỏ mặt rồi òa lên khóc. Cô ấy nói, tôi vô tâm vô tình, coi nhẹ sức khỏe và tính mạng của vợ.
Cô ấy cho rằng, tôi chỉ nghĩ đến việc phải có một đứa con trai chứ không hề lo lắng vợ mình có thể sẽ nguy hiểm, con mình có thể sẽ mồ côi.
Cuối cùng, cô ấy vừa khóc vừa hét lên: “Em đã bảo không đẻ là không đẻ nữa. Em cũng biết em quan trọng như thế nào với anh rồi.
Chúng ta ly hôn đi. Ly hôn rồi anh có thể tìm một người đẻ con theo ý muốn của anh. Em sẽ nuôi hai đứa con gái của em thành người”.
Những lời nói của vợ khiến tôi giận càng thêm giận. Tại sao cô ấy cứ làm quá mọi chuyện lên rồi sau đó lại cho rằng tôi độc ác, nhẫn tâm?
Tôi không phải không lo lắng, không quan tâm. Tôi đã tìm hiểu rồi, người ta thống kê ở Việt Nam cứ trung bình 7 phụ nữ mang thai thì có một người mắc tiểu đường thai kỳ.
Các bà mẹ mang thai hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng cách quản lý thai kỳ chặt chẽ, khám thai định kỳ, sàng lọc trước sinh đầy đủ.
Còn những tai biến gặp khi sinh nở là rủi ro, ai cũng có thể gặp, đâu riêng gì tiểu đường thai kỳ. Vậy mà vợ tôi cứ làm như thể tôi xui cô ấy đi vào cửa tử không chút xót thương.
Mấy hôm nay, vợ tôi không nói chuyện với tôi, chỉ trả lời khi tôi hỏi, ngoài ra không có ý muốn tương tác với chồng. Thậm chí, cô ấy còn nhắc đi nhắc lại việc tôi viết đơn ly hôn để cô ấy ký, hay là để cô ấy chủ động viết đơn.
Vợ chồng chúng tôi bên nhau đã 8 năm, cùng nhau vượt qua bao vất vả, đồng sức đồng lòng để vun vén, xây dựng gia đình như ngày hôm nay.
Bây giờ, tôi đang mắc kẹt ở giữa, một bên là bố mẹ, một bên là vợ. Ở vai trò là con hay là chồng, tôi đều rất khổ tâm.
Làm thế nào để có thể vừa là người con có hiếu, vừa là người chồng, người cha tốt?
Trong một lần cãi nhau, vợ buột miệng nói ra bí mật về con trai
Vợ chồng anh có với nhau 1 con trai, là cháu đích tôn của cả dòng họ, vì thế được mọi người cưng chiều hết mực.
Một lần cãi nhau, trong cơn tức giận vợ anh đã nói ra một sự thật gây sốc.
Vợ chồng anh Trương và chị Lý ở Trung Quốc có với nhau 1 con trai, là cháu đích tôn của cả dòng họ, vì thế được mọi người chăm sóc, cưng chiều hết mực.
Tuy nhiên, sự chào đời của cậu bé không "cứu vãn" được mối quan hệ hôn nhân đang dần rạn nứt của vợ chồng anh Trương. Anh Trương và chị Lý thường xuyên nảy sinh cãi vã từ chuyện to đến chuyện nhỏ.
Sau một thời gian bất hòa, hai người đều thấy không còn tình cảm với nhau nên đã quyết định ly hôn. Anh Trương và gia đình tìm mọi cách để giành quyền nuôi con trai vì cậu bé là cháu đích tôn của dòng họ. Con trai cuối cùng cũng được tòa phán quyết để anh Trương nuôi.
Vợ chồng anh Trương sau đó vẫn tiếp tục mâu thuẫn, nguyên nhân là vì chuyện thăm con. Hai người không chỉ cãi nhau, nhiều lúc còn lao vào "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Trong một lần cãi nhau, chị Lý trong cơn tức giận đã buột miệng nói ra bí mật rằng con trai không phải là con đẻ của anh Trương.
Hai vợ chồng cãi nhau lộ ra chuyện con trai không phải con ruột của chồng. Ảnh minh hoạ
Lời nói của chị Lý khiến anh Trương bán tín bán nghi, bắt đầu ngẫm lại mọi việc mới thấy con trai quả thực không có nét nào giống mình, cả về ngoại hình lẫn tính cách, cuối cùng quyết định đi làm xét nghiệm ADN.
Kết quả trả về cho thấy anh Trương và con trai quả thực không cùng huyết thống. Sự thật này là cú sốc lớn với cả dòng họ nhà anh Trương. Mẹ anh buồn bã và suy sụp tới mức đổ bệnh. Trong khi đó, anh Trương chịu đả kích và tổn thương, không còn thiết tha làm gì, sống như một "bóng ma", công việc cũng vì thế mà ảnh hưởng khá nhiều.
Anh Trương sau đó đã trả lại con cho vợ cũ nhưng thấy không thể chịu được nỗi uất ức đó nên đã đệ đơn kiện lên tòa, yêu cầu bồi thường với số tiền lên đến hơn 100.000 NDT (khoảng 300 triệu đồng), gồm khoản hỗ trợ nuôi con và thiệt hại tinh thần.
Xuất hiện tại tòa, chị Lý đã gửi lời xin lỗi tới anh Trương và gia đình anh. Hai bên cuối cùng quyết định hòa giải. Chị Lý bồi thường cho chồng cũ hơn 40.000 NDT (gần 140 triệu đồng).
Phụ nữ ngoại tình và những hậu quả đau lòng để lại
Những đứa trẻ là người chịu hậu quả nặng nề nhất
Và hậu quả chính là những đứa con phải chịu đựng. Đứa con là sợi dây vô hình ràng buộc giữa hai người. Cho dù có tiếp tục sống với nhau, thì tình cảm cũng chẳng thể nào mặn nồng được như trước thậm chí cáu gắt, tranh cãi, đánh chửi lẫn nhau, và tất nhiên có con nào muốn bố mẹ chúng trở nên như vậy.
Còn nếu quyết định chia tay, thì chính đứa con của bạn là người chịu thiệt thòi lớn nhất bởi chúng không được lớn lên trong một môi trường có trọn vẹn tình yêu thương của cha, mẹ, chẳng thể nhận được đầy đủ sự yêu thương chăm sóc như những đứa trẻ khác.
Ảnh minh hoạ
Phải bị động... ly hôn
Một khi phụ nữ đã bị "bắt tại trận" sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải "ly hôn bị động". Sau cuộc ly hôn, nếu không có công việc ổn định thì chất lượng cuộc sống của họ tất yếu sẽ tuột dốc rất lớn, chưa kể nếu phải nuôi con một mình và đối mặt với dư luận thì cuộc sống sẽ càng chông chênh hơn.
Không nhận được sự cảm thông từ xã hội
Với phụ nữ một khi đã ngoại tình thì rất ít khi nhận lại được sự tha thứ từ chồng và cảm thông từ xã hội. Ngay cả chính với bản thân mình, đôi khi họ luôn sống trong dằn vặt và tự trách móc bản thân và không tha thứ cho chính hành động của mình.
Phụ nữ ngoại tình không khác gì tự kí vào tờ ly hôn mình viết sẵn. Dù cho người chồng có yêu vợ bao nhiêu đi chăng nữa thì hình ảnh vợ quấn quýt thân mật bên người đàn ông khác sẽ không thể nào xóa được ra khỏi tâm trí họ.
Tổn hại tinh thần
Khi vướng vào mối quan hệ ngoài luồng, bạn sẽ luôn sống trong trạng thái lo âu, sợ hãi. Bạn sợ bị người ta phát hiện nên suốt ngày chăm chăm xóa tin nhắn, kiểm tra mail,... Suốt ngày tâm trí bạn chỉ nghĩ đến việc xóa dấu vết nên làm việc không hiệu quả.
Làm xấu hình ảnh bản thân
Khi bạn vướng vào ngoại tình, mọi người sẽ nhìn bạn bằng con mắt khác, không chỉ khinh bỉ, dè bỉu mà họ luôn xăm soi nhất cử nhất động của bạn. Hãy nhớ, dù họ cười nói với bạn nhưng thật tâm, họ chỉ muốn bạn biến mất khỏi mắt họ.
Vợ muốn sinh nhiều con, chồng lo lắng dọa ly hôn Cuộc sống của gia đình anh N.S vốn rất yên ấm, nhiều người phải ghen tị. Thế nhưng, bất đồng nảy sinh khi vợ anh liên tục đòi sinh thêm con. Anh N.S (Thái Bình) vô cùng chán nản khi chia sẻ câu chuyện của bản thân. Theo anh N.S, anh và vợ yêu nhau, lấy nhau theo tiếng gọi con tim. Hai...