Không mua qua thương nhân Trung Quốc, Singapore trực tiếp mua vải thiều, thủy sản từ Việt Nam
Singapore đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu sản xuất trong bối cảnh nguồn cung từ thị trường Trung Quốc bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.
Thay vì mua qua thương nhân Trung Quốc, Singapore đã tìm đến các nhà cung ứng từ Việt Nam.
Trực tiếp sang Việt Nam mua vải thiều
Năm 2020, lần đầu tiên, những container vải thiều của huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Singapore với số lượng hàng trăm tấn ngay trong lần “xuất quân” đầu tiên.
Đáng chú ý, nếu mọi năm, Singapore thường mua vải thiều của Việt Nam qua các doanh nhân Trung Quốc thì nay, các doanh nghiệp của đảo quốc sư tử đã trực tiếp đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam thay vì đi đường vòng.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (giữa) thăm nhà sơ chế, đóng gói, bảo quản vải thiều xuất khẩu của Công ty CP Ameii Việt Nam. Ảnh: Trần Tuấn.
Ông Trịnh Văn Thiện – Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, các năm trước doanh nhân Trung Quốc thường sang thu mua vải thiều, sau đó xuất khẩu sang các nước lân cận như Singapore, Malaysia,…
Nhưng năm nay, dịch Covid-19 đã giúp các doanh nghiệp có sự chuyển dịch trong việc tìm nguồn cung nông sản, thực phẩm. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt bán trực tiếp vải thiều, cũng như nhiều nông sản khác sang Singapore với giá cả hấp dẫn.
Tại “Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thuy san, thực phẩm Việt Nam – Singapore 2020″ do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp với Liên đoàn San xuất Singapore (SMF) tổ chức mới đây, môt số đầu mối nhâp khẩu trai cây cua Singapore cũng bay to rất quan tâm tơi nguồn cung vai thiều chất lương cao cua Bắc Giang, Hải Dương.
Ông Trần Quang Tấn – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã giới thiệu tới các doanh nghiệp Singapore nhưng mặt hàng nông san chu lưc noi chung va vải thiều noi riêng cua tỉnh; tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa tỉnh Bắc Giang với các doanh nghiệp Singapore.
Với những nông dân trồng vải, việc được xuất khẩu trực tiếp những nông sản mình làm ra đến những thị trường cao cấp luôn là một mơ ước.
Anh Hoàng Ngọc Thanh (ở thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết, vải thiều trồng trên đất Nam Dương được thương nhân Trung Quốc rất ưa chuộng, họ đến tận vườn đặt mua, nhưng chưa chắc người Trung Quốc đã được thưởng thức mà họ nhập về rồi xuất khẩu sang các thị trường với xuất xứ khác.
Video đang HOT
Với việc thị trường Singapore, Nhật Bản đã tìm đến với sản phẩm vải thiều, việc được xuất khẩu trực tiếp, thay vì đi qua nước thứ ba sẽ trở thành hiện thực.
Nhiều cơ hội hợp tác
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Singapore là đất nước có nền kinh tế phát triển thuôc nhom năng động bậc nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại với Việt Nam.
Vùng vải xuất khẩu sang Singapore, Mỹ của huyện Thanh Hà. Ảnh: Trần Tuấn
Singapore đang phải nỗ lực và khẩn cấp đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu sản xuất trong bối cảnh nguồn cung từ thị trường Trung Quốc bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.
Quốc gia này đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm giúp nước này bù đắp sự thiếu hụt hàng hóa, nhất là các sản phẩm về nông sản, thủy sản, thực phẩm và xây dựng.
Trong khi đó, ông Douglas Foo – Chủ tịch Liên đoàn Sản xuất Singapore, đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Việt Nam – Singapore đánh giá cao tiềm năng về hàng nông san, thủy sản, thực phẩm của Việt Nam.
“Việt Nam và Singapore đã ký một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, cả Việt Nam và Singapore đều tham gia vào Hiệp định Đối tac toan diên va tiến bô xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo cơ hội lớn để hai bên tăng cường hợp tác thương mại với nhau” – ông Douglas Foo nói.
Theo bà Trần Thu Quỳnh- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore, thương mại hai nươc bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh.
Đây là điều kiện thuận lợi để hàng nông san, thủy sản và thực phẩm Việt Nam có thể mở rộng thị phần tại thị trường Singapore.
Lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với thị trường Singapore, bà Trần Thu Quỳnh cho biết, dịch Covid-19 gây khó khăn nhưng cũng mở ra khả năng giảm chi phí thuê văn phòng, cửa hàng, showroom…
Để thích nghi với tình hình mới, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cho thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ơ thi trương Singapore.
Cụ thể, người tiêu dùng Singapore giảm chi tiêu vào các thực phẩm đắt tiền, tìm mua những sản phẩm tiện ích, dễ sử dụng, san phẩm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và điều kiện thị trường như đồ ăn chay, thưc phẩm chế biến sẵn và sach…
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nghịch lý của chuỗi cung ứng. Mọi mắt xích trong chuỗi đều có nguy cơ khủng hoảng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần củng cố xây dựng mạng lưới từ người trồng đến khâu tiêu thụ, nhằm tạo năng lực sẵn sàng thích ứng, đa dạng hóa rủi ro; cần tiến tới cùng điều phối hoạt động sản xuất trong ngành hàng và tổ chức khâu vận chuyển.
Mặt khác, bà Trần Thu Quỳnh cũng khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn xa hơn khủng hoảng như chuyển đổi số từ thương mại điện tử đến giao thương điện tử.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần xây dựng giải pháp xác thực chất lượng hàng hóa; kiểm dịch chất lượng qua trí tuệ nhân tạo.
Doanh nghiệp cũng cần tận dụng kênh thương mại điện tử để kinh doanh bởi thương mại điện tử tại Singapore bùng nổ trong mọi lĩnh vực nhưng công nghiêp thưc phẩm vẫn là lĩnh vực ít đầu tư về công nghệ nhất.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần tham gia bán hàng trên mạng với chiến lược cụ thể và chính sách đặc thù.
“Doanh nghiệp Việt Nam và Singapore cần hợp tác về vốn, công nghệ, nhãn hàng, mạng lưới tiêu thụ để nâng quy mô sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm” – bà Trần Thu Quỳnh gơi y.
309 thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh đến Lục Ngạn mua vải thiều
Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Thủ tướng đã đồng ý cho 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh để thu mua vải thiều.
Những thương nhân này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và tuân thủ nghiêm túc quy định cách ly 14 ngày phòng chống Covid-19.
Sẽ có 309 doanh nhân Trung Quốc được cấp visa đến Lục Ngạn mua vải thiều, sau khi đảm bảo cách ly đủ 14 ngày phòng chống SARS-CoV-2. Ảnh: Nguyễn Chương.
Theo ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, trước đây một vài ngày, đại diện huyện Lục Ngạn đã lên tận cửa khẩu bàn với biên phòng và các lực lượng chức năng để đón các đoàn thương nhân Trung Quốc đến huyện thực hiện cách ly an toàn trước khi thu mua vải thiều.
Ông Nam cho biết, Thủ tướng đã đồng ý cho 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam và đến thu mua vải thiều tại Lục Ngạn, nhưng phải đảm bảo quy định cách ly phòng dịch Covid-19".
Phía Trung Quốc đang phối hợp tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam phối hợp thu mua vải thiều.
Trung Quốc cũng yêu cầu trước khi nhập cảnh vào Việt Nam 3 ngày, các thương nhân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, các thương nhân Trung Quốc sẽ được tổ chức đón, đưa về các khu cách ly.
Được biết, từ đầu tháng 5, UBND huyện Lục Ngạn đã có phương án chuẩn bị 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón cácthương nhân Trung Quốc đến mua vải cách ly phòng dịch Covid-19.
Sau thời gian cách ly 14 ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định, những thương nhân Trung Quốc sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được giao dịch thu mua vải thiều bình thường tại Bắc Giang.
Trước đó, xác định Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính, UBND huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang đã lập danh sách các thương nhân Trung Quốc muốn sang Việt Nam thu mua vải thiều gửi Bộ Công an và Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn để cho phép nhập cảnh vào Việt Nam và giám sát, phối hợp thu mua vải thiều.
Giá vải chín sớm ở Lục Ngạn đang khá cao, 30.000 - 35.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Chương.
Theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, năm 2020, huyện duy trì gần 15.300ha vải thiều, trong đó vải chín sớm khoảng 2.000ha. Diện tích vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 11.000 ha, GlobalGAP khoảng 100 ha.
Dự báo, sản lượng đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 - 20.000 tấn. Hiện toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được khoảng 415 tấn vải chín sớm, giá bán ở mức cao, trung bình từ 30.000 - 35.000 đồng/kg... Vải chính vụ thu hoạch từ giữa tháng 6 tới.
Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp đăng ký mã vườn trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, gồm: Công ty A.meii, Công ty Chánh Thu và Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu.
Ngoài thị trường Trung Quốc, tỉnh Bắc Giang tiếp tục chiến lược xuất khẩu vào các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Thái Lan, Singapore...
Đối với thị trường Nhật Bản, phía bạn đã chấp nhận 19 mã số vùng trồng, với diện tích 103 ha và có số hộ tham gia là 107 hộ, sản lượng ước đạt trên 900 tấn).
Với thị trường Mỹ, Úc, EU... năm 2020, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích là 218 ha, sản lượng ước đạt trên 1.000 tấn, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho xuất khẩu.
Thương nhân Trung Quốc sang mua vải thiều có thể được miễn phí cách ly 14 ngày Tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu Công an tỉnh sớm báo cáo Bộ Công an về chủ trương cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, đến Bắc Giang mua vải thiều bằng visa du lịch. Tỉnh cũng có chủ trương miễn phí cách ly 14 ngày phòng chống Covid-19 cho thương nhân Trung Quốc. Hàng trăm...