Không một ngày sống thanh thản sau khi gây án mạng vì ghen tuông
Ghen tuông là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng ghen tuông mù quáng, bệnh hoạn khiến con người ta trở nên mất hết lý trí, hành động nhẫn tâm và độc ác để thỏa mãn cái tôi cá nhân. Nguyễn Văn Trường (31 tuổi, ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một con bệnh như vậy…
Cơn ghen mù quáng
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những hành động hung bạo do ghen tuông là những hành động bị kích động. Do thiếu kỹ năng nhận thức bản thân, những người ghen tuông bóng gió không biết mình là ai, cần gì nên rất tự ti, hay ghen và thường đánh giá sự việc xảy ra xung quanh theo lăng kính của người thiếu tự tin. Cơn ghen lên thì ít người kiềm chế được bản thân của mình, họ trở nên thú tính và ghen một cách mù quáng, lúc đó lý trí không còn tác dụng nữa. Nguyễn Văn Trường, kẻ dùng kiếm sát hại người mà gã nghi ngờ là “tình địch” đã gây án trong một diễn biến tâm lý tương tự.
Trường vốn là một chủ xưởng mộc nhỏ ở thôn Cổ Chế, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Quê gã đúng ra là ở Thường Tín, nhưng sau khi lấy vợ là chị Vũ Thị Thanh Mai, gã được “ở rể”. Nhà của vợ chồng gã ngay cạnh nhà bố mẹ vợ.
Gã kể chị Mai là bạn học với gã thời phổ thông. 20 tuổi tổ chức đám cưới, vợ chồng gã sinh được 2 cô con gái. Đứa lớn sinh năm 2004, đứa nhỏ sinh năm 2006. Được nhà vợ giúp đỡ, cuộc sống của vợ chồng gã không phải khó khăn như các cặp vợ chồng trẻ khác. Hằng ngày gã đi giao dịch, tìm các mối hàng. Vợ ở nhà trông nom, quản lý xưởng mộc, thợ thuyền và chăm con.
Nhà gã có 5 anh chị em. Nhưng vì “ở rể”, xa anh em ruột thịt nên gã có một người anh kết nghĩa ở gần nhà là anh Kiều Văn Bốn (tức Tới, 45 tuổi), là chủ quán ăn. Hai bên gia đình thường xuyên tổ chức giao lưu, ăn uống vui vẻ.
Theo Trường khai nhận thì đến cuối năm 2011, gã nghi ngờ giữa anh Bốn và vợ gã “có vấn đề”. Gã nói do tính chất công việc, gã hay phải đi xa khảo sát và ký hợp đồng với khách hàng. Khi về, gã nghe phong thanh rằng anh Bốn hay vào nhà gã chơi. Là chỉ nghe thế thôi nhưng trong lòng gã đã bực lắm rồi. Gã bắt đầu để ý và tìm cách rình mò nhưng chưa thu được bằng chứng nào để khẳng định rằng sự nghi ngờ đó là có cơ sở.
Nhưng nghi ngờ trong lòng mà không rõ ràng thì hay ấm ức. Gã về nhà đá thúng đụng nia, gây sự với vợ. Vài lần, hai vợ chồng đã xảy ra cãi vã, xô xát. Gã bảo cũng có ý định ly hôn nhưng gã nhất định phải rình bằng được để có chứng cứ. Ngày 26 Tết Nhâm Thìn 2012, không thấy vợ ở nhà, Trường dò hỏi thì thấy anh Tới cũng không có nhà. Cơn ghen nổi lên, Trường phóng xe đi tìm hai người để “bắt quả tang”.
Anh ta đi tới khu vực có nhiều nhà nghỉ ở ven quốc lộ 1A (thuộc địa phận huyện Duy Tiên, Hà Nam), vờ vào hỏi thuê phòng để tìm xe của vợ và tình địch nhưng không thấy nên ra một quán nước gần đó ngồi chờ. Khoảng một tiếng sau, Trường nhìn thấy anh Tới đi xe máy qua. Một lát sau lại thấy vợ gã đi xe máy phía sau. Ức nhưng cũng không có bằng chứng cụ thể, trên đường về, Trường mua xăng đốt xưởng mộc nhưng sự việc được gia đình nhà vợ phát hiện sớm nên thiệt hại không đáng kể. Sự việc được báo lên chính quyền địa phương. Trường bị mời lên Cơ quan Công an làm việc nhưng do thiệt hại không lớn nên gia đình xin bảo lãnh cho Trường về nhà ăn Tết.
Sau Tết ít ngày, ngày 7/2/2012, hai vợ chồng Trường lại cãi nhau. Trường ôm quần áo bỏ đi. Anh ta khai rằng do chán đời nên khi bỏ đi, anh ta uống rất nhiều rượu rồi ăn chơi hết sạch tiền nên chiều tối 8/2, Trường mò về nhà. Không thấy vợ đâu, Trường hỏi con gái lớn “Mẹ đâu?”. Đứa con trả lời: “Mẹ đang chơi ở nhà ông ngoại cùng với bác Bốn”. Trường lên gác ngó sang nhà bố mẹ vợ bên cạnh, thấy chị Mai đang ngồi nói chuyện với anh Tới rất vui vẻ. Trong lòng gã lại sôi lên. Gã lấy cây kiếm treo trong nhà từ trước, dắt vào xe máy rồi đi ra Quốc lộ 1A, đoạn gần nhà anh Tới phục sẵn.
Đến khoảng 22 giờ 30 phút, khi anh Tới vừa về nhà, mở cửa định dắt xe vào thì Trường ập tới, túm cổ áo rồi dùng kiếm đâm nhiều nhát vào người anh này khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. Gây án xong, Trường bỏ trốn. Sáng hôm sau, Trường đến Cơ quan Công an đầu thú. Tòa án tuyên phạt Nguyễn Văn Trường 8 năm tù giam về tội “giết người”.
Video đang HOT
Phạm nhân Nguyễn Văn Trường cho biết, ghen tuông mù quáng khiến anh ta không một ngày thanh thản.
Trả giá suốt đời
Nguyễn Văn Trường cho biết, sau khi gã vào trại giam Thanh Xuân thụ án, đều đặn mỗi tháng một lần, vợ gã đưa 2 đứa con gái tới thăm. Hai lần đầu, gã nhất định không ra gặp. Gã xem ra vẫn dằn dỗi, giận hờn trong lòng. Sau anh em trong buồng giam, đặc biệt là cán bộ quản giáo đã nói chuyện, phân tích rằng, vợ con gã đã không quản đường sá xa xôi, lặn lội lên thăm thì gã không được phép phụ lòng họ. Có vấn đề gì thì gã cần nói thẳng một lần cho hai bên được thoải mái trong lòng, chứ gã không thể xử sự ích kỷ như vậy. Nghe lời khuyên của mọi người, tới lần thứ ba thì gã ra gặp. Giáp mặt nhau, cả hai vợ chồng đều khóc òa. Buổi nói chuyện hôm đó rất dài, gần một tiếng đồng hồ. Vợ gã nói sẽ đợi ngày gã trở về để cùng nhau nuôi dạy hai đứa con gái nên người.
Đến đầu năm 2013, đột nhiên gã không thấy vợ lên thăm. Hỏi bố đẻ và cô em gái, họ nói vợ gã bận. Một vài lần như thế, trong đầu gã vu vơ bao ý nghĩ. Có thể lắm, một kẻ đang ngồi tù như gã thì dần dà sẽ bị quên lãng. Nửa năm vẫn không thấy vợ thăm, trong đầu gã trở nên rối ren. Gã tự đặt ra rất nhiều giả định, mà phần nhiều thì cho rằng vợ gã đã có người khác. Nhưng dẫu sao gã vẫn rất muốn biết sự thật. Gặng hỏi mãi, lúc đó bố gã mới cho biết trong suốt thời gian qua, vợ gã phát hiện bị ung thư dạ dày, hiện đã mổ xong và đang xạ trị. Bố gã giải thích bấy lâu nay phải giấu tin này vì sợ gã không ổn định tâm lý, ảnh hưởng đến kết quả cải tạo.
Về buồng giam, gã cảm thấy suy sụp. Lúc này, gã mới thấy thương vợ, thương con. Không có người đàn ông trong nhà, vợ gã xoay xở với 2 đứa con cũng đã đủ mệt. Từ khi gã bị bắt, xưởng mộc coi như đóng cửa… Vợ gã trước đây quán xuyến công việc thợ thuyền thì nay, chỉ còn biết trông chờ vào đống gỗ cốp pha cho thuê để có thu nhập nuôi con, nuôi chồng trong tù. Khó khăn, vất vả như vậy mà vợ gã vẫn lặn lội thăm nuôi suốt thời gian qua. Lần gặp nào, vợ gã cũng động viên chồng yên tâm cải tạo. Không bao giờ thấy vợ kêu khổ hay than thở, trách móc. Vợ gã hỏi thăm từng bữa ăn, từng giấc ngủ của gã trong tù thế nào. Còn gã, đã bao giờ quan tâm hỏi thăm sức khỏe của vợ?
Gã nói rằng gã không có tính gia trưởng, nhưng gã là kẻ khá cục súc. Trước đây khi chưa xảy ra chuyện, mỗi lần đi làm về, thấy không vừa ý điều gì là gã cáu, quát mắng vợ và tạt tai một vài cái. Gã bảo là chủ xưởng mộc, gã phải đi giao dịch, tìm các mối hàng, còn vợ chỉ ở nhà trông con nên mỗi khi bức xúc công việc, gã hay dồn vào vợ. Bây giờ nghĩ lại, gã ân hận lắm. Thi thoảng gã cũng cho vợ con đi chơi. Nhưng để làm người đàn ông thường xuyên quan tâm, chăm chút vợ thì gã chưa đạt. Về nhà, gã chỉ biết trút cáu giận và đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc của người vợ đối với gã.
Đến tháng 10/2014 thì vợ gã qua đời. Ngày vợ mất gã không hay biết. Tháng sau, khi gia đình thăm gặp thông báo, gã thấy đất sụp dưới chân. Giờ đây, gã có muốn giận hờn cũng không được nữa rồi. Gã lại gặng hỏi mọi người xem vợ có dặn dò gì không nhưng không có câu trả lời.
Gã buồn bã nói rằng, cái chết của người vợ dường như là một sự trừng phạt của ông trời đối với gã. Từ khi bị bắt, gã không một ngày sống trong thanh thản. Lúc nào cũng ân hận, giày vò, cắn rứt lương tâm. Gã nói rằng khi ngồi tù mới có thời gian suy nghĩ, mới thấy mình nông nổi, tự gây hậu quả. Lỗi là do chính gã gây ra.
Lúc gây án, gã chỉ nghĩ đơn giản rằng tội gã làm thì một mình gã gánh chịu. Nhưng vào tù rồi, gã mới thấy không phải như vậy. Tội do một mình gã làm nhưng biết bao người hứng hậu quả. Gia đình chia ly, con cái thiệt thòi, bố mẹ, anh em gã cũng nào sống yên ổn. Họ vì gã mà chịu điều tiếng, chịu vất vả, khó khăn để gánh vác trách nhiệm thay cho gã, lo lắng, thăm nuôi gã. Đến lúc gã nghĩ ra được những điều đó thì đã quá muộn. Nhiều đêm, những câu “giá như…” khiến gã trằn trọc không ngủ được. Gã biết cái sự ghen tuông trong gã chỉ là mù quáng. Cái ghen của gã chẳng có căn cứ nào hết, chỉ là “sự cảm nhận của bản thân chứ thực tế thì chưa thấy” như chính gã thừa nhận.
Có lẽ những ngày tháng sống trong đau khổ, dằn vặt nên mặc dù là một trong số gần 300 phạm nhân của Trại giam Thanh Xuân được đề nghị xét đặc xá dịp Quốc khánh 2-9 sắp tới, gương mặt của Nguyễn Văn Trường vẫn phảng phất buồn. Hỏi sắp được về với gia đình, với các con rồi, gã có vui không? Gã cười gượng gạo. Rồi gã nói rằng, nếu được đặc xá, việc đầu tiên sau khi ra trại mà gã phải làm là ra mộ vợ để thắp hương tạ lỗi, nói với vợ rằng phần đời còn lại gã sẽ dành hết cho các con. Người mất rồi, gã chẳng biết có được tha thứ hay không.
Theo Hương Vũ
An ninh thế giới
Giết người vì một ly nước mía
Ba đối tượng giết người chỉ vì một ly nước mía đã phải lãnh một bản án đích đáng với tổng hình phạt là 32 năm tù.
Sáng 2/8, Tòa án nhân dân (TAND) TP Đà Nẵng đã mở phiên xét xử lưu động vụ án "giết người vì một ly nước mía".
3 bị cáo, 3 hung thủ gây ra cái chết thương tâm của một thanh niên nghèo đã phải lãnh một bản án đích đáng tổng cộng 32 năm tù. Tội ác đã bị pháp luật trừng trị, nhưng không có gì có thể bù đắp được nỗi đau và mất mát còn để lại cho những người thân của nạn nhân.
Tại Tòa, đại diện gia đình nạn nhân là ông Phan Văn Bảy (SN 1958), cha của nạn nhân Phan Thành Luân (SN 1995, quê xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đau đớn trong nước mắt cho biết: Gia đình thuộc diện khó khăn nhất tại huyện miền núi cao của Quảng Nam.
Cả 2 cha mẹ nạn nhân đều già yếu, đau ốm quanh năm, vì vậy Luân phải nghỉ học sớm, sẵng sàng làm bất cứ công việc gì để có tiền phụ giúp cha mẹ, từ chăn trâu, mót củi, phụ hồ, đến gặt lúa thuê. Luân cũng được địa phương đánh giá là một thành niên nghèo biết vượt lên hoàn cảnh.
Đến khi ra Đà Nẵng làm việc, có đồng lương nào, cậu cũng chắt chiu, tiết kiệm để cuối tháng mua thuốc, mua gạo phụ giúp gia đình, nhưng chẳng ngờ, lại có những kẻ tàn nhẫn tước đoạt mạng sống của Luân chỉ vì một ly nước mía "giá cao" như vậy...
Hiện trường cầu Phú Lộc nơi phát hiện xác nạn nhân Phan Thành Luân bị chết với nhiều dấu hiệu bất thường.
Trái ngược hoàn toàn với gia đình nạn nhân, rất nhiều người dân sinh sống tại tổ 26, phường Thanh Khê Đông (Đà Nẵng) khi đến dự tòa đều cho rằng hung thủ Nguyễn Văn Trường (SN 1979) từng là đối tượng có tiền án về tội cướp giật tài sản.
Mãn hạn về lại địa phương, Trường không "cải tà quy chính", chí thú làm ăn mà còn tỏ ra là một đầu gấu tại khu vực. Thậm chí, bà con trong khu phố rất e dè, không dám lên tiếng phản ánh vì họ sợ đám đàn em của Trường "dằn mặt".
Đối tượng Nguyễn Văn Trường, Lê Văn Tuấn và Ngô Hà Công Lý bị bắt sau khi gây án.
Cũng vì bản tính côn đồ này mà vào 20h đêm 17/8/2014, Trường và 2 tên đồng bọn đã sát hại cậu thanh niên Phan Thành Luân, chỉ vì Luân và nhóm bạn cùng quê bức xúc lên tiếng bị uống nước mía chặt chém tại quán nước mía của vợ chồng Trường bên bờ biển Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê).
Theo cáo trạng, khi bị khách phản ảnh, chủ quán Trường đáp trả bằng thái độ quắc mắt, gằn giọng. Trường còn sai vợ là Phan Thị Kim Phượng (SN 1982) gọi cho em vợ là Phan Minh Tuấn (SN 1990, trú P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê) và đàn em Ngô Hà Công Lý (SN 1983, ngụ An Khê, Thanh Khê) đến để cùng trị "bọn thanh niên bố láo, dám giỡn mặt đại ca"...
Chưa đầy 10 phút sau, 2 trợ thủ Tuấn, Lý vù xe đến, cũng chẵng cần hiểu rõ đầu đuôi sự việc, đã cùng chủ quán Trường cứ vậy sấn tới và dùng mũ bảo hiểm nệnh vào đầu nhóm thanh niên trong đó có cả nam lẫn nữ.
Bị đánh, quá sợ hãi sự hung hãn của anh em chủ quán Trường, nhóm bạn của Luân hoảng loạn bỏ chạy. Riêng Phan Thành Luân là người phải nhận lấy hậu quả của đòn ác nặng nề nhất. Khi Trường, Tuấn và Lý truy đuổi Luân đến đoạn kênh Phú Lộc cầu nối đường Yên Khê 1-Trần Thanh Trung (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê), cả 3 đã túm lấy đầu nạn nhân, dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu Luân mặc cho nạn nhân van xin tha mạng.
3 bị cáo Trường, Tuấn, Lý tại Tòa.
Do đoạn đường vắng, thời điểm xảy ra đã đêm khuya, nên khi người dân và lực lượng Công an chạy đến hiện trường thì Phan Thành Luân đã tử vong với vết thương vỡ toác trên đầu. Kết quả giám định pháp y tử thi xác định: Nạn nhân Phan Thành Luân tử vong do chấn thương sọ não. Vùng thái dương và xương gò má trái bầm tụ máu và có nhiều vết rách da cơ do vật cứng gây ra...
Xét thấy 3 bị cáo Trường, Tuấn, Lý từng có tiền án tiền sự nhưng vẫn không chịu sửa đổi, tu chí mà còn có hành vi côn đồ, cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người và ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội...
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Trường 11 năm tù, Phan Minh Tuấn 11 năm tù và Ngô Hà Công Lý 10 năm tù. Tổng hình phạt dành cho 3 bị cáo là 32 năm tù./.
Theo Hoài Thu
Theo_VOV
Giả đại úy công an lừa tình, gạt tiền hàng tá phụ nữ nhẹ dạ Khoảng cuối năm 2014 tại xã Phú Quới (Long Hồ, Vĩnh Long), xuất hiện một thanh niên dáng người cao to, bệ vệ, mặc trang phục ngành công an. Hắn ta giới thiệu là đại úy công an hình sự- Cục Công an phía Nam và được nhiều người tin tưởng, vị nể. Đến khi Công an Vĩnh Long kiểm tra hành chính...