Không Mặt Trời suốt 1 tháng, thành phố Nga sống như thế nào?
Từ ngày 2/12 đến ngày 11/1, Mặt Trời không mọc ở Murmansk, thành phố Nga nằm trong Vòng Bắc Cực. Cuộc sống 40 ngày đó diễn ra như thế nào?
Ảnh chụp tại Murmansk ngày 11/12 lúc 11h32, khi Mặt Trời đang ở điểm cao nhất, ngay dưới đường chân trời. Chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Amos Chapple, đăng trên trang Radio Free Europe.
Dù trời tối, nhưng ngày làm việc vẫn diễn ra. Trong ảnh, thợ xây đang xây một khách sạn.
Ánh mặt trời thơ mộng ở đằng xa, phía sau một đài tưởng niệm các thủy thủ thiệt mạng trong thời bình. Bức ảnh được chụp vào buổi trưa.
Bắc cực quang kỳ vĩ phía trên một nghĩa địa ở làng ven biển Teriberka.
Một trận bão tuyết không làm chùn bước một người đàn ông đang đi bộ qua trung tâm Murmansk.
Video đang HOT
Các chuyến tàu vẫn miệt mài chạy không nghỉ, chủ yếu để vận chuyển than.
Một phụ nữ (phải) đang đợi xe buýt ở trong một tiệm thuốc. Những người khác không ngại cái lạnh khoảng -10 đến -6 độ C.
Một khách hàng nhìn vào trong tiệm bán cá giữa trận bão tuyết ở Murmansk.
Một tiệm khác sẽ lạnh hơn vì ở ngoài trời thay vì ở trong nhà.
Tiệm bán ủng để giữ ấm chân, nhưng hiện tại các đôi ủng bị tuyết phủ, chắc hẳn đang rất lạnh.
Chiến đấu cơ thời Liên Xô sáng lên do phản chiếu đèn đường ở Murmansk.
Cách Murmansk 100 km về phía đông, cả trăm năm lịch sử đang bị tuyết phủ dưới ánh trăng huyền ảo. Chắc ít ai đoán ra đó là con thuyền từ thời Sa hoàng.
Nhóm bạn từ Quảng Đông, Trung Quốc, chụp ảnh bên cạnh chiếc thuyền từ thời Sa hoàng ở Teriberka.
Một ngôi nhà từ thời Stalin ở trung tâm Murmansk. Hầu hết nhà trong thành phố hiện giờ là từ thời Liên Xô. Khi ấy, làn sóng tái thiết và việc thành lập căn cứ hải quân gần đó đã khiến dân số Murmansk tăng lên kỷ lục gần nửa triệu người.
Murmansk, trước có tên là Romanov-on-Murman vào năm 1916, khi Sa hoàng Nicholas II tìm kiếm một cảng không có băng để có thể nhận viện trợ từ các đồng minh của Nga trong chiến tranh. Trong vòng vài tháng kể từ khi thành lập thành phố, Sa hoàng bị lật đổ, và thành phố được đổi tên thành Murmansk.
Một con chó bị xích bên ngoài ở Murmansk.
Đài tưởng niệm Alyosha trên đỉnh đồi ở Murmansk vinh danh những quân nhân Liên Xô đã bảo vệ thành phố này qua cuộc Thế chiến II.
Theo news.zing.vn
Mỹ tái chiếm 6 căn cứ ở đông bắc Syria
Quân đội Mỹ từ bỏ các căn cứ của họ ở Syria khi Chiến dịch Hòa bình Mùa xuân của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhưng nay đang quay trở lại và đã chiếm lại 6 căn cứ quân sự ở phía đông bắc Syria, hãng tin Anadolu đưa tin.
Lực lượng quân sự Mỹ đang được tăng cường tại khu vực giáp ranh với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq và tại các khu vực có mỏ dầu.
Tại Tỉnh Al-Hasakah ở phía đông bắc Syria, quân đội Mỹ nắm giữ 5 căn cứ và tiền đồn, và đang thiết lập hai tiền đồn ở thị trấn Qahtaniyah ở Al-Hasakah và thị trấn Himo gần Qamishli. Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Syria có kế hoạch cải thiện đáng kể an ninh xung quanh các mỏ dầu ở Al-Hasakah.
Theo Anadolu, Mỹ hiện đang kiểm soát 11 căn cứ và tiền đồn ở Syria. Năm trong số chúng ở Al-Hasakah, 4 căn cứ khác ở Deir ez-Zor và 2 ở Raqqa. Hai tiền đồn khác đang được xây dựng tại Tỉnh Deir ez-Zor.
Tại bốn tiền đồn ở Deir ez-Zor, Al-Hasakah và Raqqa, cũng có quân đội Pháp. Khoảng 200 binh sĩ Pháp đã đóng quân tại các khu vực do các nhóm vũ trang người Kurd kiểm soát. Theo thông tin có sẵn, người Pháp và người Mỹ đang huấn luyện chiến đấu cho người Kurd.
Theo danviet.vn
Dư luận Anh tranh cãi vấn đề thả tù nhân khủng bố trước thời hạn Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi đây là một sai lầm và cam kết đánh giá lại toàn bộ quy định cho phép tội phạm nghiêm trọngra khỏi nhà tù sớm. "Có nên thả tự do trước thời hạn cho các tù nhân khủng bố hay không?", đây là vấn đề đang làm nóng dư luận, cũng như các chiến dịch tranh...