Không mặn mà lập căn cứ quân sự Fort Trump, Mỹ “ngoảnh mặt” với Ba Lan?
Đối lập với sự nhiệt tình của các lãnh đạo Ba Lan, có vẻ như người Mỹ không mặn mà với ý tưởng thành lập căn cứ Fort Trump, mà muốn chuyển hướng sang một định dạng khác cho sự hiện diện quân sự tại Warsaw.
Quân đội Mỹ
Tờ Onet của Ba Lan dẫn lời các nguồn tin tiết lộ, người Mỹ không muốn đặt căn cứ quân sự Fort Trump trên lãnh thổ Ba Lan.
“Ba Lan sẵn sàng từ bỏ định dạng ban đầu của căn cứ Fort Trump để sử dụng một hình thức khác cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ. Theo nguồn tin của chúng tôi, vấn đề gia tăng lực lượng của quân đội Mỹ gần như chắc chắn đã được giải quyết, nhưng người Mỹ đang đưa ra một số điều kiện”.
Trang tin này cho biết thêm, “kho vũ khí và đạn dược, các thành phần của bộ máy chỉ huy và tình báo Hoa Kỳ” có thể sẽ được đặt tại Ba Lan. Theo các nguồn tin, đây chính xác là mô hình mà Warsaw và Washington hiện đang thảo luận.
Tờ Onet lưu ý rằng ý tưởng đặt một căn cứ quân sự lâu dài trên lãnh thổ Ba Lan, như đã giả định trước đây, “hầu như không có cơ hội thực hiện”. “Tuy nhiên, cả hai bên vẫn đang tìm kiếm một lựa chọn thỏa hiệp nhằm tăng sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ ở Ba Lan”, tờ báo nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Hồi tháng 9 vừa rồi, sau nhiều cuộc đàm phán với nhà lãnh đạo Mỹ, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã đề nghị Hoa Kỳ thành lập một căn cứ quân sự lâu dài tại Ba Lan với tên gọi là Fort Trump. Dù cho khi đó Tổng thống Donald Trump nói rằng, Hoa Kỳ vẫn đang cân nhắc về đề nghị này, nhưng Warsaw tuyên bố sẵn sàng chi trả “hàng tỷ đô la” cho ý tưởng nói trên.
Được biết, trong tuần này Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blasczak đã đến thăm Hoa Kỳ, đặc biệt, ông Blasczak còn thảo luận về vấn đề căn cứ quân sự với người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Trả lời phỏng vấn với các phóng viên, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ba Lan khẳng định: “Đề nghị của chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Chúng tôi cũng đã nhận được các đề xuất cụ thể từ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ cân nhắc chúng”.
Trước đó, Ba Lan đã đề nghị Hoa Kỳ thành lập một căn cứ quân sự tại lãnh thổ nước này, theo đó họ sẽ tự gánh lấy phần chi phí trị giá đến 2 tỷ USD để hỗ trợ công tác xây dựng hạ tầng cho sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ. Đây là đề xuất được đưa ra trên cơ sở song phương, bên ngoài phạm vi NATO.
Theo infonet
Mỹ tính lập căn cứ quân sự thường trực sát vách Nga: Dao kề mạn sườn?
Có khả năng cao Washington sẽ thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại Ba Lan, gần Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Baszczak cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình TVP, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Baszczak cho hay các cuộc đàm phán để dẫn tới quyết định cho Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Ba Lan là rất "khả quan".
Tuy nhiên, ông Baszczak từ chối nêu ra một thời điểm cụ thể để thiết lập căn cứ này.
Lính Ba Lan và lính Mỹ.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã được giao nhiệm vụ báo cáo về tính khả thi của việc thiết lập căn cứ quân sự Mỹ tại Ba Lan, các kênh truyền thông cho biết.
Trước đây, ông Baszczak từng nói rằng căn cứ quân sự Mỹ thường trực sẽ đảm bảo an ninh hơn nữa cho Ba Lan và quốc gia này sẵn sàng để trang trải một phần chi phí liên quan.
Hồi tháng Sáu, Pawe Soloch, người đứng đầu cục An ninh Quốc gia của Ba Lan cho biết Ba Lan đang nhắm tới việc trở thành "trung tâm cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Âu".
Các nhà lãnh đạo từ các quốc gia vùng Baltic hoan nghênh ý tưởng về một căn cứ quân sự lâu dài của Mỹ được thành lập tại Ba Lan, Đài phát thanh Ba Lan đưa tin.
Sau khủng hoảng Ukraine và sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, NATO đã liên tục mở rộng hiện diện quân sự sang phía Đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng áp sát biên giới Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh Warsaw vào tháng 7/2016, khối quân sự này đã thống nhất triển khai bốn tiểu đoàn đa quốc gia luân phiên sang Ba Lan và các nước Baltic, động thái gây gia tăng căng thẳng với Moscow.
Về phần mình, Moscow cho rằng đó là những hành động khiêu khích và cũng có những động thái đáp trả tương tự.
Đồng thời cũng có ý kiến cho rằng, nếu căn cứ này được thành lập nó chẳng khác gì "dao kề mạn sườn" Nga.
Vùng Kaliningrad của Nga nằm ở sát Ba Lan.
Theo NĐT
Sau Anh, thêm một quốc gia nữa đang "lăm le" rời bỏ EU? Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) mới đây đã bày tỏ quan ngại rằng bên cạnh Anh, một quốc gia khác có thể đang có nguy cơ rời khỏi Liên minh Châu Âu một cách bất ngờ. Ông Donald Tusk, Chủ tịch EU đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ Ba Lan sẽ rời khỏi EU vì một lý do "ngẫu...