Không lực Mỹ đang già nua
Sau nhiều thập kỷ tụt hậu trong việc hiện đại hóa, Không lực Mỹ đang dần mất đi tính sắc bén khi đang sở hữu đa số máy bay già nua, có chiếc tuổi đời đã hơn 50 năm như B-52…
Một chiếc B-52 từ căn cứ Anderson ở đảo Guam đáp xuống căn cứ Darwin, Úc ngày 8.12.2014. Loại máy bay ném bom hạng nặng này của Mỹ có tuổi đời trên 50 năm – Ảnh: Không quân Úc
B-52 tuổi đời trên 50 năm vẫn phải bay Khi thành lập vào năm 1947, ngành quân chủng non trẻ nhất của Mỹ đã có thể khẳng định mình là sức mạnh của tương lai. Không lực Mỹ được sinh ra từ ý tưởng cho rằng việc ném bom tầm xa sẽ làm thay đổi cục diện một cuộc chiến, và không lực Mỹ đã xác nhận yêu cầu này từ những ngày đầu các chuyến bay có người lái.
Sau những chiến dịch ném bom ồ ạt trong chiến tranh thế giới thứ II và sự ra đời của vũ khí nguyên tử, lực lượng không quân vừa được tách riêng không chỉ đứng ngang hàng mà còn dẫn đầu trong các quân chủng – xu hướng được mở rộng bởi sự xuất hiện của các tên lửa đạn đạo tầm xa. Và khi khi các nhà phân tích quân sự nghĩ về thế giới tương lai, họ sẽ nghĩ ngay đến lực lượng không quân.
Nhưng đó là chuyện sau này. Điều nói đến bây giờ, theo tướng Mark Welsh, Tổng tham mưu trưởng không quân trong một hội nghị: “Máy bay đang dần hư hỏng… và nhiều vấn đề xảy ra do phi đội của chúng ta quá cũ kỹ”. Lực lượng quân sự trong tương lai đang trở nên lạc hậu. Những đội bay già cỗi nhất lịch sử vẫn gánh vác nhiệm vụ sau 1/4 thế kỷ liên tục né tránh việc hiện đại hóa trong những năm chiến tranh lạnh. Với độ tuổi trung bình 27 năm, không lạ gì các máy bay quân sự của Mỹ còn nhiều tuổi hơn phi công.
Máy bay B-52, loại máy bay ném bom hạng nặng vẫn còn phổ biến trong biên chế hoạt động của không quân Mỹ, dù khoảng 90% trong số 744 chiếc đã được nghỉ hưu. Những chiếc B-52 đầu tiên cất cánh vào những năm 1950 và phiên bản cuối cùng được sản xuất là B-52H, xuất xưởng năm 1962, đến nay đã 53 năm. Các B-52 “BUFF” (tên phi công thường gọi: Big Ugly Fat Fucker: tên mập xấu xí) vẫn là xương sống trong hệ thống đánh chặn vũ khí hạt nhân có người lái, không kể vai trò chủ chốt trong hầu hết các chiến dịch ném bom thông thường. Trong những năm đầu cuộc chiến tranh lạnh, bất kỳ ngày nào, ba trong số bốn chiếc Buff luôn sẵn sàng.
Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể sẽ không kéo dài, khi không quân Mỹ có kế hoạch giữ những chiếc B-52 hoạt động đến ít nhất là năm 2040 – trở thành loại máy bay đầu tiên trong lịch sử vẫn còn hoạt động với số lượng đáng kể sau một thế kỷ chào đời, so với loại máy bay ném bom siêu âm B-1B Lancer 27 tuổi và máy bay ném bom tàng hình B-2A Spirit 20 tuổi còn quá trẻ. Nhưng có bao nhiêu người Mỹ biết rằng toàn bộ máy bay ném bom hạng nặng có thể tấn công đối thủ từ xa và duy trì số lượng răn đe hạt nhân chỉ có chưa đến 170 chiếc, với 1/3 số lượng không thể luôn sẵn sàng; và những chiếc mới nhất trong phi đội là có từ năm 1997 ?
Số tuổi cao của phi đội ném bom Mỹ có thể bắt nguồn từ việc kết thúc sớm chương trình máy bay ném bom B-2 khi chiến tranh lạnh kết thúc, khi kế hoạch sản xuất 132 máy bay B-2 đã dừng lại ở 20 chiếc và sau đó 2 thập kỷ, không có máy bay ném bom mới nào được phát triển.
Máy bay tiếp dầu, chiến đấu cơ: Bộ sưu tập “lão làng” Vấn đề máy bay già yếu cũng ảnh hưởng đến mọi thành phần lực lượng không quân. Với đội bay chở nhiên liệu, nhiệm vụ tiếp dầu trên không cho phép họ mở rộng hoạt động đến nơi xa. Hầu hết máy bay tiếp nhiên liệu của không quân Mỹ có khoảng trên 400 chiếc KC-135R, dựa trên kiểu máy bay Boeing 707 dân sự 4 động cơ phản lực đã ngưng sử dụng. Chiếc KC-135 cuối cùng được mua vào năm 1965, nên đã có độ tuổi trung bình trên 50. Ngoài ra, không quân Mỹ còn sử dụng 59 chiếc KC-10A Extender mới hơn, nhưng cũng sắp phải ngưng hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu tiết kiệm của Quốc hội Mỹ trong phần còn lại của thập kỷ.
Nếu thực hiện điều này, các lực lượng phối hợp sẽ phải lệ thuộc vào những chiếc KC-135 cũ, đến khi loại máy bay tiếp nhiên liệu thế hệ tiếp theo bắt đầu gia nhập lực lượng sau năm 2020. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thập kỷ để máy bay tiếp nhiên liệu mới Pegasus có thể thay thế toàn bộ các máy bay già nua trong đội, trong khi vẫn tiếp tục bảo quản máy bay cũ.
Chi phí dành cho việc duy trì đội tiếp nhiên liệu đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua, do bị ăn mòn, các bộ phận lỗi thời và các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác ngày càng nhiều. Nếu KC-135 vẫn phục vụ đến năm 2040 như dự kiến, những thành phần chủ yếu như lớp vỏ ngoài máy bay có thể phải thay thế do đã sử dụng quá mức trên chiến trường Iraq và Afghanistan.
Một máy bay vận tải C-17 Globemaster bay qua một chiếc máy bay tiếp xăng KC-135 Stratotanker ở căn cứ không quân Manas, Kyrgystan năm 2013. Dòng máy bay tiếp xăng KC-135 này đã trên 50 tuổi – Ảnh: Reuters
Chiến đấu cơ F-15 đã bắt đầu già nua – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Hai chiếc A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ trên bầu trời bang Kansas. Dù đã đến tuổi nghỉ hưu, các máy bay này phải ra trận chống phiến quân IS ở Iraq, Syria – Ảnh: Không lực Mỹ
Trong khi đó, máy bay chiến đấu của không quân lệ thuộc vào các máy bay chở nhiên liệu để mở rộng phạm vi hoạt động cũng có vấn đề tuổi tác. Cả hai loại F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu giảm sức chịu đựng về cấu trúc, với hai chiếc F-15 bị tổn thất trong khi làm nhiệm vụ thường xuyên và hàng chục F-16 phải &’nằm ụ’ do phát hiện các vết nứt kim loại. Máy bay chiến đấu thường phải chịu áp lực lớn hơn so với loại máy bay lớn, nên sẽ không thể kéo dài thời gian.
Trên thực tế, tất cả máy bay chiến đấu đang sử dụng, ngoại trừ loại F-22A Raptor còn mới, số tuổi trung bình trên 20 năm là một lý do đáng ngại. Theo yêu cầu của một nhóm thiểu số trong không quân, chính quyền Obama đã kết thúc sản xuất F-22 và sau đó việc triển khai thế hệ tiếp theo F-35 đã bị trì hoãn hết năm này qua năm khác. Do vậy, có vẻ lực lượng không quân Mỹ sẽ vận hành một bộ sưu tập toàn máy bay chiến đấu già lão từ thời chiến tranh lạnh trong nhiều năm tới.
Một tình huống phổ biến trong đội bay là tình trạng những bộ cảm biến và máy bay huấn luyện mà các huấn luyện viên thường sử dụng đã có tuổi đời từ cách đây nửa thế kỷ. Ngay cả lực lượng không vận, gần đây vừa nhận một máy bay vận tải phản lực Boeing C-17A và chiếc tua-bin cánh quạt C-130J Hercules, cũng có hàng trăm chiếc từ thời chiến tranh lạnh, chủ yếu để dự trữ. Không quân Mỹ đã có nhiều tiến bộ trong việc thay thế hoặc tân trang các máy bay vận tải, tuy một số còn hoạt động với hệ thống điện tử analog cũ kỹ. Việc hạn chế ngân sách đang kềm hãm khả năng hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật điện tử hàng không, nên họ chỉ có thể tiếp tục tuân theo các quy định dành cho hoạt động hàng không dân sự.
Nhân viên bảo trì lực lượng không quân đã thực hiện công việc bậc thầy trong việc gìn giữ đội bay mục nát của họ luôn sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, theo tác giả Brian Everstine trên tuần báo Air Force Times ngày 13.10.2014: quân chủng này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về số nhân viên bảo trì có tay nghề, khi yêu cầu hỗ trợ cho các máy bay &’có tuổi’ ngày càng tăng. Gánh nặng ngân sách dành cho việc duy trì loại máy bay cũ luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại những đối thủ ngày càng được trang bị tốt như Trung Quốc, lại đang đe dọa khả năng mua các hệ thống thế hệ tiếp theo.
Ví dụ, Không quân Mỹ có kế hoạch dành 10 tỉ USD trong vài năm tới để hiện đại hóa trang thiết bị trên 20 máy bay ném bom B-2. Đây là loại máy bay ném bom hiệu quả và có khả năng ít bị bắn hạ nhất từng được chế tạo, nhưng phải chi rất nhiều tiền, nên chắc chắn sẽ giảm bớt khả năng bảo trì một số máy bay, nhằm dành ưu tiên cho các lĩnh vực khác. Đây chính là vấn đề cơ bản nhất mà các máy bay &’già lão’ đặt ra cho lực lượng không quân.
Tiêm kích tàng hình F-22 thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5, nay Mỹ không còn sản xuất – Ảnh: Getty
F-35 hiện đại vẫn chưa chính thức phục vụ trong không quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Khả năng của B-52 đối phó với các thế lực hùng mạnh đang trỗi dậy như Trung Quốc thì thật đáng ngờ – Ảnh: ABC
Sự thành công của một lực lượng quân sự phụ thuộc vào việc nắm lợi thế những lãnh vực mà kẻ thù có tiềm năng. Đến lúc nào đó, việc lắp đặt thêm cảm biến mới, những liên kết dữ liệu, đạn dược, khí tài… trên các máy bay cũ sẽ vẫn không đủ. Chỉ bằng cách lắp thêm vài công cụ mới, bạn không thể biến một máy bay chiến thuật thời chiến tranh lạnh thành một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Những chiếc B-52 có thể vẫn &’còn dây dưa’ trong nhiều thập kỷ tới để chiến đấu chống kẻ thù như ISIS vốn không có không quân hoặc hệ thống phòng không. Nhưng khả năng ngăn chặn và đánh trả những thế lực đang lên như Trung Quốc… thì khả năng của B-52 thật đáng nghi ngờ.
Việc thực hiện các chính sách lâu đời đối với chi phí dành cho hiện đại hóa nhằm bảo vệ lợi ích và các cơ sở của quân đội đang bắt đầu lấy đi phần lớn khả năng thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của lực lượng không quân Mỹ. Và một khi đánh mất vai trò thống trị bầu trời toàn cầu, Mỹ khó giành được ưu thế ở bất kỳ khía cạnh nào trong chiến tranh hiện đại.
Theo Tin Nóng
Trung Quốc hạ uy không lực Mỹ bằng cách nào?
Khi Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thì vị trí vượt trội của Mỹ đang dần mất đi.
Business Insider dẫn phân tích của Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung 2014 cho biết, Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện có khoảng 2.200 máy bay đang vận hành, gần 600 trong số đó được cho là hiện đại.
Máy bay J-20 của Trung Quốc
Bản phân tích cho biết: "Hồi đầu những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu chương trình hiện đại hóa toàn diện, nhằm nâng cấp Không quân PLA thành một lực lượng hiện đại, đa chức năng có thể phóng chiếu chính xác sức mạnh trên không bên ngoài biên giới Trung Quốc, tiến hành phòng không và tên lửa, cung cấp thông tin cảnh báo sớm".
Về mặt máy bay tàng hình, tài liệu này đề cập tới các chuyến bay gần đây của nguyên mẫu J-20, và nói rằng chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ năm này tối tân hơn mọi máy bay khác triển khai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một phiên bản máy bay tàng hình nhỏ hơn gọi là FC-31.
Máy bay J-31 của Trung Quốc
Trung Quốc đã cho trình diễn máy bay Shenyang FC-31 tại Triển lãm hàng không Chu Hải. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, hiện chưa rõ máy bay này có thể đuổi kịp và cạnh tranh về mặt tiềm lực công nghệ với chiếc siêu cơ F-35 của Mỹ hay không.
Cũng theo báo cáo này, các ưu thế về công nghệ trong nền tảng vũ khí, không quân và hải quân đang suy giảm nhanh chóng. Để minh họa cho điểm này, tài liệu dẫn lời của một nhà phân tích so sánh giữa các máy bay Mỹ và Trung Quốc từ hai mươi năm trước và các phiên bản ngày nay.
Chẳng hạn vào thời điểm 1995, một chiếc F-15, F-16 hay F/A-18 có thể vượt xa chiếc J-6 của Trung Quốc. Nhưng nay, J-10 và J-11 của Trung Quốc thậm chí &'ngang ngửa' về tiềm lực với bản F-15 nâng cấp của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất và dự định mua Su-35 của Nga.
"Chiếc Su-35 là máy bay rất đa năng, có thực lực lớn và có thể mang lại sự cải thiện đáng kể về tầm bay và sức chứa nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu hiện thời của Trung Quốc. Do đó, máy bay có thể củng cố tiềm lực của Trung Quốc khi đảm nhận các nhiệm vụ ưu trội hơn tại eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông..." - trích báo cáo.
Trung Quốc muốn mua Su-35 của Nga
Su-35 còn giúp ích đáng kể cho Trung Quốc trong việc cải tiến hệ thống kỹ thuật hiện có.
Ngoài công nghệ tàng hình, máy bay chiến đấu công nghệ cao và điện tử hàng không, Trung Quốc còn nâng tiềm lực với các tên lửa không đối không trong suốt 15 năm qua.
"Sau 15 năm, Trung Quốc đã sở hữu một số lượng lớn tên lửa không đối không tầm gần và tầm trung tinh vi; các loại đạn dẫn đường có độ chính xác cao trong mọi điều kiện thời tiết, bom có vệ tinh dẫn đường, các tên lửa chống phóng xạ, và các bom có laser dẫn đường, các tên lửa hành trình không đối đất tân tiến, tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm" - trích bản báo cáo.
Báo cáo này còn nhắc tới máy bay Y-20 - một chiếc máy bay tiếp tế chiến lược mới của Trung Quốc đang được thử nghiệm, với khả năng vận tải khối lượng hàng hóa nhiều gấp 3 lần so với chiếc C-130 của Mỹ.
Máy bay vận tải Y-20
Các nhà phân tích giải thích, dùng Y-20 làm tiếp liệu có thể giúp Trung Quốc hoạt động mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Bản báo cáo cũng trích dẫn truyền thông Nga cho biết, Nga đã thông qua việc bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.
"S-400 có thể nâng tầm bắn của phòng không Trung Quốc gấp hai lần, từ 200 lên 400km - đủ để bao phủ cả quần đảo Senkaku, nhiều phần của biển Đông..." - trích bản báo cáo.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga
Nghị sĩ Randy Forbes nhận định: "Nếu bạn nhìn lại cách tiếp cận của Lầu Năm Góc cách đây 10 năm, họ đã bỏ sót những gì Trung Quốc làm. Trung Quốc đã tăng tiến về phương diện hình học.
Tôi nghĩ là chúng ta phải nhìn trên toàn cầu, để đảm bảo rằng chúng ta đang dựng nên các chiến lược có thể cần thiết, để phòng thủ đất nước trong một hoặc hai thập kỷ tới".
Nghị sĩ Forbes nhấn mạnh thêm, trong khi làm việc theo hướng hòa bình và ổn định, cải thiện quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng, Mỹ cũng cần phải hiện đại hóa và chuẩn bị cho lực lượng quân sự dựa trên tiềm lực của Trung Quốc, chứ không phải dựa trên ý đồ của họ.
"Bạn phải chuẩn bị dựa trên tiềm lực, bởi vì ý định có thể thay đổi chỉ trong một đêm với một sự việc nào đó" - Forbes nói.
Lê Thu
Theo Vietnamnet