Không lực Mỹ “bất lực” trước IS?
Chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria đang phát huy hiệu quả nhưng sẽ không thể đánh bại được tổ chức khủng bố này. Đó là nhận định vừa được người phát ngôn của Lầu Năm Góc – Elissa Smith đưa ra hôm qua (7/10).
“Các cuộc không kích của chúng tôi đang có hiệu quả trong mục tiêu làm suy yếu và tiêu diệt IS”, bà Elissa Smith cho biết trong một tuyên bố của mình. Tuy nhiên, theo bà, các cuộc không kích hay sức mạnh quân sự đơn thuần sẽ không giải quyết được vấn đề.
Bà nói rằng: “Chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp hơn là chỉ dựa vào các cuộc không kích. Điều đó không có nghĩa là các chiến dịch không kích không quan trọng, và chúng ta sẽ không tiến hành nữa hay chúng không hiệu quả. Mà ý tôi là các cuộc không kích chỉ nên là một phần trong một chiến lược rộng lớn hơn”.
Ảnh minh họa
Trước đó, trong bài viết về mối đe dọa của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đối với an ninh thế giới, cựu Thủ tướng Tony Blair cũng cho rằng các cuộc không kích thôi sẽ không đủ để đánh bại IS mà chỉ có khả năng kiềm chế và làm suy yếu chúng.
Cựu Thủ tướng Tony Blair cho rằng Anh và các quốc gia khác phải thành lập một liên minh rộng lớn hơn mới có thể đánh bại nhóm vũ trang Hồi giáo này.
Ông nhận định: “Các cuộc không kích là bộ phận quan trọng trong chiến lược chống IS, đặc biệt khi chúng ta có những vũ khí mới. Tuy nhiên, chỉ có sức mạnh không quân thì chưa đủ. Chúng (IS) có thể bị bao vây và tới mức độ nào đó bị kiềm chế nhưng chúng không thể bị đánh bại bằng không lực”.
Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey trước đó cũng có quan điểm tương tự.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những nhận định trên của lại trái ngược với quan điểm của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người tuyên bố không sử dụng bộ binh trong chiến dịch tiêu diệt IS.
Hà Lan lần đầu không kích IS, Australia gửi biệt kích tới Iraq
Trong một diễn biến liên quan khác, trong một tuyên bố vừa được đưa ra của mình, Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết, Không lực Hoàng gia Hà Lan hôm qua (7/10) đã lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq.
“Sáng nay, hai chiến đấu cơ F-16 của Hà Lan đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí để đối phó với tổ chức khủng bố IS”, tuyên bố hôm qua có đoạn.
Theo đó, các chiến đấu cơ này đã thả 3 quả bom xuống các xe vũ trang của IS đang nã đạn vào lực lượng chiến binh người Kurd ở miền bắc Iraq, phá hủy các xe này và có thể đã tiêu diệt các chiến binh IS.
Theo tuyên bố trên, Không lực Hoàng gia Hà Lan đã triển khai F-16 từ hôm 6/10 nhưng khi đó các chiến đấu cơ này chưa được trang bị vũ khí.
Trước đó, hôm 24/9, Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết, nước này đã điều 6 máy bay F-16 tham gia chiến dịch không kích của liên quân tại Iraq, đồng thời bố trí hai chiếc F-16 để sẵn sàng tăng viện. Ngoài ra, nước này cũng triển khai 250 quân nhân và 130 cố vấn cho quân đội Iraq.
Tuy nhiên, Hà Lan khẳng định sẽ không tham gia không kích các mục tiêu của IS tại Syria mà không có sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc.
Cũng liên quan đến chiến dịch tiêu diệt IS ở Iraq, lực lượng biệt kích của Australia đã được Chính phủ Iraq chấp thuận cho triển khai trên bộ ở Iraq, giúp quân đội địa phương chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Hôm qua (7/10) , Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, các rào cản pháp lý cuối cùng với chính phủ Iraq đã được giải tỏa, điều này đồng nghĩa với việc lực lượng biệt kích Australia có thể bắt đầu “tham mưu, giúp đỡ” người Iraq. Cùng lúc, Australia cũng đang tham gia các cuộc không kích chống IS tại Iraq.
Theo đó, 200 lính biệt kích Australia sẽ được điều động đến Iraq để hỗ trợ lực lượng quân đội nước này. Nhiệm vụ trọng tâm của họ sẽ là củng cố vị trí lãnh đạo của Iraq và ngăn IS chiếm thêm các vùng đất khác.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cho rằng, các chiến binh IS đã nhanh chóng thích nghi với cuộc không kích, bởi vậy lực lượng liên minh sẽ càng gặp khó khăn hơn trong việc tiêu diệt các phiến quân IS khi chúng trú náu trong các đồn lũy lớn ở Iraq như Fallujah, Ramadi và Tikrit, nơi mà các lực lượng bộ binh Iraq sẽ cần trợ giúp để đánh bật chúng ra ngoài.
Hồi tháng 9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức phát động một chiến lược nhằm tiêu diệt tận gốc lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời kêu gọi các nước tham gia liên minh chống IS do Washington dẫn đầu. Hiện đã có thêm nhiều quốc gia thông báo sẽ tham gia liên minh quốc tế này cùng với Mỹ.
Chiến lược mà Tổng thống Mỹ đưa ra bao gồm bốn phương diện: mở chiến dịch không kích lực lượng khủng bố; tăng cường hỗ trợ cho những lực lượng đang chiến đấu trên bộ chống lại IS; cô lập lực lượng khủng bố và thực hiện viện trợ nhân đạo.
Theo đó, Anh và Pháp và mới nhất là Hà Lan đã tham gia các cuộc không kích ở Iraq. 5 quốc gia Ả-rập gồm Bahrain, Jordan, Qatar, Arab Saudi và Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thông nhât (UAE) đã phối hợp cùng Mỹ không kích ở Syria. Australia và Canada điều các cố vấn quân sự, còn Đức gửi các chuyên gia hỗ trợ việc đào tạo lính dù ở Iraq.
Theo VnMedia
Chưa triển khai tàu lặn tìm MH370
Nhóm tìm kiếm chuyến mất tích của Malaysia cho hay họ cần thời gian để dò thêm các tín hiệu mới dưới đáy biển, trước khi triển khai một tàu lặn không người lái đi tìm mảnh vỡ máy bay.
Nếu khu vực tìm kiếm được thu hẹp, tàu lặn không người lái Bluefin-21 sẽ được triển khai. Ảnh: AFP.
BBC dẫn lời chỉ huy cuộc tìm kiếm, tướng không quân về hưu Angus Houston, cho hay tàu Australia Ocean Shield vẫn chưa phát hiện thêm được tín hiệu nào kể từ hôm 30/3.
Theo ông, thiết bị dò tín hiệu hộp đen dưới nước sẽ tiếp tục làm việc trong những ngày tới. Tuy nhiên, tàu lặn không người lái Bluefin-21 sẽ không được sử dụng nếu không có thêm manh mối nào.
Bluefin-21 có khả năng lùng sục đáy đại dương bằng sóng siêu âm để tìm máy bay. Sau đó, giới chức sẽ tải về và phân tích những phát hiện của nó trên tàu Ocean Shield. Vùng tìm kiếm tiềm năng hiện nằm ở độ sâu 4,5 km dưới mặt nước biển, vượt quá phạm vi của Bluefin.
"Nếu chúng ta có thêm tín hiệu, chúng ta có thể định vị tốt hơn dưới đáy biển, khiến cho cuộc tìm kiếm xác máy bay trực quan được thu hẹp hơn rất nhiều", ông nói. "Nếu chúng ta xuống đó bây giờ và tìm kiếm, sẽ mất rất nhiều, rất nhiều ngày", ông nói thêm rằng đó là công việc "lâu dài và khó nhọc".
Trước đó, tàu Ocean Shield với thiết bị dò tín hiệu hộp đen dưới nước bắt được các tín hiệu tương thích với hộp đen của máy bay. Tín hiệu đầu tiên kéo dài 2 giờ 20 phút, còn tín hiệu thứ hai kéo dài 13 phút tại khu vực phía bắc vùng tìm kiếm. Tuy nhiên, ông Houston khẳng định giới chức vẫn chưa xác nhận những tín hiệu trên là từ chiếc máy bay mất tích.
Chiến dịch tìm kiếm MH370 hôm nay bước sang ngày thứ 33. Trung tâm điều phối hoạt động tìm kiếm cho biết các lực lượng vẫn quần thảo vùng biển phía bắc thành phố Perth, Australia, để tái lập kết nối với các tín hiệu.
11 máy bay quân sự, 4 máy bay dân sự và 14 tàu được triển khai ở khu vực cách Perth gần 2.261 km về phía tây bắc. Tàu Ocean Shield sẽ hoạt động ở cực bắc của khu vực tìm kiếm rộng hơn 75.400 km vuông, trong khi tàu Trung Quốc Haixun 01 và HMS Echo sẽ tìm kiếm ở cực nam.
Nói tại căn cứ Pearce ở thành phố Perth, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cho hay những ngày "căng thẳng" đang ở phía trước khi các nhóm tìm kiếm đảm đương một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, trong khi các tín hiệu hộp đen được tin là vẫn còn hoạt động.
So với thời tiết thuận lợi của ngày hôm qua, hôm nay vùng biển trên dự kiến sẽ có mưa rải rác.
Theo VNE
"Trung Quốc đủ điên rồ để tấn công nước khác" Một ngày sau Đối thoại Shangri-La, chính phủ các nước và giới truyền thông quốc tế đồng loạt phê phán những phát biểu ngạo mạn, sai sự thật của tướng Trung Quốc Vương Quán Trung. Chuyên gia Rory Medcalf thuộc Viện Lowy (Úc) cảnh báo Trung Quốc không thật sự mạnh như họ nghĩ. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston - Ảnh:...