Không lửa, không bướm, Mr. Đàm vẫn hút khán giả
Nghệ thuật và thị trường, cao sang và bình dân, nuông chiều rồi thách thức, Đàm Vĩnh Hưng mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ, dẫu đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ca hát của anh ở Hà Nội, tối 28/7, bị cắt bỏ nhiều chiêu trò.
Không rộng như sân khấu Lan Anh ở TP HCM, lại có nhiều nội quy nghiêm ngặt, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình không phải nơi để Đàm Vĩnh Hưng và êkíp có thể làm theo mọi ý thích của mình. Dòng sông bị cắt ngắn, lửa không được phép cháy, tiết mục “đuốc sống” của Dương Triệu Vũ phải huỷ, ngay cả chiếc ghế bị đốt của Đàm Vĩnh Hưng cũng chỉ có thể dùng lửa giả. Mưa lớn cũng khiến Mr. Đàm không thể đem bướm vào thả trong khán phòng.
Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện như ông hoàng trên sân khấu.
Không còn “vũ khí” mạnh nhất đánh vào sự tò mò của khán giả, Đàm Vĩnh Hưng vẫn khiến người xem vừa lòng với số tiền đã bỏ ra (dù nhiều người mua vé chợ đen với giá gấp đôi giá thực – một đôi vé VIP 7 triệu đồng được dân &’phe’ bán với giá 15 triệu). Anh thuyết phục họ bằng sân khấu và giọng hát. Một không gian được trang hoàng đẹp mắt, kỹ lưỡng, từ cung điện nguy nga của ông hoàng đến những ngôi nhà nhỏ đơn sơ, dòng sông có con đò nhỏ, chú vịt bơi lội tung tăng, từ những trang phục hào nhoáng, bóng bẩy đến những chiếc áo dài, những bộ bà ba giản dị. Hiệu ứng mưa, ánh sáng, màn hình led, bục nâng… đều được chăm chút kỹ lưỡng.
Âm thanh cũng là một điểm cộng. Khi là nhạc tình êm ái dịu nhẹ như ru ngủ, khi là nhạc sàn sôi động như một vũ trường lớn khiến những người ngồi hàng cuối cũng trở nên phấn khích. Điều đặc biệt là Mr. Đàm đã đưa âm nhạc kinh điển kết hợp với những thứ rất thị trường mà vẫn không khiến người nghe khó chịu. Diễn xuất của nhân vật chính cũng như những diễn viên tham gia khá nhuần nhuyễn, truyền cảm tạo thành những vở kịnh nhỏ – một sự pha trộn món ăn mới lạ mà không ngấy. Khi oai hùng trong vai vị vua, khi bay trên không trung như diễn viên múa, khi rớt nước mắt diễn tả tâm trạng của người đàn ông si tình, Đàm Vĩnh Hưng đều khiến người ta tin, đó là những mặt trong con người anh đang được dần bộc lộ chứ không phải là sự nhập vai.
Đàm Vĩnh Hưng cảm ơn tình cảm khán giả đã dành cho anh trong những năm qua.
Về giọng hát, trong gần bốn tiếng đồng hồ diễn ra chương trình, Đàm Vĩnh Hưng dường như đang cố chứng tỏ, anh không được đào tạo bài bản nhưng cũng chẳng thua kém ai. Ca sĩ sinh năm 1971 sở hữu chất giọng trầm khàn nhưng có thể lên rất cao. Quan trọng nhất ở Đàm Vĩnh Hưng là nội lực. Anh gần như hát liên tục không ngừng nghỉ và càng về cuối càng sung, không có dấu hiệu của sự đuối sức suốt hành trình của “Số phận”.
Đàm Vĩnh Hưng làm thoả mãn người nghe bằng cách bày lên bàn tiệc gần như đầy đủ các món ăn âm nhạc, từ dòng nhạc xưa (Dạ khúc cho tình nhân, Số phận, Lá thu vàng…), nhạc bolero (Cây đàn bỏ quên, Nếu chúng mình cách trở, Trong tầm mắt đời, Xót xa…), nhạc trẻ (Biển cạn, bay đi cánh chim biển, Tình ơi xin ngủ yên, Bình minh sẽ mang em đi) nhạc dance (Đợi em trong mơ, Nửa vầng trăng, Khoảng cách…) đến nhạc ngoại (Unbreak my heart, Unchange my heart)… Ngoài việc khoe khả năng ở nhiều thể loại, làm sang dòng nhạc bình dân và đưa nhạc kinh viện đến gần người bình dân, Đàm Vĩnh Hưng còn mặc sức thỏa mãn thú thời trang của chính mình khi liên tục xuất hiện trong những bộ cánh cầu kỳ, đắt tiền.
Video đang HOT
Quá nửa đêm, khán giả vẫn vây kín nam ca sĩ tỏ lòng yêu mến thần tượng.
Kết cấu chương trình khá chặt chẽ, sự phân chia hợp lý. Hai phần đầu tạo thành một đường dây câu chuyện, từ một ông vua trên ngai vàng nhìn về những ngày đen tối quá khứ, phần ba với không khí vũ trường khuấy động khán giả khi mọi người đã quá chìm đắm, buồn bã trong thứ nhạc vàng ảo não. Hơn hai tháng trước, cũng chính trên sân khấu Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ông hoàng nhạc sến Chế Linh đã hát có một liveshow thành công nhưng Chế Linh có khán giả của Chế Linh, Đàm Vĩnh Hưng có khán giả của Đàm. Khán giả Đàm Vĩnh Hưng chấp nhận cách mà anh hát nhạc sến cũng như cách anh thử sức với opera.
Toàn chương trình, người xem thấy hiện lên hình ảnh một Đàm Vĩnh Hưng ngông, dám làm những gì người khác không làm, những gì người khác không thử. Nếu có tiếc, thì tiếc Đàm Vĩnh Hưng quá ôm đồm, đem quá nhiều thể loại, quá nhiều chiêu vào một chương trình khiến khán giả bị bội thực như trong một tiệc buffe, ăn nhiều nhưng không thể cảm tới tận cùng từng món, khiến nghệ thuật như bị yếu thế trước giải trí. Ngoài ra, trong các ca sĩ khách mời, Hương Thảo, Thu Minh quá xuất sắc với With one look và All by myself, khoe chất giọng cao trời phú trong khi Cẩm Ly dường như gặp vấn đề về sức khoẻ, lộ nhiều chỗ hát yếu.
Huy Phạm
Ảnh: Hoàng Hà
TheoVNE
Những ca sĩ từng 'dính' án đình chỉ biểu diễn
Trường hợp của Trọng Tấn và Anh Thơ không phải lần đầu tiên Bộ VH,TT&DL mạnh tay với những ca sĩ cố tình "vượt rào" quy định.
Cấm biểu diễn vì trốn thuế
Danh sách 9 ca sĩ hải ngoại bị đề nghị cấm biểu diễn bao gồm: Giao Linh, Hương Lan, Đức Huy, Thái Châu, Trịnh Nam Sơn, Anh Vũ, Gia Huy, Lê Quang Toàn, Phi Nhung.
Ngày 15/6/2005, Cục Thuế TP HCM đã ký công văn gửi đến Sở Văn hóa thông tin các tỉnh, thành phố, yêu cầu từ chối cấp giấy phép hoạt động biểu diễn trên phạm vi cả nước đối với 9 nghệ sĩ hải ngoại.
Đại diện phòng thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế TP HCM cho biết, 9 người này đã biểu diễn nghệ thuật tại TP HCM trong năm 2004 và vài tháng đầu năm 2005 nhưng không đến cơ quan thuế để kê khai thuế thu nhập cá nhân, mặc dù Cục Thuế đã thông báo một thời gian dài trước đó. Điển hình là ca sĩ hải ngoại Hương Lan. Trước đó đã có thông tin Hương Lan có ý đồ khai man thuế.
Bảo Yến - Kim Tiểu Long: Hát "lậu" ở hải ngoại
Ngày 29/9/2008, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Lê Tiến Thọ đã ký Quyết định số 4068/ QĐ-BVHTTDL về việc đình chỉ biểu diễn 6 tháng đối với nghệ sĩ Bảo Yến và 3 tháng đối với Kim Tiểu Long.
Quyết định đình chỉ biểu diễn vì lý do: Bảo Yến (tên thật là Nguyễn Kim Yến) và Kim Tiểu Long (Trương Hoàng Kép) đã ra nước ngoài biểu diễn mà không xin phép, không báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Bảo Yến tham gia biểu diễn cho chương trình Asia 54 và Paris by Night 91 do Trung tâm băng nhạc Asia và Trung tâm băng nhạc Thuý Nga phát hành. Đồng thời, hai nghệ sĩ này phổ biến tác phẩm âm nhạc ra nước ngoài mà không có giấy phép.
Theo đó, hai ca sĩ này bị đình chỉ biểu diễn trong vòng 6 tháng, không được tham gia hoạt động biểu diễn trên sân khấu và trên sóng phát thanh truyền hình, tham gia thu âm, phát hành băng đĩa...
Ngoài Bảo Yến, Kim Tiểu Long, đã có rất nhiều ca sĩ, nghệ sỹ Việt Nam đã bị xử phạt vì tham gia các chương trình có nội dung chống phá, mang những thông tin kích động, sai lệch về Việt Nam như Minh Nhí, Ngọc Huyền, Minh Phụng... và gần nhất là Quang Dũng, Nguyệt Anh (Nhóm Con gái).
Chế Linh: Hủy show, cấm hát
Ngày 12/11/2011, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã quyết định thu hồi giấy phép biểu diễn chương trình liveshow "Chế Linh 30 năm tái ngộ" tại thủ đô và không cho phép công ty Bích Ngọc (đơn vị tổ chức) tổ chức liveshow Chế Linh lần hai trong vòng 6 tháng tới, nếu một đơn vị khác xin tổ chức đúng nội dung này cũng không được chấp nhận.
Cụ thể, theo giấy tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật thì Sở chỉ cấp giấy phép tên chương trình là "Liveshow ca sĩ Chế Linh" chứ không phải "Chế Linh 30 năm tái ngộ" như nội dung trên băng rôn quảng cáo.
Thêm vào đó, giấy phép chương trình xin đăng ký 35 bài thì đã có 11 bài không có trong danh mục ca khúc được phổ biến của Bộ VH-TT&DL nên Sở Hà Nội không chấp nhận những bài hát này. Thế nhiên, trong đêm nhạc diễn ra vào ngày 21/10, Công ty Bích Ngọc vẫn cho biểu diễn các ca khúc chưa được cấp phép phổ biến.
Sau đó, đến ngày 18/11/2011 BTC chương trình liveshow Chế Linh tiếp tục được Sở VH, TT và Du lịch TP HCM chính thức trả lời bằng văn bản không thể cấp giấy tiếp nhận chương trình Liveshow của ca sĩ Chế Linh dự định diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình ngày 19/11/2011 với lý do "chưa phù hợp với tình hình thành phố hiện nay".
Trọng Tấn - Anh Thơ: Đình chỉ vì bỏ hát
Trọng Tấn và Anh Thơ biểu diễn trong đêm 17/7 tại Viêng Chăn (Lào) trong khuôn khổ Những ngày văn hóa, du lịch Việt Nam tại Lào 16 đến 20/7. Ngày 18/7, Trọng Tấn và Anh Thơ đã "chống lệnh" Bộ trưởng yêu cầu tiếp tục biểu diễn tại tiệc chiêu đãi các bạn Lào của Đại sứ quán Việt Nam, về nước diễn cho Công an tỉnh Ninh Bình.Cùng ngày, Cục Hợp tác Quốc tế- Bộ VHTTDL gửi công điện về nước thông báo: "Mặc dù Bộ đã can thiệp với Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình để thông báo cho Công an tỉnh Ninh Bình đồng ý cho hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn không tham gia chương trình do Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức tại Ninh Bình để ở lại Viêng Chăn vào ngày 18/7.
Đồng thời Bộ đề nghị Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cử các nghệ sĩ khác đi Ninh Bình biểu diễn thay hai nghệ sỹ Anh Thơ và Trọng Tấn, nhưng hai nghệ sĩ này vẫn tự ý bỏ về nước. Đây là hành vi thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và nhận thức chính trị kém, coi cái tôi của người nghệ sĩ cao hơn cái chung của đất nước".Sau buổi làm việc với hai nghệ sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ chiều ngày 20/7, ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: "Hai nghệ sĩ đều hối hận và nhận ra khuyết điểm của mình. Trước mắt, Cục sẽ có văn bản gửi các đơn vị liên quan đề nghị tạm dừng cấp phép biểu diễn cho Anh Thơ - Trọng Tấn theo đúng tinh thần của công điện".
Theo Petrotimes
Mr Đàm khẳng định vị thế vua trong liveshow 'Số phận' Hơn 4 giờ trình diễn liên tục, với gần 40 tiết mục, qua nhiều thể loại từ nhạc, kịch, phim, xiếc... Mr Đàm đã hoàn toàn chinh phục được khán giả trong một đêm diễn hoành tráng và đầy ấn tượng. Mở màn cho ca khúc chủ đề Số phận, Mr Đàm xuất hiện trong trang phục hoàng đế, chiễm chệ ngồi trên...