Không lơ là phòng cháy trong mùa mưa
Hiện nay, dù đang trong mùa mưa, số vụ cháy có giảm so với những tháng mùa nắng nhưng thời tiết vẫn xen kẽ những đợt nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra nhiều vụ cháy trong khu dân cư do bất cẩn, chập điện…
Vì vậy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh vẫn cảnh báo người dân, các cơ quan, doanh nghiệp phải tăng cường cảnh giác với cháy, nổ.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường một vụ cháy quán ăn tại P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) ngày 9-7. Ảnh: CTV
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, tính từ đầu mùa mưa (tháng 5-2020) đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 5 vụ cháy, dù không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi, làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân, doanh nghiệp (giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm 2019).
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, đơn vị đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường khả năng phòng cháy ở cơ sở. Bên cạnh công tác tuyên truyền định kỳ thì vừa qua công an chính quy tăng cường về các xã cũng đã được huấn luyện về công tác PCCC ngay tại cơ sở. Đồng thời, lực lượng cảnh sát PCCC các cấp, nhất là cấp huyện đã tổ chức thực tập phương án, tăng cường khả năng ứng phó tại các khu dân cư.
Video đang HOT
Trung tá Lâm Văn Thanh, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an H.Long Thành cho biết: “Chúng tôi đã thường xuyên phối hợp với các ngành của huyện, các địa phương tuyên truyền cho quần chúng nhân dân, nhất là các hộ vừa ở vừa kinh doanh. Ngoài ra, còn tập trung tuyên truyền, nhắc nhở các hộ có vườn, rẫy giáp ranh với tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây không đốt cỏ, rác bừa bãi tránh khói tỏa ra cản trở tầm nhìn, gây nguy cơ tai nạn giao thông”.
Còn tại H.Vĩnh Cửu, từ đầu năm 2020 đến nay, Công an huyện đã tổ chức 23 lượt tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho gần 2,3 ngàn người. Hay Công an H.Trảng Bom đã tổ chức 47 lớp tuyên truyền cho hơn 2 ngàn người; 45 lớp huấn luyện cho lực lượng PCCC tại cơ sở với hơn 1,1 ngàn người tham dự.
Cùng với việc đa dạng công tác tuyên truyền, huấn luyện, số vụ cháy thời gian qua đã giảm là nhờ các địa phương thường xuyên kiểm tra những cơ sở thuộc quyền quản lý (chủ yếu là cơ sở vừa và nhỏ trong các khu dân cư) để đôn đốc, nhắc nhở, xử phạt các trường hợp không chấp hành quy định an toàn. Cụ thể như Công an H.Xuân Lộc, thời gian qua đã kiểm tra 247 lượt cơ sở, phát hiện và xử phạt 16 cơ sở vi phạm về an toàn phòng cháy với số tiền gần 16 triệu đồng; đồng thời yêu cầu khắc phục những thiếu sót, vi phạm.
* Nguy cơ cháy còn cao
Theo số liệu của Công an tỉnh, trong mùa mưa năm 2019 (tháng 5 đến tháng 10) đã xảy ra 10 vụ cháy, chiếm 30% số vụ cháy cả năm với nguyên nhân chủ yếu là sự cố điện. Tính từ tháng 5-2020 đến nay, toàn tỉnh cũng ghi nhận 5 vụ cháy, đa phần do bất cẩn, chập điện…
Công an H.Nhơn Trạch kiểm tra trang thiết bị sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ảnh: CTV
Gần nhất vào ngày 10-5 xảy ra môt vụ cháy tại kho phế liệu của ông Phạm Tùng Hiếu tại KP.Tân Cang, P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) làm cháy lan qua 6 nhà dân lân cận. Hay Công ty TNHH Giáo dục và kinh tế AJEDICM (cơ sở mái ấm tình thương Thiên Thần, P.Tam Hòa, TP.Biên Hòa) nằm ngay trong khu dân cư đã xảy ra cháy 2 lần trong năm 2020 vào ngày 19-1 và 21-7.
Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh cho hay: “Thông thường, nguyên nhân dẫn tới cháy, nổ vào mùa mưa chủ yếu do sự cố điện vì nhiều thiết bị điện cũ, lớp vỏ bên ngoài đã mục, nứt dễ ngấm nước gây chập. Nguy hiểm hơn, nhiều vụ xảy ra vào ban đêm, buổi trưa là lúc mọi người đang nghỉ ngơi hoặc rời khỏi nơi làm việc nên quá trình xử lý ban đầu bị chậm, kéo dài thời gian cháy tự do”.
Sự cố cháy, nổ trong mùa mưa còn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhưng nguy hiểm nhất vẫn là sét đánh và bất cẩn khi sử dụng nguồn nhiệt. Cụ thể như vào ngày 9-6, sét đánh vào tủ điện hệ thống điện mặt trời tại một hộ dân ở TP.Long Khánh nhưng may mắn không cháy Do đó, trong những đợt kiểm tra từ đầu năm 2020 đến nay cũng như quá trình thẩm định công trình xây dựng, các biện pháp chống sét đánh thẳng luôn được lực lượng PCCC của tỉnh và các địa phương chú ý nhắc nhở kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
“Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ toàn tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở trọng điểm, khu dân cư, nhà cao tầng, kinh doanh chế biến gỗ, kinh doanh khí hóa lỏng… Đồng thời sẽ tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tạm đình chỉ hoạt động với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng” – Thượng tá Nguyễn Văn Hải nhấn mạnh.
Sở Tư pháp Sóc Trăng làm tốt vai trò "người gác cửa"
Đó là trao đổi của ông Phạm Tuân - Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng với PV Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2020).
Ông Phạm Tuân - Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng
Ông Phạm Tuân cho biết, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng rất được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND. Ngành tư pháp phát huy hiệu quả vai trò "gác cửa" tại địa phương, thường xuyên tham mưu Tỉnh ủy, UBND giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý. Bên cạnh công tác chuyên môn, Sở còn được lãnh đạo tỉnh tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.
Hiện Sở đang thực hiện tiểu đề án 2 về di cư người từ Campuchia về Việt Nam sinh sống. Mặc dù, tỉnh Sóc Trăng không có chung đường biên giới với Campuchia. Tuy nhiên, số lượng người dân Khmer giao thương với Campuchia rất nhiều nên vấn đề thực hiện công tác hộ tịch cho người dân Khmer trên địa bàn tỉnh cũng rất cần thiết. Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Sóc Trăng và đại phương đã Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện. Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được Sở thực hiện rất đều tay. Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền hướng đến đồng bào dân tộc. Phát huy hiệu quả mô hình tủ sách pháp luật trong các điểm chùa và lực lượng cộng tác viên tuyên truyền hoạt động rất nghiêm túc, chất lượng.
Đặc biệt, trong thời gian qua, công tác hòa giải cơ sở có thể xem là điểm sáng của Sóc Trăng. Sở thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, Thẩm phán tòa án để hướng dẫn hòa giải quyết xử lý các tình huống khó trong quá trình thực hiện công tác hòa giải tại địa phương. Từ mô hình đó mà trình độ, kỹ năng hòa giải viên được nâng cao, chất lượng hòa giải thành luôn đạt trên 80%
Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban. Đồng thời làm tốt công tác "gác cổng", thẩm định văn bản. Đối với những công tác ngoài chuyên môn được lãnh đạo tỉnh giao phó, Sở sẽ tiếp tục phát huy vai trò chủ lực trong công tác tham mưu, thẩm định. Đặc biệt, tại Sở đã thành lập Tổ Tư vấn tham mưu những vấn đề ngoài chuyên môn để có thể thực hiện tốt nhất công việc lãnh đạo tỉnh giao. Đặc biệt, duy trì họp giao ban hàng quý. Qua đó kịp thời tháo gỡ có khăn cho tư pháp cấp huyện, cấp xã. Những vấn đề nào gặp khó thì báo cáo với Sở. Sở sẽ giao cho nghiệp vụ nghiên cứu trả lời.
Giam đốc Phạm Tuân cũng mong rằng, trong thời gian tới, Sở Tư pháp Sóc Trăng sẽ tiếp tục nhân được sự quan tâm, hỗ trợ và ủng hộ nhiệt tình từ phía lãnh đạo tỉnh cũng như sự chỉ đạo sâu sát và liên tục của lãnh đạo Bộ Tư pháp, các Vụ, Cục để công tác tư pháp Sóc Trăng ngày càng vững mạnh, góp phần tích cực trong việc ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế địa phương.
Bồi dưỡng tiếng Khmer và Ê Đê cho cán bộ, chiến sĩ quân đội Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk vừa mở lớp bồi dưỡng tiếng Khmer và Ê Đê năm 2020 cho 139 cán bộ, chiến sĩ, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó 84 học viên học tiếng Khmer (chủ yếu là các cán bộ, chiến sĩ Đội K51 làm...