Không lẽ cứ đàn bà bỏ chồng là cực kỳ dễ dãi?
Không lẽ cứ đàn bà bỏ chồng là cực kỳ dễ dãi, là khao khát đàn ông, là chấp nhận làm “đồ chơi” cho cả những kẻ nhân cách thấp hèn đến như thế?.
Tôi phải cố gắng kìm chế lắm để không giang thẳng cánh tay ra mà cho gã đàn ông nham nhở ấy một cái tát, bởi những gì gã định làm và câu nói gã buông ra trước khi bước đi “đã bỏ chồng còn làm như cao giá lắm ấy. Rồi lại chẳng ngồi đó mà gào thét mong lũ đàn ông nó nhòm đến”.
Tôi năm nay 32 tuổi, có một con gái 4 tuổi và ly hôn chồng được gần 2 năm nay. Lý do ly hôn như bao cặp vợ chồng khác vẫn giải thích với mọi người xung quanh hoặc khi ra đứng trước tòa là “hai vợ chồng không hợp nhau” hay “không còn tình yêu”. Thế nhưng lý do thực sự khiến vợ chồng tôi đường ai nấy đi là vì tôi không thể chịu nổi kiểu sống vô tư đến vô tâm của chồng mình, của người mà con gái tôi gọi bằng bố.
Phụ nữ có giá của mình.
Anh sống như người ở trọ trong ngôi nhà của chính mình. Đến bữa có cơm thì anh ăn, quần áo của anh thay ra anh cũng không buồn bỏ vào máy giặt mà vắt ở bất cứ đâu mà anh tiện tay. Chưa bao giờ anh biêt cầm đến cái chổi để quét nhà, bóng đèn trong nhà hỏng, ổ cắm bị lung lay, cái bàn uống nước bị khập khiễng vì long ốc bắt ở chân đế, anh cũng mặc kệ, không hề động chân mó tay.
Tôi có nhờ, anh chỉ “ừ” một tiếng gọn lỏn rồi để đấy, y nguyên. Con ốm đau hay kể cả khi tôi ốm, không thể nhấc mình dậy để nấu cơm, anh hồn nhiên đi ra ngoài ăn, không cần biết mẹ con tôi ăn uống, xoay sở thế nào. Một lần, hai lần, ba lần, góp ý có, cãi nhau có, to tiếng nặng nhẹ cũng có, nhưng đâu vẫn hoàn đấy khiến tôi chán nản và kết quả là sau sinh nhật con gái 2 tuổi thì chúng tôi ra tòa ly hôn.
Video đang HOT
Ly hôn xong, tôi và con gái mua được một căn chung cư nhỏ từ số tiền được chia do bán ngôi nhà chung của hai vợ chồng. Công việc của tôi thời gian không quá sít sao nên cũng sắp xếp được để chăm sóc con gái và có những khoảng dành riêng cho mình.
Chẳng hiểu sao từ ngày bỏ chồng, ai cũng khen tôi xinh ra, béo hơn, trông tươi tắn và tràn đầy sức sống. Cũng có vài người đàn ông đeo đuổi, tán tỉnh thế nhưng quả thật những gì của cuộc hôn nhân vừa tan vỡ khiến tôi như “con chim trúng đạn sợ cả làn cây cong”, tôi né tránh và “dựng hàng rào” với bất kỳ ai bày tỏ tình cảm với mình.
Thế rồi tôi gặp gã, gã là lái xe tải, chuyên chở hàng cho siêu thị nơi tôi làm việc. Vài lần giáp mặt tôi, không hiểu sao gã “moi” được chuyện hoàn cảnh của tôi và bắt đầu đeo bám tán tỉnh. Tôi càng tránh thì gã lại càng lấn tới, có lần giữa đông người ở phòng làm việc, gã cầm tay tôi giật mạnh về phía gã, giọng nham nhở “anh to cao mạnh khỏe thế này mà em còn chê nỗi gì nữa”, rồi phá lên cười khả ố, mặc tôi giận dữ cảnh cáo hắn không được xúc phạm tôi.
Rồi một lần chạm mặt nhau trong thang máy, chỉ có tôi và gã nên gã sấn vào định ôm tôi. Tôi đã lảng người ra để tránh và gọi gã là “đồ khốn nạn”. Nghe câu ấy từ tôi, gã rít lên trước khi bước đi “đã bỏ chồng còn làm như cao giá lắm ấy. Rồi lại chẳng ngồi đó mà gào thét mong lũ đàn ông nó nhòm đến”.!
Không lẽ cứ đàn bà bỏ chồng là cực kỳ dễ dãi, là khao khát đàn ông, là chấp nhận làm “đồ chơi” cho cả những kẻ nhân cách thấp hèn đến như thế?
Theo Phunutoday
Yêu người Thanh Hóa, sợ bị lừa
Nhiều người nói với mình "Người Thanh Hóa biết chài khiến mình yêu, sau không lấy thì làm mình trở thành đần... và họ lừa lọc đến khi không còn gì sẽ bỏ". Mình rất hoang mang.
ảnh minh họa
Mình có quen một bạn người Thanh Hóa. Cách đây mấy tháng, chúng mình tiếp xúc với nhau nhiều thấy mến rồi nảy sinh tình cảm... Mình và bạn đó yêu nhau. Mình thấy hợp, cũng muốn tiến tới hôn nhân, nhưng khi gia đình biết đều phản đối rất mạnh, nói người Thanh Hóa thế này, người Thanh Hóa thế kia. Và cái chính - điều khiến mình bận tâm nhất là có người nói người Thanh Hóa biết chài.
Đọc nhiều trên mạng mình cũng thấy có nhiều người nói điều này đúng, cũng có người nói là không. Mình từng được nghe kể có trường hợp bị lừa như vậy nhưng cách đây rất nhiều năm rồi, mình cũng hơi hoang mang. Không biết chuyện đó là thật hay sai? Mình không biết giờ phải làm thế nào để thuyết phục được gia đình để chấp nhận mối quan hệ giữa mình và bạn đó. Rất mong được tư vấn của các anh chị? (Đức Thành)
Bạn thân mến!
Quê quán mỗi chúng ta là để chỉ nơi xuất thân, nguồn gốc "chôn nhau, cắt rốn" của mỗi người. Nó không nói lên tính cách hay phẩm chất đạo đức của mỗi người. Tuy nhiên, còn có rất nhiều người vẫn kỳ thị vùng này vùng kia gây áp lực, khó khăn nếu sinh phải vùng mà họ quy kết là xấu. Thực tế, mỗi vùng miền có những phong tục tập quán, văn hóa khác nhau tạo ra sự đa dạng trong văn hóa vùng miền.
Hiện nay một số bạn trẻ bị phản đối yêu và kết hôn chỉ vì mình có gốc Thanh Hóa, Nghệ An. Nhưng bạn biết đấy, ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, không thể chỉ quy cho một vùng.
Việc kỳ thị với người miền Trung, cụ thể là Thanh Hóa, Nghệ An thường xuất phát từ các tin đồn thiếu thực tế. Không ít bạn khi yêu bị ảnh hưởng bởi lời mách bảo của những người xung quanh cho rằng người Thanh Hóa, Nghệ An ky bo, tính cách gia trưởng... khiến bản thân người trong cuộc cũng dần bị áp đặt theo suy nghĩ đó.
Xét về mối quan hệ tình cảm của bạn, tôi thấy bạn cần phải xác định chắc chắn về tình cảm rồi hãy quyết định lựa chọn theo hướng nào. Như trong lời tâm sự, bạn nói bạn và anh ấy đã tìm hiểu trong một khoảng thời gian và có ý định đi tới hôn nhân. Nhưng thực tế, tôi thấy tình cảm của các bạn chưa đủ mạnh để có những quyết định quan trọng như vậy.
Khi yêu một người thực sự, bạn không còn phân biệt họ ở địa vị nào, khoảng cách ở đâu, nhất là miền vùng gì, mà chỉ cần xem xét tình cảm họ dành cho bạn như thế nào, rồi tính cách có phù hợp với nhau không... Đương nhiên mỗi người có những tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn người bạn đời. Với người khác miền vùng không quan trọng, nhưng nếu thấy không thoải mái và tin tưởng, bạn có thể dừng lại để lựa chọn một người phù hợp hơn cho hôn nhân của bạn. Bởi trong cuộc sống chỉ cần một câu nói đụng chạm tới lòng tự ái cũng có thể phá vỡ đi tất cả tình yêu mà bạn từng xây đắp.
Tiếp theo là ảnh hưởng từ sự cấm cản của gia đình. Bạn bị gia đình phản đối yêu hoặc kết hôn mà vẫn quyết tâm đi tới cùng với tình yêu này, thì bạn cần bình tĩnh để giải quyết. Khi bị phản đối, bạn nên tìm hiểu xem xét lý do thực sự dẫn đến sự kỳ thị là gì? Là do nghe thông tin không tốt về vùng miền hay vì chính họ là người từng trải, va chạm và chứng kiến nên để lại ấn tượng không tốt? Vì vậy, khi bạn còn bị lung lay, thì chắc chắn bố mẹ bạn sẽ vin vào đó để ngăn cản.
Xét về mặt nhận thức và tâm lý, mọi sự việc đều có tính hai mặt, trong một bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài. Con người cũng vậy, có người nọ người kia. Vậy nên, khi nhìn nhận và đánh giá vấn đề, rất cần một cái nhìn khách quan, đa chiều và tránh tâm lý đám đông - quy luật rất thường gặp trong cuộc sống và tâm lý con người. Trong một số trường hợp các bạn có thể trao đổi trực tiếp vấn đề vùng miền một cách thẳng thắn, chân thành, khách quan để bố mẹ có thể hiểu và dần chấp nhận. Việc nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh cũng là cách nên nghĩ đến. Chắc chắn sẽ có người công tâm để chia sẻ khách quan về vấn đề mà các bạn đang gặp phải.
Hơn nữa, hạnh phúc cá nhân là do người trong cuộc quyết định, bố mẹ chỉ nên góp phần định hướng. Trước khi định hướng, bản thân các bậc phụ huynh cần có cái nhìn đa chiều, chuẩn xác, không được áp đặt theo xu thế. Đồng thời, bố mẹ cũng phải dành thời gian tìm hiểu xem đối tượng con mình yêu và muốn kết hôn là thế nào, không nên chưa tìm hiểu đã vội quy chụp này nọ, sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc con cái sau này. Song hơn hết, một tình yêu trong sáng, chân thành cùng sự kiên trì sẽ luôn là bằng chứng rõ ràng nhất để thuyết phục gia đình xóa bỏ mọi định kiến và cởi mở chấp nhận.
Theo VNE
Nghi ngờ con gái là đồng tính, phải làm gì Gia đình tôi có một con gái, năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình và bạn trai. Gần đây chúng tôi phát hiện cháu có những quan hệ không bình thường với các bạn đồng giới. ảnh minh họa Cụ thể là đi chơi qua đêm nhiều lần, hay đi chơi xa vài ngày liền, những việc mà từ bé tới giờ...