‘Không lấy vụ Cát Tường để quy trách nhiệm cho Bộ Y tế’
“Toàn bộ vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường mang tính cá biêt, bất thường. Không lấy cái cá biệt này quy trách nhiệm cho Bộ Y tế, cho thành phố Hà Nội được”, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị nói.
Trao đổi với báo chí tại phiên họp tổ chiều 1/11 về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, ông Nghị cho rằng, vụ việc này có trách nhiệm của nhiều bên, từ cơ quan cấp phép, giám sát thực hiện cấp phép rồi tới cơ quan quản lý cán bộ, nhân viên đi làm thêm.
“Mỗi bên đều có trách nhiệm nhưng toàn bộ việc này mang tính cá biệt, bất thường cho nên cần xem xét nó dưới góc độ rất hãn hữu chứ không lấy cái cá biệt này quy trách nhiệm cho Bộ Y tế, cho thành phố Hà Nội”, Bí thư Hà Nội nói.
Bí thư Hà Nội cho rằng người đáng bị xử lý đích đáng nhất trong vụ việc là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Ảnh: Mai Chi.
Ngoài ra, theo ông Nghị, cũng không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho UBND phường nơi xảy ra vụ việc vì lãnh đạo phường còn quản lý nhiều phương diện khác nhau và không ai có thể lường trước sự việc để giám sát bác sĩ Tường 24/24h.
Video đang HOT
“Người gây ra hậu quả sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật cho nên người bị xử lý đúng địa chỉ nhất, đích đáng nhất là ông bác sĩ còn những người khác chịu trách nhiệm ở mức độ”, ông Nghị nêu quan điểm và cho rằng, qua vụ việc cần rà soát lại cơ chế, chính sách, rút kinh nghiệm chứ không thể đơn giản đưa ra yêu cầu kỷ luật từ Bộ, Sở đến UBND quận, phường.
Quan điểm của Bí thư Hà Nội trên thực tế đã được lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng triển khai. Theo Chủ tịch UBND quận Nguyễn Văn Hiếu, trách nhiệm trước tiên thuộc về người trực tiếp vi phạm và để xảy ra hậu quả. Còn quận có trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát nên sẽ nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn, nhất là cấp phường.
Kết quả kiểm điểm này sẽ phải báo cáo Hà Nội trước ngày 3/11 để thành phố báo cáo Thủ tướng trước ngày 5/11.
Sáng 19/10, chị Lê Thị Thanh Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường hút mỡ bụng, nâng ngực. Chủ cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường trực tiếp làm phẫu thuật trong 4 tiếng. Sau đó, chị Huyền 2 lần rơi vào trạng thái sùi bọt mép, cơ thể tím tái, co giật… Thay vì đưa cấp cứu, bác sĩ Tường bơm một liều thuốc Diafegam 10mg (thuốc an thần), cho thở oxy… nhưng chị Huyền vẫn không qua khỏi. 23h cùng ngày, Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh (17 tuổi) đưa xác chị Huyền ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì, vứt xuống sông Hồng. Ông Tường là bác sĩ Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai, mở Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường khoảng 6 tháng song chưa được cấp phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Bệnh viện Bạch Mai đã đình chỉ công tác của bác sĩ này. Hiện ông Tường bị bắt giam và khởi tố với 2 tội danh xâm phạm thi thể, vi phạm các quy định về khám chữa bệnh. 14 ngày sau vụ việc, thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Tội danh sẽ thay đổi nếu tìm được thi thể nạn nhân
Liên quan tới việc khởi tố bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, Giám đốc trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, Hà Nội), Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tiến Vinh - Trưởng Văn phòng luật sư Bảo An (Đoàn Luật sư Hà Nội).
Vụ bác sĩ Tường vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng gây chấn động dư luận thời gian qua
Luật sư Vinh cho rằng việc Cơ quan điều tra Công an TP.Hà Nội khởi tố Nguyễn Mạnh Tưởng về tội "Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh" theo Điều 242 và tội "Xâm phạm thi thể" theo Điều 246 (Bộ luật Hình sự) là phù hợp. Theo luật sư Vinh, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy chưa đủ chứng cứ xác định nghi can phạm tội "giết người".
Cũng theo luật sư Vinh, tội vi phạm các quy định về khám chữa bệnh thì người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, không có ý định tước đoạt tính mạng của bệnh nhân. Nói cách khác, người phạm tội có thể cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả.
Khi thông tin về việc khởi tố bác sĩ Tường được đưa ra vào chiều tối 31.10, nhiều ý kiến cho rằng cần phải khởi tố bác sĩ Tường theo Điều 93 (Bộ luật Hình sự), tội danh "giết người", mới hợp lý.
Về luồng ý kiến trên, luật sư Vinh cho rằng đối với tội giết người thì yếu tố cốt lõi cấu thành tội này là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật của người phạm tội. Do vậy, nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân thì không thể xác định được nạn nhân chết trước hay sau khi bị vứt xuống sông. Nếu khởi tố về tội "giết người" khi chưa có kết luận giám định về nguyên nhân chết là thiếu căn cứ, vi phạm tố tụng.
Trong thời gian tới, nếu tìm thấy thi thể nạn nhân và xác định được nạn nhân vẫn còn sống khi bị vứt xuống sông, cơ quan điều tra có quyền ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố để điều tra bị can Tường về tội "giết người".
Luật sư Vinh cho biết thêm: Việc khởi tố bị can về một tội danh cụ thể không đồng nghĩa với việc chắc chắn bị can sẽ bị đề nghị truy tố về tội đó, mà còn tùy thuộc vào kết quả điều tra vụ án.
Nhiều trường hợp vụ án sau khi được điều tra, nếu bị can phạm thêm một tội khác thì cơ quan công an có quyền ra quyết định khởi tố bị can để điều tra tội mới.
Theo TNO
Vụ bác sĩ vứt xác: Gia đình bệnh nhân mời luật sư vào cuộc Liên quan đến vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xác, gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cho biết đã mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình. Người thân trong gia đình nạn nhân ngóng tin tìm thi thể chị Huyền Trao đổi với Thanh Niên Online hôm 1.11, anh Lê Quang...