Không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và Bộ trưởng TT&TT
Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm hai chức danh Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ TT&TT do chưa đủ thời gian 9 tháng công tác.
Sẽ có 48 người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV sắp diễn ra
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị góp ý kiến vào dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền sáng 10/10, ông Trần Văn Tuý – Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV diễn ra vào cuối tháng 10 tới đây, có nội dung quan trọng là Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
“Hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đã chuẩn bị đến bước gửi báo cáo công tác đến các ĐBQH” – ông Tuý nói.
Theo quy định tại điều 18 luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015, các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn được quy định sẽ được lấy phiếu tín nhiệm gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban TVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trưởng ban Công tác đại biểu cũng cho hay, hiện nay, các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn có 50 người. Tuy nhiên, tại kỳ họp Quốc hội tới đây sẽ chỉ lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người, bởi 2 người giữ 2 chức danh mới được bổ nhiệm, do chưa đủ thời gian công tác 9 tháng trên cương vị mới nên sẽ chưa lấy phiếu tín nhiệm. Đó là chức danh Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT).
Ông Túy cũng thông tin thêm, tại phiên họp Ủy ban TVQH thứ 28 dự kiến khai mạc vào ngày 15/10 tới đây sẽ có nội dung về công tác nhân sự. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc sẽ chuẩn bị nhân sự Chủ tịch nước để trình Quốc hội bầu. Còn Chính phủ sẽ chuẩn bị nội dung miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ TT&TT để trình Quốc hội phê chuẩn.
Video đang HOT
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 8 BCH T.Ư Đảng khoá XII, Trung ương đã biểu quyết 100% giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc bầu Chủ tịch nước. Đối với nhân sự Bộ TT&TT, hiện ông Nguyễn Mạnh Hùng đang giữ chức quyền Bộ trưởng.
Khác với những lần lấy phiếu tín nhiệm trước, đợt này, người được lấy phiếu tín nhiệm phải bô sung 2 nôi dung.
Thứ nhất là báo cáo về việc tư đánh giá, kiêm điêm vê viêc có hay không nhưng biêu hiên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nôi bô theo nghi quyêt TƯ 4, khoá 12.
Thứ hai là người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo về việc tư đánh giá, kiêm điêm vê thưc hiên viêc săp xêp bô máy, tinh gian biên chê ơ cơ quan, tô chưc, đơn vi mình theo nghi quyêt TƯ 6, và nghi quyêt sô 56 của QH vê viêc tiêp tuc cai cách tô chưc bô máy hành chính nhà nươc tinh gon, hoat đông hiêu lưc, hiêu qua.
Theo Hoài Thu (Báo Giao thông)
Ngày làm việc thứ 2: Trung ương thảo luận Đề án về công tác cán bộ
Trung ương cho rằng, đây là một đề án lớn, quan trọng, thực sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Tiếp tục ngày làm việc thứ 2, sáng(8.5), Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII thảo luận tại hội trường về Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên thảo luận.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên thảo luận.
Thảo luận tại Hội trường, các vị Ủy viên Trung ương đều đánh giá cao Đề án "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" được trình tại Hội nghị Trung ương lần này; cho rằng đây là một đề án lớn, quan trọng, thực sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đất nước hiện nay. Đề án được chuẩn bị nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm; quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, công phu, dân chủ, qua nhiều bước quy trình. Các giải pháp, nhiệm vụ được đề ra trong Đề án có tính thực tiễn, khả thi cao...
Các đại biểu thảo luận tại hội trường về công tác cán bộ.
Thảo luận tại Hội trường, liên quan đến việc bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao chủ trương này, cho rằng, đây là giải pháp quan trọng để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, bố trí một cán bộ không phải là người địa phương sẽ kiểm soát được quyền lực tốt hơn, vì đồng chí đó không có mối quan hệ gia đình, dòng tộc, anh em. Ngược lại, sự giám sát của nhân dân đối với đồng chí đó cũng sẽ chặt chẽ hơn. Bản thân đồng chí cũng thận trọng hơn trong ứng xử với nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên thảo luận.
Chia sẻ nghiệm bản thân có nhiều năm làm Bí thư tỉnh ủy không phải người địa phương, ông Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn vì người địa phương thường có các mối quan hệ tình cảm, đôi khi rơi vào duy tình trong xử lý công việc. Tuy nhiên, việc bố trí, luân chuyển cán bộ cần chú ý đến đặc thù vùng miền, giúp cán bộ nhanh chóng nắm bắt được tình hình địa phương.
"Việc thiếu thông tin, chưa nắm được địa bàn có thể khắc phục thông qua nỗ lực tìm hiểu của bản thân. Nhưng tình cảm thì rất khó. Trong hai cái đó, tôi chọn bố trí cán bộ không phải là người địa phương", ông Đỗ Văn Chiến góp ý.
Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, việc bố trí, luân chuyển cán bộ cần chú ý đến đặc thù vùng miền.
Một số ý kiến đề nghị triển khai nhất quán ngay từ đầu chủ trương này, tránh tình trạng có địa phương làm, địa phương không. Và để làm được điều này, thì ngay từ bây giờ phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Bí thư, đảm bảo tính chất vùng miền, dân tộc... Một số ý kiến cũng đề nghị áp dụng chủ trương này với chức danh chủ tịch, nhằm ngăn chặn tận gốc quyền lực ở địa phương.
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến phát biểu tập trung vào khâu đánh giá cán bộ. Cho rằng đây là khâu quan trọng, là căn cứ, cơ sở để triển khai các công tác cán bộ tiếp theo, đánh giá cán bộ cần theo hướng đa chiều, liên tục, đánh giá theo kiểu sản phẩm, đặt hàng. Dẫn kinh nghiệm thực tế tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị đồng tình với hình thức đánh giá này, đồng thời yêu cầu tập trung đánh giá đội ngũ cán bộ hiện nay, vì đây sẽ là đội ngũ cán bộ được đào tạo thành đội ngũ cán bộ cấp chiến lược thời gian tới.
"Tỉnh đặt hàng cho các Bí thư, Chủ tịch huyện, giám đốc các sở 5-7 nhiệm vụ mà tỉnh đang cần giải quyết. Và cuối năm lấy sản phẩm để đánh giá. Cái này thực chất hơn, rõ hơn", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho biết.
Về vấn đề chống chạy chức, chạy quyền, các đại biểu cho rằng, cần có cơ chế giám sát người đứng đầu. Người đứng đầu phải gương mẫu, kiên quyết không để người khác chạy mình. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cán bộ cần phải có những người mẫn cán và luôn nêu cao trách nhiệm của người công chức.
"Tôi đề nghị Trung ương cần nghiên cứu cái này và có biện pháp, chế tài để chúng ta có thế ngăn chặn được. Ít nhất là giảm tối đa việc này và có chế tài giám sát người đứng đầu nếu trách nhiệm của anh mà anh để như thế thì không được. Đây chính là mấu chốt và dẫn đến câu chuyện là tại sao chúng ta có quy chế đầy đủ hết, quy trình đầy đủ nhưng người thực hiện thì sai. Nó xuất phát từ chỗ này. Tôi cho rằng, nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta giảm thiểu rất lớn nạn chạy chức, chạy quyền này", ông Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị.
Theo Xuân Dần (VOV)
Trung ương thảo luận về trách nhiệm nêu gương của cán bộ cấp cao Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, dự kiến sẽ thông qua ngày 6/10. Ngày 5/10, ngày làm việc thứ 4, Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thảo luận về Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng...