‘Không lấy anh tôi đã lấy được tỉ người hơn anh!’
Chị lớn tiếng rồi so sánh: “Chồng người ta làm ông này ông kia, xây nhà to, mua xe đẹp cho vợ con, sánh vai cùng chồng nở mày nở mặt. Đằng này chồng mình như đụn rạ…”.
Ngày cưới nghe bạn bè khen, anh tốt số cưới được chị, chị không xinh nhưng bù lại giỏi giang, thông minh, sắc sảo, chị cười, cho mình quyền kiêu hãnh một chút. Anh dân kỹ thuật, trầm tính, thích cuộc sống bình dị, không tham vọng vật chất. Chị dân kinh tế thích năng động, bay nhảy, ghét sự an nhàn. Anh xin cho chị vào làm nhà nước để có thời gian cho gia đình, chị từ chối muốn làm ngoài tuy vất vả áp lực nhưng cơ hội phát triển sự nghiệp cao hơn. Chị ngầm thỏa thuận với anh, chị không phải mẫu phụ nữ chỉ biết lấy chồng con làm kim chỉ nam để sống nên anh đừng có ý định áp đặt, ngăn cản tham vọng của chị. Nghe chị nói anh cười hiền.
Công việc anh thoải mái thời gian nên chị giao luôn anh nhiệm vụ đưa đón con đi học. Chiều tan làm chị chỉ đảo qua chợ, lo bữa cơm tối tươm tất cho bố con anh. Khi ấy dù bận rộn nhưng chị còn nghĩ tới việc dành thời gian cho chồng con, cho bữa cơm gia đình, cuối tuần vợ chồng cùng con đi chơi. Cuộc sống đủ bình yên, hạnh phúc. Bằng năng lực cùng sự cố gắng phấn đấu, chị được cất nhắc lên vị trí giám đốc chi nhánh khi vừa qua tuổi 30, không ít người nhìn chị trầm trồ thán phục, dưới quyền chị giờ có hàng chục nhân viên. Lương, thưởng chị mang về nhà hàng tháng giờ cao gấp nhiều lần anh.
Chị quen biết gặp gỡ nhiều người giỏi giang, thành đạt, trong chị bắt đầu
ngầm so sánh chồng mình với chồng người (Ảnh minh họa).
Quỹ thời gian chị dành cho gia đình eo hẹp dần, sáng vội vã đi làm, tối 8, 9 giờ trở về nhà bởi không bận công việc thì chị bận tiệc tùng, gặp gỡ đối tác, bữa cơm thường lặng lẽ có hai bố con. Biết vợ vất vả việc cơ quan nên việc nhà anh quán xuyến hết. Anh bảo chị “Trong nhà một người làm kinh tế thì người lo hậu phương, em thích vùng vẫy ngoài xã hội, anh cũng thế lấy ai chăm con”.
Nhiều người trong xóm nhìn cảnh anh ngày ngày xách làn đi chợ, líu ríu con nhỏ phía sau, trêu anh sao giống cảnh gà trống nuôi con, anh cười xuề xòa bảo “Ở nước ngoài, đàn ông nội trợ chăm con nhiều lắm, vợ có năng lực sao không để vợ phấn đấu, đâu phải thời xưa mà bắt phụ nữ quanh quẩn mãi chuyện chồng con bếp núc”.
Video đang HOT
Nhưng sự thành công sớm thay đổi dần suy nghĩ, chị không thấu hiểu tấm lòng cảm thông, thương vợ của anh. Chị quen biết gặp gỡ nhiều người giỏi giang, thành đạt, trong chị bắt đầu ngầm so sánh chồng mình với chồng người, lúc đầu chị còn ý nhị nói bóng gió xa xôi, sau trong nhiều cuộc mâu thuẫn vợ chồng chị thẳng thừng “Không lấy anh tôi đã lấy được người tốt hơn, chồng người ta làm ông này ông kia, xây nhà to, mua xe đẹp cho vợ con, sánh vai cùng chồng nở mày nở mặt. Đằng này chồng mình như đụn rạ…”. Chị không biết, sau mỗi câu vô tình chị nói, tình cảm vợ chồng sứt mẻ đi ít nhiều, anh nghĩ đàn bà thường hay có thói so đo chồng mình, chồng người nên rộng lượng bỏ qua, nhẫn nhịn giữ hòa khí gia đình mà chị không hiểu…
Chị tự ý quyết chuyện lớn trong nhà, theo chị ai nắm kinh tế người đó có tiếng nói. Chị coi việc nhà anh làm thường ngày là việc nhỏ nhặt, tầm thường của người đàn ông không có chí tiến thủ, thiếu chí hướng. Chị mang phận đàn bà nhưng mạnh mẽ, tham vọng, sự nghiệp chưa làm chị thỏa mãn, chị lấn sang kinh doanh, mặc anh khuyên kinh tế khó khăn, lại thiếu kinh nghiệm làm đâu phải dễ. Lời anh nói chị bỏ ngoài tai, vợ chồng nhiều lúc nhìn nhau sượng sùng chẳng biết nói gì, tổ ấm như ngôi nhà trọ cho chị ngả lưng qua đêm. Anh nhắc chị không cần vất vả, tiền bạc đâu đến nỗi thiếu thốn, chị thản nhiên buông câu “Sống an phận thủ thường như anh đời nào mới tự do tài chính, anh chỉ cản trở sự tiến thân của tôi”. Rồi chị vội dắt xe đi, không kịp nhận ra, nỗi chán chường thất vọng hiện đầy trong đôi mắt anh…
Trong men rượu say mềm anh nói “Về rồi đấy à, đơn anh đã viết, em xem rồi ký vào…”
(Ảnh minh họa).
Khuya, chị về nhà giật mình thấy anh ngồi bệt ngay chân cầu thang, vẻ mệt mỏi, bên cạnh anh chai rượu đã cạn, trong men rượu say mềm anh nói “Về rồi đấy à, đơn anh đã viết, em xem rồi ký vào, em sống với anh bằng mặt nhưng không bằng lòng khổ anh, khổ em, khổ con. Bát đã vỡ gắn sao cho lành. Anh nghĩ rồi, sống không hạnh phúc, chi bằng giải thoát cho nhau, ký vào đơn xong em tự do đi tìm hạnh phúc mới như em muốn”.
Xong, anh lảo đảo bước vào phòng, chị đứng lặng với tờ đơn trên tay, nước mắt thi nhau tuôn rơi lã chã. Từ trước đến nay chị luôn nghĩ mọi việc chị làm là đúng, giỏi giang lắm, giờ đứng trước sự đổ vỡ hôn nhân, hạnh phúc sắp vuột khỏi tầm tay, chị mới ngộ ra những sai lầm của chị. Người đàn bà dù thành đạt ngoài xã hội, khi trở về nhà để đôi dép lại ngoài cửa nên làm tròn vai trò người vợ, người mẹ trong mắt chồng con… Chị không biết sự hối hận của chị có còn kịp hàn gắn lại hạnh phúc với anh hay không?
Theo Ngoisao
Tết chẳng vui vì phải xin tiền vợ
Tất cả chi phí trong nhà, nửa năm nay, tôi đều nhờ vào vợ. Tiền lương không có nên tôi còn đang tiêu số tiền dành dụm ít ỏi của cả vợ và chồng trước đây.
Người ta nói, đàn ông làm trụ cột trong gia đình, việc gì cũng có thể tự lo được cho vợ con mới là người đàn ông tốt, có bản lĩnh và trách nhiệm. Nhưng tôi, từ ngày lấy vợ, đi làm lông bông được 1,2 năm, bây giờ lại trở về cảnh thất nghiệp. Tất cả chi phí trong nhà, nửa năm nay, tôi đều nhờ vào vợ. Tiền lương không có nên tôi còn đang tiêu số tiền dành dụm ít ỏi của cả vợ và chồng trước đây.
Có con, cuộc sống chật vật hơn, tôi cảm thấy mình cần cố gắng nhiều. Cũng cố gắng kiếm việc này, việc kia nhưng chỉ vài ba hôm là lại nghỉ. Một là bị cho nghỉ, hai là công việc không thể hợp với mình. Nên cuối cùng, tôi lại trở thành kẻ thất nghiệp. Tâm trạng của một người đàn ông thất nghiệp, phải phụ thuộc vào kinh tế của vợ cảm thấy thật buồn. Tôi đã nói với vợ rất nhiều về chuyện này, cũng buồn rầu tâm sự nhưng lúc nào vợ cũng ở bên cạnh, động viên tôi, luôn luôn quan tâm và yêu thương tôi. Vợ bảo tôi không phải lo, đâu ắt có đó. Việc gì đến thì sẽ đến. Tôi biết là vợ chỉ an ủi mình, chứ tết nhất đến nơi rồi, không có tiền tiêu, một mình vợ gánh vác, chán nản vô cùng.
Hơn nửa năm nay, một mình vợ tôi đi làm, kiếm tiền, tôi ở nhà nhận trách nhiệm chăm con. Thật ra, việc đàn ông chăm con với tôi không phải là chuyện to tát, tôi bằng lòng với việc đó. Đàn ông giúp vợ làm việc nhà, đưa đón con đi học, chăm con thì có gì đâu. Nhưng căn bản, tôi không có việc nên áp lực càng đè nặng lên vai. Tôi cố gắng bằng mọi cách để có thể có công việc, kiếm tiền hỗ trợ kinh tế gia đình nhưng càng cố thì chỉ càng tuyệt vọng. Và khi con người ta rơi vào tuyệt vọng thì thường, chẳng muốn làm gì.
Hơn nửa năm nay, một mình vợ tôi đi làm, kiếm tiền, tôi ở nhà nhận trách nhiệm
chăm con. Thật ra, việc đàn ông chăm con với tôi không phải là chuyện to tát
tôi bằng lòng với việc đó. (ảnh minh họa)
Tháng trước, vợ có đưa cho tôi vài triệu, bảo là anh ở nhà cần gì thì cứ mua, cũng Tết nhất tới nơi rồi. Ban đầu tôi còn sĩ không cầm tiền của vợ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, không cầm tiền của vợ thì tiêu bằng gì. Tôi cũng chỉ có vài khoản tiết kiệm nho nhỏ nhưng tiêu mãi thì cũng hết. Cuối cùng, tôi phải ngượng ngùng đưa tay ra đón lấy món tiền mà vợ đưa cho mình. Thế là, tôi thành gã chồng đi xin tiền vợ.
Hôm rồi nghĩ muốn mua bộ vest đẹp mặc Tết, để còn đi nhận họ, thế là cũng phải hỏi vợ. Vợ cười bảo &'em cũng định mua cho anh nè, anh không cần hỏi em cũng mua'. Có thể là vậy thật và cũng cảm thấy được an ủi nhưng mà, vẫn thấy xấu hổ sao ấy. Mình phải mở lời trước, mong vợ mua cho mình bộ quần áo đẹp chơi Tết. Giống như vợ đang nuôi mình, giống nuôi một đứa trẻ.
Sắp Tết rồi, tôi ở nhà nhận trọng trách chăm con, đi chợ, nội trợ và đi săm Tết. Vợ tôi cũng chẳng phàn nàn gì, đưa tiền cho tôi. Nhưng sao cầm đồng tiền ấy tôi thấy mình thật hèn. Lẽ ra, tôi phải là người đưa tiền cho vợ, đưa vợ đi mua sắm, đằng này, tất tần tật là vợ tôi lo. Cảm giác buồn tủi vô cùng. Tôi cảm thấy mệt mỏi vì chuyện này. Nếu mà vợ tôi hiểu thì không sao nhưng vợ mà làm ra vẻ thông cảm nhưng trong lòng ấm ức thì quả thật, tôi cảm thấy chán lắm!
Năm nay coi như không có tết rồi. Đi ra ngoài mà không có tiền thì yếu thế lắm
nhất là khi bạn bè biết mình thất nghiệp, sống nhờ tiền của vợ thì còn
cảm thấy trơ trẽn hơn nhiều. (ảnh minh họa)
Mọi năm, thời thanh niên, có đi làm, có tiền tiêu Tết, sao thấy cái Tết lại ý nghĩa, thích như vậy. Nhưng giờ thì, nghĩ đến Tết là sợ, là hoảng. Nếu mà Tết cứ xin tiền vợ, không có một xu dính túi thì chẳng biết phải làm thế nào. Coi như nhậu nhẹt cũng không dám tụ tập luôn. Không lẽ đến nhà người ta ăn không, không lẽ đi ăn rồi chỉ vác cái miệng đến rồi về không đóng góp. Mà ngửa tay xin tiền vợ từ tiền đi nhậu, đi chơi, thấy có chút nhục.
Năm nay coi như không có tết rồi. Đi ra ngoài mà không có tiền thì yếu thế lắm, nhất là khi bạn bè biết mình thất nghiệp, sống nhờ tiền của vợ thì còn cảm thấy trơ trẽn hơn nhiều. Khổ cho phận đàn ông, luôn phải mang trọng trách là trụ cột gia đình...
Theo Ngoisao
Giải thoát khỏi chồng Trước đây, khi thấy cuộc hôn nhân của mình rơi vào bế tắc chị đã từng nghĩ đến ý định giải thoát khỏi chồng nhưng vì thương con quá nhỏ, thiếu thốn tình cảm cha mẹ sẽ rất tội, và chị vẫn hi vọng có ngày anh sẽ tỉnh ngộ. Cuộc sống của gia đình chị càng ngày càng khó khăn. Anh không...