Không lắp đặt thiết bị giám sát sẽ không được sát hạch lái xe
Sở GTVT sẽ không tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch của tám cơ sở này cho đến khi việc lắp đặt thiết bị hoàn thiện và được sở kiểm tra nghiệm thu.
Ngày 24-5, Sở GTVT TP.HCM đã có báo cáo về việc triển khai thực hiện giám sát thời gian học lý thuyết môn pháp luật giao thông đường bộ (GTĐB) tại các cơ sở đào tạo sát hạch lái ô tô trên địa bàn TP.
Tám cơ sở chưa lắp đặt thiết bị giám sát
Theo đó, Sở GTVT TP cho biết tại TP.HCM, lộ trình ứng dụng công nghệ trong quản lý đào tạo, nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn pháp luật GTĐB đối với học viên học lái ô tô vẫn đang thực hiện đúng quy định. Trên cơ sở báo cáo của các cơ sở đào tạo lái xe tại TP, sở đã tiến hành kiểm tra 55 cơ sở đào tạo đang hoạt động. Kết quả, có 47/55 cơ sở đã lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát; tám cơ sở chưa lắp đặt hoàn chỉnh.
Đối với tám cơ sở đào tạo chưa lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị giám sát, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị này tiếp tục hoàn thiện và có báo cáo bằng văn bản về sở qua Phòng quản lý sát hạch trước ngày 25-5. Ngoài ra, Sở GTVT sẽ không tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch (báo cáo 1) của tám cơ sở này cho đến khi việc lắp đặt thiết bị hoàn thiện và được sở kiểm tra nghiệm thu.
Trước đó, Sở GTVT TP đã kiến nghị lùi thời điểm áp dụng giám sát thời gian học lý thuyết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến các trung tâm sát hạch không thể lắp đặt thiết bị, tuy nhiên Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn quyết định áp dụng theo quy định.
Học viên được giám sát học lý thuyết bằng vân tay tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Hoàng Gia. Ảnh: THY NHUNG
Học viên gặp khó về thời gian
Theo khảo sát của PV, từ ngày 11-5, các trung tâm đào tạo giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn TP.HCM bắt đầu thực hiện giám sát thời gian học lý thuyết môn pháp luật GTĐB bằng hình thức điểm danh bằng vân tay. Tại nhiều trung tâm đã tiến hành ký kết hợp đồng, lắp đặt, vận hành thiết bị theo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Theo đó, tất cả khóa khai giảng mới từ ngày 11-5 đều được điểm danh học lý thuyết bằng vân tay (trừ hạng B1).
Anh Ngô Trung Dũng, một học viên đang học lái xe, cho biết anh đang làm công nhân, công việc phải làm theo ca sáng và tối nên việc học tập trung như vậy khiến anh khó sắp xếp được thời gian. “Dù vậy, tôi cũng phải cố gắng đổi ca trực cho các đồng nghiệp để theo học cho xong bằng lái” – anh Dũng nói.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và sát hạch GPLX Hoàng Gia, cho biết việc triển khai thực hiện giám sát thời gian học lý thuyết môn pháp luật GTĐB tại Trung tâm Hoàng Gia diễn ra bình thường. Tuy nhiên, trung tâm cũng lo lắng vì nếu học viên vắng nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến việc thi sát hạch.
Còn theo giám đốc một trung tâm đào tạo, sát hạch GPLX: “Hiện nay trung tâm đã áp dụng việc điểm danh bằng vân tay cho học viên các khóa mới. Tuy nhiên, việc điểm danh này vẫn trên cơ sở thực nghiệm để nhận ra những khó khăn và vướng mắc. Từ đó sẽ báo cáo lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam để có hướng dẫn chi tiết hơn”.
Video đang HOT
Điều kiện ràng buộc chưa hợp lý
Việc điểm danh môn pháp luật GTĐB bằng hình thức điểm danh bằng vân tay vẫn còn một số khó khăn liên quan đến người học. Ví dụ, một số học viên ở tỉnh khi muốn nâng hạng GPLX thì phải lên TP bởi một số tỉnh không thực hiện việc này. Vì vậy, họ buộc phải thuê phòng trọ ở 40 ngày để học xong phần lý thuyết. Việc này sẽ dẫn đến tốn kém vì các trung tâm đào tạo không có cơ sở vật chất để học viên lưu trú. Nếu học viên không ở lại TP thì quá trình đi lại càng vất vả hơn. Việc áp dụng bằng vân tay chúng tôi không đồng ý vì những điều kiện ràng buộc chưa hợp lý, thiếu khoa học. Nên chúng tôi không ý kiến về vấn đề này nữa.
ông Bùi Đình Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM
Đình chỉ cơ sở không thực hiện theo quy định
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở GTVT chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái ô tô hoàn thành việc ứng dụng công nghệ để nhận dạng, theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật GTĐB đối với học viên học lái ô tô (trừ hạng B1).
Trường hợp sau ngày 1-5, cơ sở chưa hoàn thành việc ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học theo quy định trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị sở GTVT đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái ô tô theo quy định. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc ứng dụng điểm danh bằng vân tay được áp dụng từ ngày 11-5.
Sắp khởi công nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
Trong tháng 4, dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TP.HCM) sẽ chính thức được khởi công.
Nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ là một trong những điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở khu vực phía nam TP.HCM. Để giải quyết tình trạng này, UBND TP, Sở GTVT đã chấp thuận xây dựng dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.
Giải quyết ùn tắc khu nam TP
Theo ghi nhận của PV, những tuyến đường để kết nối vào khu nam TP như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Tất Thành, Phạm Hùng hiện luôn rơi vào tình trạng quá tải.
Các xe đi vào trung tâm TP và ngược lại thường bị kẹt ở ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ, đường Nguyễn Tất Thành.
UBND TP và Sở GTVT đã đưa ra nhiều phương án giải quyết. Trong đó, có phương án xây dựng cầu Nguyễn Khoái, mở rộng cầu Kênh Tẻ... Đặc biệt, dự án được kỳ vọng nhất chính là xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (viết tắt là Ban QLDA) làm chủ đầu tư.
Ban QLDA cho biết trong tháng 4 sẽ tiến hành khởi công xây dựng dự án này.
Tổng vốn đầu tư của dự án này là 830 tỉ đồng (nguồn vốn thực hiện bằng ngân sách TP). Dự kiến quý II-2020 sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng hạng mục hai hầm chui phía đường Nguyễn Văn Linh.
Tuy nhiên, Ban QLDA cho rằng tình hình khách quan có thể ảnh hưởng tới tiến độ dự án do vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông. Bên cạnh đó, hiện nay hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, dây viễn thông vẫn chưa được tiến hành di dời.
Do đó, để đảm bảo tiến độ và tiết kiệm thời gian di dời hạ tầng kỹ thuật, Ban QLDA vẫn tiếp tục thi công hầm chui, sau đó mới thi công đường dẫn.
Ngoài ra, Ban QLDA đang lên phương án tổ chức giao thông khu vực bởi tuyến đường này vốn kẹt xe ngay cả khi chưa tiến hành thi công. Hiện Ban QLDA đã trình Sở GTVT và phối hợp với các đơn vị liên quan để góp ý phương án giao thông tại khu vực này.
Kẹt xe thường xuyên ở nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Ảnh: THU TRINH
Sở GTVT thống nhất phương án thi công
Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết việc sớm thi công dự án xây dựng hầm chui tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân là do khu vực này đã quá tải và thường xuyên ùn tắc giao thông.
"Sau khi hạng mục hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ hoàn tất và đưa vào khai thác sẽ giảm tình trạng giao cắt giữa hai tuyến đường này. Từ đó sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông" - ông Bằng lý giải.
Mới đây, Sở GTVT đã thống nhất phương án thi công do Ban QLDA trình duyệt.
Theo đó, phương án thi công cụ thể như sau: Đối với giai đoạn 1, dự án sẽ thi công mở rộng đường tạm và điểm quay đầu ô tô tại dải phân cách tim đường Nguyễn Văn Linh, gồm ba đoạn.
Đoạn 1 sẽ thi công 40 ngày. Đơn vị thi công sẽ mở dải phân cách tim đường tạo điểm quay đầu xe dành cho ô tô. Hướng đi từ Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận đến quốc lộ (QL) 1 và ngược lại.
Đoạn 2 sẽ thi công xây dựng đường tạm Nguyễn Hữu Thọ đến vị trí cầu Tư Dinh 110 m. Đoạn này cũng thi công trong vòng 40 ngày. Hướng thi công là KCX Tân Thuận đến QL1 và ngược lại.
Đoạn 3 sẽ xây dựng đường tạm Nguyễn Hữu Thọ đến đường Nguyễn Phan Chánh. Kích thước rào chắn dài khoảng 285 m, rộng 13-38 m, thi công trong 40 ngày.
Đối với giai đoạn 2 của dự án, đơn vị thi công sẽ thi công các hầm hở H1T-H6T, H10T-H18T và hầm kín K01 trên đường Nguyễn Văn Linh. Cụ thể, thi công trên phần đường dành cho ô tô theo hướng lưu thông từ KCX Tân Thuận đến QL1.
Giai đoạn này cũng chia thành ba đoạn.
Đoạn 1 sẽ thi công từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến cầu Tư Dinh 65 m. Hướng thi công từ KCX Tân Thuận đến QL1 và ngược lại.
Đoạn 2 sẽ thi công từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến cách đường Nguyễn Phan Chánh 70 m. Hướng thi công từ KCX Tân Thuận và ngược lại.
Thời gian chiếm dụng đường của hai đoạn trên là 24/24 giờ. Các phương tiện sẽ lưu thông bình thường. Riêng ô tô sẽ di chuyển trên phần đường tạm 8,5 m (đã thi công trong giai đoạn trước). Thời gian thi công là 330 ngày.
Đoạn 3 sẽ thi công các hầm hở H7T-H9T và trạm bơm trên đường Nguyễn Văn Linh (cách đường Nguyễn Hữu Thọ 50-110 m). Thời gian chiếm dụng đường là 24/24 giờ, thi công trong 110 ngày.
Tuân thủ các quy định về thi công
Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, Sở GTVT yêu cầu chủ đầu tư phải làm biển báo giao thông, chỉ đạo người điều tiết giao thông trong quá trình thi công. Đồng thời, trong thời gian thi công chỉ được tập kết máy móc, thiết bị thi công trong phạm vi công trình.
Sở GTVT cũng yêu cầu chủ đầu tư, CSGT, Ban quản lý khu nam, Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng lên phương án điều chỉnh đèn pha tín hiệu giao thông. Song song lắp đặt bổ sung mặt đèn, trụ đèn để đảm bảo phù hợp với tình hình giao thông khu vực.
Chủ đầu tư cần phối hợp với Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ để lắp đặt biển báo, hệ thống phản quang, chiếu sáng.
ĐÀO TRANG
Chú ý phân luồng tại cầu Ông Cày, quận 9 Sở GTVT TP.HCM vừa chấp thuận phương án tổ chức giao thông phục vụ thi công, cải tạo sửa chữa nhánh trái cầu Ông Cày hiện hữu. Đây là một phần trong dự án cải tạo, nâng cấp đường Liên Phường, quận 9. Theo Sở GTVT, cầu Ông Cày sẽ bị chiếm dụng bề rộng hơn 10 m, chỉ còn 8 m lưu...