Không làm dự án kênh Chợ Gạo theo hình thức BOT
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, dự án đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo không thể đầu tư hình thức BOT vì là tuyến đường thủy độc đạo.
Ngày 15-3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác các bộ, ngành trung ương đã trực tiếp khảo sát tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo và làm việc với tỉnh Tiền Giang về dự án đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo.
Tại đây, Phó Thủ tướng nhận định tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo đang diễn ra tình trạng ách tắc nghiêm trọng, làm tăng chi phí vận tải đường thủy. Dọc bờ sông đang bị sạt lở sâu, gây thiệt hại tài sản và đe dọa tính mạng người dân nơi đây.
Phó Thủ tướng cho rằng đây là một trong những nút thắt giao thông thủy lớn. Nếu nút thắt này không được giải quyết sẽ làm giảm năng lực vận tải của cả khu vực ĐBSCL.
Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT rà soát lại kế hoạch đầu tư các dự án giao thông ở ĐBSCL trên cơ sở quy hoạch. Từ đó xác định nguồn vốn, cơ cấu vốn, lộ trình thực hiện và xác định các dự án ưu tiên. Trong đó, dự án kênh Chợ Gạo phải đưa vào là một trong những dự án ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai thực hiện.
Kênh Chợ Gạo đã trở nên quá tải. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Báo cáo với Phó Thủ tướng tại buổi khảo sát, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết dự án được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2009 với tổng mức đầu tư 4.221 tỉ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn khó khăn, đến năm 2013 Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư giảm còn 2.263 tỉ đồng. Việc giảm chi phí dựa trên cơ sở điều chỉnh giảm kích thước cơ bản luồng tàu (chiều rộng đáy chạy tàu từ 80 m xuống 55 m; độ sâu chạy tàu từ 4 m xuống 3,1 m; bán kính cong tối thiểu của luồng từ 500 m xuống 300 m…).
Về nguồn vốn đầu tư, Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang đề xuất Phó Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án giai đoạn 2 bằng vốn ngân sách (giai đoạn 1 của dự án được đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2015).
Phó Thủ tướng cũng cho rằng kênh Chợ Gạo không thể đầu tư theo hình thức BOT vì đây là tuyến độc đạo, người dân không có quyền lựa chọn đường đi khác. Vì vậy, đối với giai đoạn 2 của dự án này nên đầu tư bằng vốn ngân sách.
Video đang HOT
Qua đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc ngay để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét, bố trí vốn thực hiện giai đoạn 2 của dự án bằng vốn ngân sách. Về địa phương tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng đề nghị phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt chủ trương của dự án trên.
Toàn tuyến kênh Chợ Gạo dài 28,5 km, đi qua 17 xã và thị trấn của huyện Châu Thành (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang). Mỗi ngày/đêm, tuyến kênh này có hơn 1.500 lượt phương tiện đường thủy qua lại để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh vùng ĐBSCL đi TP.HCM và ngược lại. Thời gian qua, dù ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực giảm áp lực giao thông cho tuyến đường thủy độc đạo này, tuy nhiên đến nay tình trạng ghe tàu vẫn xếp hàng dài để qua kênh.
ĐÔNG HÀ
Theo PL
Chính phủ chỉ đạo giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy
Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ GTVT triển khai thu phí theo phương án giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy như hiện nay.
Chính phủ chỉ đạo giữ nguyên vị trí trạm thu phí Cai Lậy và sớm tổ chức thu phí trở lại
Giữ nguyên Trạm thu phí Cai Lậy là ưu điểm hơn
Sáng 25/1, ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để thông báo văn bản số 100/TTg-CN, ngày 20/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phương án triển khai thu phí tại trạm BOT Cai Lậy.
Ông Nguyễn Nhật cho biết từ cuối năm 2017, khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã cho dừng thu phí tại trạm thu phí Cai Lậy để làm việc với địa phương, nhà đầu tư đưa ra các phương án. Bộ GTVT đã yêu cầu Thanh tra Bộ thực hiện công tác thanh tra toàn bộ dự án. Kiểm toán nhà nước cũng đã vào cuộc thực hiện kiểm toán. Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã yêu cầu Bộ GTVT ra soát lại công tác thanh tra, kiểm toán. Đến nay dự án đã được quyết toán xong và khẳng định dự án đã được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Bộ GTVT sau đó đã báo cáo Chính phủ 2 phương án thu phí tại trạm BOT Cai Lậy:
Phương án 1: Giữ nguyên vị trí trạm thu phí hiện nay, thực hiện giảm giá chung cho tất cả các phương tiện và mở rộng tối đa phạm vi giảm giá dịch vụ cho người dân khu vực lân cận trạm thu phí.
Phương án 2: Xây thêm 1 trạm thu phí trên tuyến tránh, thu trên cả 2 trạm, phương tiện đi trên tuyến nào, doanh thu sẽ hoàn vốn cho tuyến đó; có mở rộng tối đa phạm vi giảm giá dịch vụ cho người dân khu vực lân cận.
Ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang về phương án tổ chức thu phí trở lại tại trạm thu phí Cai Lậy
Ngày 8/11/2018, Thường trực Chính phủ tổ chức họp xử lý vướng mắc các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Tại cuộc họp, ý kiến của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đều cho rằng phương án 1 có nhiều ưu điểm hơn và cần thiết sớm triển khai thu giá dịch vụ trở lại tại trạm Cai Lậy để không ảnh hưởng lan truyền đến các dự án tương tự có đầu tư tuyến tránh.
Ngay sau cuộc họp, ngày 23/11/2018, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì hợp với địa phương và các bộ, ngành liên quan để quyết định phương án.
Ngày 20/12/2018 tại văn bản số 100/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến: "Bộ GTVT triển khai theo phương án giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy như hiện nay".
Giảm giá sâu, rộng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với nhà đầu tư xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí Cai Lậy theo phương án 1.
Theo đó, mức giá sẽ được giảm tối đa cho tất cả phương tiện qua trạm (xe nhóm 1 - dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn từ 35.000đ/lượt xuống còn 15.000đ/lượt, tương ứng giảm 75%) và mở rộng phạm vi miễn, giảm giá từ 4 xã lên 8 xã lân cận với phạm vi đến khoảng 10km quanh trạm.
Phân luồng các phương tiện xe tải, xe khách không đi vào trung tâm thị trấn Cai Lậy. Những xe nào có nhu cầu giao dịch trong khu trung tâm thị xã sẽ được Sở GTVT Tiền Giang cấp phép.
Tại buổi làm việc ông Phạm Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ GTVT, nhà đầu tư tổ chức lại thu phí trạm Cai Lậy. Tuy nhiên cần cân nhắc thời gian hợp lý, bởi nếu thu ngay sau Tết, phương tiện lưu thông còn đông sẽ rất khó khăn, có thể gây ùn tắc giao thông.
Sau khi cân nhắc các phương án thì giữ trạm thu phí tại vị trí cũ là tối ưu hơn
Ông Tuấn đề nghị Bộ Công an có chỉ đạo công an các địa phương liên trong việc phối hợp xử lý các đối tượng cố tính chống đối, gây mất an ninh, trật tự tại khu vực trạm thu phí. Bộ GTVT làm việc với Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo Trung ương để có sự thống nhất trong chỉ đạo tuyên truyền về lợi ích của chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT thống nhất với các ý kiến của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, đề nghị nhà đầu tư dự án xây dựng lại phương án thu phí sao cho bài bản, chu đáo trình Bộ GTVT để lấy ý kiến địa phương, các đơn vị liên quan xem xét và có hướng phối hợp cụ thể. Sau khi có thông tin chính thức, Bộ và các đơn vị liên quan sẽ tổ chức họp báo để công khai thông tin về ngày thu phí trở lại. Trong những ngày tới nhà đầu tư phải tiến hành sửa chữa khu vực trạm thu phí, sửa chữa tuyến đường tránh để đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết.
Ông Nguyễn Nhật đề nghị Sở GTVT phối hợp với nhà đầu tư thông báo rộng rãi đến người dân trong khu vực được biết về chủ trương giảm giá cho từng loại xe. Lãnh đạo Thị xã Cai Lậy cũng cần tuyên truyền rộng rãi đến người dân. UBND tỉnh cần có báo cáo đến Thường trực Ủy ban, Thường vụ Tỉnh ủy về chỉ đạo của Chính phủ để thống nhất trong tổ chức và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, trật tự tại trạm Cai Lậy khi tổ chức thu phí trở lại.
BOT Cai Lậy bắt đầu thu phí từ đầu tháng 8/2017 để hoàn vốn cho dự án cải tạo, tăng cường mặt đường 26,4km Quốc lộ 1 qua Tiền Giang, đoạn qua thị xã Cai Lậy dài 11,1km, sửa chữa 14 cầu kết hợp xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12,1km với tổng mức đầu tư gần 1.398 tỉ đồng.
Vị trí trạm thu phí để hoàn vốn đặt tại Km 1999 900, Quốc lộ 1. Nếu thu phí theo phương án 1, thời gian thu phí sẽ là 15 năm 9 tháng.
Theo Hoàng Minh (Báo Giao thông)
Trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại từ ngày 25-3 Thứ trưởng Bộ GTVT đã có buổi họp với UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư dự án BOT Cai Lậy. Các bên đã thống nhất lúc 0 giờ ngày 25-3, trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại. Thời gian thu phí là 15 năm 9 tháng. Trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại từ ngày 25-3 Ngày 14-3,...