Không kích ở Syria: Nga cho Mỹ thấy sức mạnh khủng khiếp
Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước này.
Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước này.
Mạng RIR phân tích, Quân đội Nga đang thể hiện một phần sức mạnh của mình thông qua các loại vũ khí mà nước này sử dụng trong chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria. Các loại vũ khí được chế tạo từ thời Liên Xô cho đến các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga hiện nay đều được thể hiện khả năng của mình, trong điều kiện tác chiến thực tế trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố ở Syria.
Sức mạnh trên biển
Trước các đợt không kích vào cuối tháng 9, Hải quân Nga đã vận chuyển ít nhất 28 máy bay chiến đấu bằng các tàu đổ bổ cỡ lớn đến cảng Tartus và căn cứ không quân Hmemeem ở Latakia, Syria. Trong đó bao gồm các tàu đổ bộ Nikolai Filchenkov, Novocherkassk, Minsk và Peresvet.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Novocherkassk của Hải quân Nga.
Các tàu này vẫn đang thực hiện nhiệm vụ trực chiến tại khu biển Địa Trung Hải cùng với hạm đội tàu chiến gồm tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelsky, Alexander Shabalin; tàu khu trục Đô đốc Panteleev; tàu khu trục Neustrashimy; tuần dương hạm mang tên lửa Moskov và khu trục hạm Smetlivy.
Trong khi đó, tại vùng biển Caspian, ngày 7/10, bốn tàu chiến nhỏ của Hải quân Nga đã thực hiện cuộc phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr-NK tấn công các mục tiêu phiến quân IS tại Syria. Đây được xem là lần đầu tiên Hải quân Nga triển khai các tên lửa hành trình tấn công một mục tiêu nằm bên ngoài lãnh thổ nước Nga xa đến 1.500km.
Điều này đã nói lên được khả năng tác chiến tầm xa của Hải quân Nga khiến phương Tây và Mỹ đều cảm thấy bị đe dọa trực tiếp.
Ngoài ra Hải quân Nga còn điều động hơn 10 tàu tuần tra đang hoạt động tại vùng Biển Caspian và tàu trinh sát điện tử Vasily Tatischev thuộc Hạm đội Baltic tham gia vào các nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin tình báo phục vụ cho các hoạt động quân sự tại Syria.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan của Hải quân Nga tại Biển Caspian.
Áp đảo trên không nhờ vũ khí dẫn đường thông minh
Không quân Nga điều động khá nhiều loại máy bay chiến đấu tới tham chiến tại Syria từ những “lão tướng” như tiêm kích-bom Su-24M cho đến biến thể hiện đại hóa mới nhất của cường kích Su-25 là Su-25SM. Giai đoạn đầu của các đợt không kích Không quân Nga chỉ điều động 28 máy bay chiến đấu các loại đến Syria cùng hai máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124, tuy nhiên con số này hiện tại đã lên tới 50 chiếc.
Video đang HOT
Su-24M là một trong những mẫu tiêm kích-bom nổi tiếng do Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Dù có thời gian hoạt động đã khá lâu nhưng phi đội Su-24 vẫn được Không quân Nga duy trì thông qua các chương trình hiện đại hóa.
Hiện tại Không quân duy trì phi đội gồm 12 chiếc Su-24M và 12 chiếc Su-25SM tại Syria, ngoài ra còn biên đội gồm 4 chiếc tiêm kích đa năng tiên tiến Su-30SM vốn chỉ mới được Không quân Nga đưa vào trang bị cách đây không lâu.
Su-30SM có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ cho các đợt không kích nó còn thể trực tiếp tham gia tấn công các mục tiêu mặt đất khi cần thiết.
Chiến trường Syria sẽ là cơ hội tốt để Nga thử sức mạnh của Su-34.
Tuy nhiên, cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong đội hình máy bay chiến đấu của Nga ở Syria lại là mẫu tiêm kích-bom Su-34. Theo Bộ Quốc phòng Nga, mỗi chiếc Su-34 đều được tích hợp sẵn trung tâm chia sẻ dữ liệu tác chiến, nó cho phép những chiếc Su-34 chia sẻ các thông tin về mục tiêu giữa các máy bay với nhau mà không cần trung tâm hỗ trợ mặt đất.
Theo đó, một chiếc Su-34 đang hoạt động trên không có thể thông báo cho toàn bộ phi đội hoặc những chiếc Su-34 hoạt động gần đó cùng phối hợp tấn công một mục tiêu. Và toàn bộ thông tin quan trọng về mục tiêu này đều sẽ được gửi đến trung tâm chia sẻ dữ liệu giữa những chiếc Su-34. Hệ thống này giúp phi đội Su-34 hoạt động bí mật hơn vì chỉ cần tới một chiếc trong phi đội sử dụng hệ thống radar để theo dõi mục tiêu.
Ngoài máy bay chiến đấu, Không quân Nga còn huy động các tổng cộng 15 trực thăng gồm các trực thăng vận tải, tác chiến điện tử Mi-17 hay trực thăng tấn công Mi-24 vốn từng được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Afghanistan.
Bom chùm mang theo đạn con dẫn đường thông minh RBK-500-SPBE được trang bị cho Không quân Nga.
Sức mạnh của Không quân Nga còn được thể hiện qua khả năng không kích chính xác ở Syria bằng bom dẫn đường thông minh được triển khai từ Su-24M, Su-25 và Su-34. Phổ biến nhất vẫn là hai loại bom dẫn đường thông minh KAB-250 và KAB-500 được dẫn đường hệ thống vệ tinh quân sự GLONASS với độ sai lệnh so với mục tiêu không quá 5m.
Ngoài ra có một số bằng chứng cho thấy Nga cũng sử dụng bom chùm mang theo đạn con thông minh RBK-500-SPBE ở chiến trường Aleppo.
Khả năng tác chiến điện tử vượt trội
Tại căn cứ không quân ở Latakia, lần đầu tiên Quân đội Nga triển khai các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 bên ngoài lãnh thổ nước này, để vô hiệu hóa hệ thống radar máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát điện tử của các quốc gia khác đang hoạt động trên không phận Syria trong suốt thời gian qua.
Krasukha-4 có phạm vi hoạt động hiệu quả từ 150km-300km giúp bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước các biện pháp trinh sát điện tử của đối phương, tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất này được Quân đội Nga đưa vào trang bị chính thức từ năm 2013.
Khả năng tác chiến tấn công mục tiêu của tên lửa Kalibr không thua kém Tomahawk.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Ảnh tàu chiến Nhật Bản diễu binh hoành tráng
Các tàu chiến Nhật Bản vừa có cuộc diễu binh hoành tráng trên vịnh Sagami vào ngày hôm qua 18 10)
Cứ ba năm một lần, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) sẽ tổ chức cuộc diễu binh, diễu hành quy mô lớn trên vịnh Sagami với sự tham gia của hàng loạt tàu chiến hiện đại nhất JMSDF. Ảnh: Tàu chiến Nhật Bản biểu dương sức mạnh hiện đại, tinh nhuệ trên vịnh Sagami.
Đông đảo người dân Nhật Bản đã được đưa lên các tàu chiến hiện đại cùng chiêm ngưỡng sức mạnh JMSDF.
Phi đội tiêm kích thực hiện nhiều màn bay ấn tượng trong cuộc diễu binh.
Đội hình tàu chiến Nhật Bản xếp đội hình biểu dương sức mạnh.
Tàu ngầm lớp Soryu cũng tham gia màn biểu dương sức mạnh.
Bức ảnh thể hiện sức mạnh "khủng" của JMSDF - hiện có 127 tàu chiến và 373 máy bay với quân số thường trực 50.800 người.
Máy bay phản lực huấn luyện Kawasaki T-4 chịu trách nhiệm thực hiện các bài bay nhào lộn, vẽ hình.
Đội hình tàu chiến tên lửa lớp Hayabusa.
Trong cuộc diễu binh, nhiều tàu chiến Nhật Bản cũng thực hiện phô diễn hỏa lực pháo. Ảnh: Khu trục hạm lớp Hatakaze khai hỏa pháo 127mm.
Máy bay săn ngầm P-1 phóng mồi bẫy nhiệt.
Tàu chiến lớn nhất Nhật Bản kể từ sau CTTG 2 - khu trục chở trực thăng JDS Izumo (DDH-183).
Tàu chiến nhả khói mù trên biển.
Theo_Kiến Thức
Trinh sát điện tử - Vũ khí bí mật của Nga ở Syria khiến IS hoảng loạn Các thiết bị trinh sát điện tử đã trở thành nhân tố quan trọng hỗ trợ Nga không kích chính xác các vị trí của IS ở Syria khiến chúng hoảng loạn. Theo tạp chí National Interest, ngày 30/9, các máy bay tiêm kích và cường kích của Nga bắt đầu chiến dịch không kích IS trên toàn Syria. Khoảng 1 tuần sau,...