Không kích chống IS làm tăng nguy cơ khủng bố ở Nga
Việc tiến hành chiến dịch không kích chống IS tại Syria đang làm dấy lên lo ngại về các nguy cơ khủng bố ở Nga.
Theo các chuyên gia, việc tiến hành chiến dịch không kích chống IS tại Syria đang gia tăngnguy cơ khủng bố ở Nga.
IS lên kế hoạch tấn công khủng bố ngay ở thủ đô nước Nga
Ngày 11/10, Ủy ban chống khủng bố Quốc gia Nga (NAC) công bố việc bắt giữ một nghi phạm ở Moscow với cáo buộc lên kế hoạch tấn công khủng bố tại thủ đô. Trong vụ bắt giữ này, lực lượng an ninh Nga đã phát hiện và vô hiệu hóa một thiết bị nổ tự chế (IED).
Aslan Baysultanov – nghi phạm bị tình nghi chủ mưu lên kế hoạch tổ chức hàng loạt vụ tấn công khủng bố tại Moscow. Ảnh: AP
Phát biểu trong chuyến thăm trụ sở NAC ở Nalchik ngày 12/10, ông Alexander Bortnikov, Giám đốc Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết 20 vụ tấn công khủng bố đã bị lực lương an ninh Nga đập tan trong năm ngoái.
Vụ việc mới nhất liên quan đến việc bắt giữ một số công dân Nga tại Moscow, những người này được cho đều là thành viên của tổ chức khủng bố IS. Các nghi phạm này bị cáo buộc dùng các thiết bị nổ tự chế âm mưu tấn công các phương tiện giao thông công cộng. Trong số những nghi phạm bị bắt, Baysultanov – kẻ đã từng đến Syria được xem là chủ mưu đạo diễn các vụ tấn công này.
Video đang HOT
Việc “xuất khẩu” chủ nghĩa khủng bố từ Syria sang Nga thông qua việc các công dân Nga được IS huấn luyện trở nên thiện chiến không còn là mối đe dọa xa vời. Theo các chuyên gia, việc các chiến binh trở lại Nga từ các điểm nóng thuộc khu vực Hồi giáo sẽ tạo ra một làn sóng quá khích trong cộng đồng người Hồi giáo tại Nga.
Điều tượng tương tự cũng từng xảy ra ở Saudi Arabia và các nước Arab khác khi các thành viên Mujahedeen trở về nước sau cuộc chiến chống lại Liên Xô ở Afghanistan, mang theo sự bất dung thứ tuyệt đối đối với bất kỳ một hệ tương tưởng nào không phải của chúng.
Mới đây nhất, IS đã đăng tải trên mạng một đoạn ghi âm trong đó kêu gọi thanh niên Hồi giáo và những người ủng hộ chúng trên toàn thế giới tiến hành một cuộc thánh chiến chống lại Nga và Mỹ để trả đũa cuộc “thập tự chinh” của hai nước này với người Hồi giáo ở Syria.
Theo Reuters, dù trong đoạn ghi âm này, Abu Mohamed al-Adnani – kẻ được xem là phát ngôn của IS tuyên bố rằng IS hiện đang mạnh hơn bao giờ hết và cho biết “Nga sẽ bị đánh bại”, đồng thời tuyên bố Mỹ đang cố gắng thành lập một “liên minh với quỷ dữ”.
Đích thân thủ lĩnh của IS là Abu Bakr al-Baghdadi cũng tuyên bố rằng kẻ thù chính của IS hiện nay là Nga và Mỹ đồng thời tuyên bố thánh chiến chống lại nước Nga. Âm mưu tấn công khủng bố tại Moscow hôm 11/10 vừa qua cùng với 20 vụ tấn công khủng bố đã bị lực lương an ninh Nga đập tan trong năm ngoái cho thấy nguy cơ khủng bố đang gia tăng tại Nga.
Tăng cường không kích, Nga cũng phải tăng cường an ninh nội địa
Cơ quan An ninh liên bang Nga cho biết đến nay đã ghi nhận có 2.719 công dân Nga đang chiến đấu trong hàng ngũ của IS. Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp với lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS) ngày 16/10 cũng cho biết, ước tính có từ 5.000- 7.000 chiến binh từ Nga và các quốc gia CIS đang chiến đấu cho IS. “Chúng ta không được để chúng áp dụng những gì chúng học được ở Syria khi trở lại quê hương”, ông Putin nhấn mạnh.
Cùng với việc thực hiện chiến dịch không kích tại Syria, Nga sẽ phải tăng cường an ninh nội địa để đối phó với nguy cơ khủng bố.
Đối mặt với nguy cơ khủng bố gia tăng, các chuyên gia cho rằng an ninh quốc gia của Nga cần phải tăng gấp đôi hoạt động để đối mặt với thực tế hiện nay là công dân Nga trở về từ các “điểm nóng” đang được sử dụng như một phương tiện để truyền cảm hứng cho phong trào chống chính phủ và các hoạt động khủng bố.
Theo RT, ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Putin cho biết, các lực lượng an ninh của Nga đang “làm việc không mệt mỏi” để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố tiềm năng của những kẻ cực đoan nhằm trả thù vì hoạt động của Moscow ở Syria.
Theo ông Peskov, các hoạt động chống khủng bố hiện đang được thực hiện bởi Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và Ủy ban chống khủng bố quốc gia (NAC).
Tổng thống Vladimir Putin cho biết các hoạt động quân sự của Nga ở Syria nhằm “tấn công phủ đầu chống lại những kẻ khủng bố”. Theo ông Putin, việc sử dụng các lực lượng quân sự ở nước ngoài bởi thực tế có một số lượng tương đối lớn các công dân Nga tham gia các nhóm khủng bố ở Syria, và những người này có khả năng có thể gây ra một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Nga.
Theo các chuyên gia, số lượng các âm mưu tấn công khủng bố tại Nga đang gia tăng đáng kể và không chỉ tập chung ở các thành phố lớn. Chính vì vậy các cơ quan an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Nga chắc chắn sẽ phải tăng cường hoạt động để đối phó với những nguy cơ này.
Bên cạnh đó, lãnh đạo chống khủng bố bao gồm cả các thống đốc khu vực cũng phải quan tâm một cách đúng mức với vấn đề này, bởi trước nay việc tiến hành các biện pháp ngăn ngừa khủng bố thường chỉ là “một thủ tục”. Tuy nhiên, theo ông Sergey Grachev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia và An ninh quốc tế, cuộc chiến chống khủng bố hiện nay không còn là một thủ tục nữa và con số 2.719 (hoặc có thể hơn) công dân Nga gia nhập IS là một nguy cơ đáng kể đối với an ninh của Nga.
Vào đầu năm nay, Giám đốc Cục An ninh Liên bang Nga, Alexander Bortnikov đã kêu gọi hợp tác về chuyên môn sâu hơn giữa các cơ quan tình báo trong cuộc đấu tranh chống IS.
Ông Alexander Bortnikov cũng cho biết, Nga đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chung chống lại IS, đồng thời cho biết việc trao đổi thông tin tình báo giữa hai nước sẽ có kết quả tốt hơn trong cuộc chiến này.
Theo VOV.VN
Mỹ: Nhiều thành phố lớn có nguy cơ biến mất
Theo môt nghiên cưu đăng trên ân phâm cua Viên Khoa hoc quôc gia My sô ra ngay 12/10, nhiêu thanh phô lơn cua My như New York, Miami hay New Orleans co nguy cơ bi nhân chim do nươc biên dâng.
Nhiêu thanh phô lơn cua My co thê se bi nhân chim do hâu qua cua biên đôi khi hâu. Anh: Getty Images
Nghiên cứu này do Phó Giám đốc phụ trách các vấn đề liên quan đến tác động của khí hậu và nước biển dâng tại Trung tâm Khí hậu của Mỹ, Ben Strauss cùng nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), James Hansen thực hiện.
Theo ông Strauss, từ bây giờ đến năm 2100, nếu nhanh chong hạn chế việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nước biển toàn cầu sẽ dâng lên tư 4,3 - 9,9m. Các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng này có thể diễn ra sớm nhất vào đầu thế kỷ 22 hoặc muộn nhất trong nhiều thế kỷ nữa. Khi đo, các thành phố biêu tương cua My ơ vung duyên hai co thê sẽ bị nhấn chìm va hơn 20 triêu ngươi se phai rơi bo nha cưa cua minh do nước biển dâng.
Cụ thể, thành phố cảng Norfolk, bang Virginia, đến năm 2045 có thể đối mặt với tình trạng này do lượng khí thải vượt tầm kiểm soát. Thành phố New York đến năm 2085 có thể se trơ thanh "thành phố không đáng sống" do nước biển dâng. Trong khi đó, bang Florida là nơi có nhiều thành phố nhất phải hứng chịu tác động từ nước biển dâng. Khoảng 40% dân số của bang này đang sống tại khu vực có nguy cơ bị tác động mạnh.
Trước mối đe dọa này, nghiên cứu cho rằng cân phai tiên hanh nhưng biện pháp mạnh như căt giảm lượng khí thải carbon năm 2050 xuống gần băng mức năm 1950 đê có thể tạo ra sự khác biệt. An Hy Theo Mashable
Theo_Hà Nội Mới
Ả-rập Xê-út cảnh báo Nga về nguy cơ thánh chiến Cảnh báo Moscow về nguy cơ thánh chiến, giới chức Ả-rập Xê-út nói việc Nga không kích phiến quân IS tại Syria sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường. Cảnh báo Moscow về nguy cơ thánh chiến, giới chức Ả-rập Xê-út nói việc Nga không kích phiến quân IS tại Syria sẽ gây ra những "hệ lụy khôn lường". Reuters dẫn lời...