Không khuất phục, giữ chủ quyền!

Theo dõi VGT trên

Chúng ta nhất quyết không khuất phục trước cường quyền nào cả, đó là niềm tin để đấu tranh và đạt được thắng lợi – Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh.

Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, nói việc Trung Quốc (TQ) đưa nhóm tàu khảo sát Địa Chất Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của ta là hành động quậy phá nhằm thực hiện chiến lược “tằm ăn lá dâu”.

Mưu đồ chiếm bãi cạn của ta đã có từ lâu

Không khuất phục, giữ chủ quyền! - Hình 1

Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh

Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh (ảnh) nhớ lại: Năm 1988, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (VN) hết sức căng thẳng.

Sau vụ đánh chiếm trái phép đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, năm 1988), TQ liên tục cho tàu, thuyền dân sự (giả dạng) và cả tàu các lực lượng khác lấn xuống vùng biển phía nam, tìm cách xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền của VN. “Chúng ta đã biết âm mưu của TQ ở biển Đông từ lâu” – tướng Vĩnh nói. Từ nhận định này, theo tướng Vĩnh, chúng ta sau đó đã nhanh chóng có những hành động kịp thời, cấp bách để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Khi đó, với cương vị là phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, ông đã trực chỉ nơi đầu sóng ngọn gió để thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng. “Lúc đó, cấp trên giao cho Quân chủng Hải quân triển khai kế hoạch bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa phía nam bằng việc xây dựng các trạm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật mà sau này ta gọi là hệ thống nhà giàn DK1″ – tướng Vĩnh nói .

Theo tướng Vĩnh, hơn 30 năm trước TQ đã tung ra luận điệu rằng vùng biển có bãi Tư Chính là ngoại vi của quần đảo Trường Sa (của VN) và ngang ngược bảo rằng quần đảo này thuộc chủ quyền của họ. Trên thực tế, ngay từ khi đó TQ đã nhiều lần lén lút đưa tàu xuống khu vực bãi Tư Chính để gọi là khảo sát, thăm dò, tuy nhiên đã bị ta phát hiện, xử lý, ngăn chặn. “Phải khẳng định rõ ràng với TQ rằng đây là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vủa VN theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phải là vùng tranh chấp! Không thể như luận điệu của TQ được” – tướng Vĩnh khẳng định.

Thấy rõ âm mưu, nhanh chóng bảo vệ chủ quyền

Theo cựu tư lệnh Quân chủng Hải quân Mai Xuân Vĩnh, ngay sau sự kiện Gạc Ma, chúng ta đã có nhận định phía TQ sẽ lấn xuống, lấn sâu, chiếm đóng ở các vị trí bãi cạn nhằm tạo thế tranh chấp chủ quyền với ta, trước hết là tranh chấp về khai thác nguồn dầu khí, bởi trong giai đoạn 1986-1989 ta đã khai thác 2,5 triệu tấn dầu thô ở thềm lục địa phía nam. Và đúng là như thế.

Trước hành động TQ xâm chiếm đảo của ta và cho tàu, thuyền hoạt động liên tục, dịch chuyển dần về phía nam, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân khẳng định phải cắm ngay hệ thống nhà giàn trên biển. Theo đó, đầu tháng 6-1989, ta tiến hành kéo nổi công trình nhà giàn DK1 đầu tiên đặt tại bãi Phúc Tần, gọi là nhà DK1/3.

Không khuất phục, giữ chủ quyền! - Hình 2

Vùng biển thuộc khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn là của Việt Nam. Việt Nam đã rất sớm xác lập chủ quyền tại đây và có những hoạt động kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế. Ảnh: ĐẮC LAM

Ngày 10-6-1989, nhà giàn DK1/3 được chính thức đặt lên bãi Phúc Tần. Quá trình cố định nhà giàn khi đó hết sức vất vả. Khi đó ta đưa hệ thống ponton, nhà giàn phía trên vào vị trí trước, bên dưới neo giữ rồi mới tiến hành đổ bê tông chân đế cọc cố định. Tuy nhiên, khi chưa kịp đổ bê tông chân đế cọc cố định, gặp lúc sóng lớn, nhà bị lắc mạnh nên có nhiều khả năng mất an toàn. Trước tình hình đó, tướng Vĩnh và một số cán bộ tham mưu trực chỉ ra Phúc Tần để xử lý tình huống. Phương án đưa ra là đóng cọc cố định nên công trình đỡ rung lắc.

Video đang HOT

Tiếp đó, ngày 16-6-1989, nhà giàn DK1/4 cũng được đặt lên bãi Ba Kè. Ngày 3-7-1989, nhà giàn DK1/1 được đặt tại bãi Tư Chính. Rút kinh nghiệm trước đó, khi đặt nhà giàn DK1/1 ở bãi Tư Chính, chúng ta đã thiết kế theo cách đóng cọc nên cố định giàn tốt hơn.

Theo tướng Vĩnh, những nhà giàn ban đầu đã đóng vai trò rất lớn trong giai đoạn lịch sử, kịp thời bảo vệ chủ quyền biển và thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.

Tung luận điệu hòa bình nhưng liên tục quấy phá

Trước những mưu đồ đã có từ lâu và những hành vi vi phạm chủ quyền ngang ngược của TQ ở bãi Tư Chính trong những ngày qua, Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh cho rằng chủ trương nhất quán của ta là đấu tranh bảo vệ chủ quyền kiên quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Từng giáp mặt đấu tranh với tàu TQ gây hấn những năm 1988, ông khẳng định trong bối cảnh hiện tại mình vẫn kiên trì dựa vào pháp lý, tin tưởng vào công lý, đường lối đấu tranh hòa bình và đấu tranh đến cùng sẽ giành thắng lợi. Ngược lại, TQ cũng không thể dùng sức mạnh để độc chiếm biển Đông.

Tuy nhiên, theo tướng Vĩnh, ngay chỗ này nếu ta không hiểu được âm mưu sâu xa và nhãn quan nhạy cảm qua từng giai đoạn lịch sử để có đối sách phù hợp thì rất khó đấu tranh khẳng định, giữ gìn chủ quyền trước một nước lớn như TQ. “Âm mưu sâu xa đó là gì, thưa trung tướng”.

“Đó là bài cũ luôn được TQ vận dụng với luận điệu hòa bình. Họ ru ngủ quốc tế bằng luận điệu an ninh khu vực này luôn yên tĩnh. Đó là trò bịp bợm của họ tung ra. Họ luôn thể hiện chiêu bài hòa bình, im lặng để làm, gặm được gì thì gặm” – tướng Vĩnh chỉ rõ.

Tướng Vĩnh tiếp: “Họ làm mê hoặc mọi người khi nói họ trỗi dậy vì hòa bình nhưng chính họ cho thấy rất hung hăng để thực hiện mưu đồ lợi ích của riêng mình. Không ai khác, họ là tác giả quậy lên sóng gió khu vực này và tạo ra các vụ đụng độ, tranh chấp. Chẳng hạn năm 1992, họ cũng quậy phá khi có công ty Mỹ đến thăm dò khu vực Tư Chính mà họ gọi là Vạn An… và từ đầu tháng 7 tới nay họ đưa nhóm tàu tới quấy rối các hoạt động kinh tế hợp pháp của VN ở khu vực này”.

Theo tướng Vĩnh, nhận thấy sự nguy hiểm từ hành động này của TQ, hiện một số nước lớn đã có tiếng nói phản đối TQ và họ sẽ không dễ đạt được tham vọng mà họ đã dày công gầy dựng.

“Trái với cách hành xử của TQ, ta kiên trì đấu tranh bằng nhiều con đường khác nhau trên trường quốc tế lẫn nội lực của mình. Chúng ta nhất quyết không khuất phục trước cường quyền nào cả, đó là niềm tin để đấu tranh và đạt được thắng lợi” – vị Phó Đô đốc hải quân cho hay.

Bãi Tư Chính là của Việt Nam, Trung Quốc phải rút đi!

Liên quan đến việc TQ đưa nhóm tàu khảo sát Địa Chất Hải Dương 8 xâm phạm chủ quyền của VN ở bãi Tư Chính đầu tháng 7-2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng trong tuyên bố ra ngày 19-7 đã nêu rõ: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của TQ đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN ở khu vực phía nam biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của VN, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà VN và TQ đều là thành viên”.

Trong các phát ngôn tiếp sau đó, bà Lê Thị Thu Hằng tiếp tục khẳng định: “VN kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, như đã khẳng định tại UNCLOS 1982, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Với mục tiêu trên, VN đã có nhiều hình thức giao tiếp, ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía TQ, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN. Các lực lượng chức năng của VN triển khai những biện pháp phù hợp, đúng pháp luật”.

EU lên tiếng chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông

Việc “quân sự hóa” biển Đông đang đe dọa hòa bình trên tuyến đường biển này, bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết như thế hôm 5-8 tại Hà Nội, theo hãng tin AFP.

TQ bị cáo buộc triển khai tàu chiến, quân sự hóa các tiền đồn trên biển và đâm va vào các tàu đánh cá trên biển Đông. Bà Federica Mogherini cho hay khối này quan tâm đến “căng thẳng gia tăng” trong khu vực. “Chúng tôi tin rằng sự căng thẳng và hoạt động quân sự hóa này chắc chắn không có lợi cho một môi trường hòa bình” – bà Federica Mogherini nói.

Cũng trong ngày 5-8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, TQ ngang nhiên thông báo tiến hành tập trận trong các ngày 6 và 7-8 gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN.

Hành động phi pháp của TQ diễn tra trong lúc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tiến vào vùng biển phía đông Philippines sau khi được điều động vào ngày 5-8.

VĨ CƯỜNG

PHONG ĐIỀN

Theo PLO

Chặn sự bành trướng của Trung Quốc, quyết bảo vệ chủ quyền

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực

Thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, dùng biển Đông làm bàn đạp vươn lên vị trí siêu cường quốc tế trong cuộc cạnh tranh địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược với Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã và đang lợi dụng mọi thời cơ, tận dụng mọi lợi thế về quân sự, kinh tế, kỹ thuật, tài chính... để bành trướng ở biển Đông.

Gặm nhấm biển Đông

Bằng vũ lực, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 và một phần quần đảo Trường Sa năm 1988. Tiếp đến, từ sau năm 1988, Trung Quốc, một mặt tiến hành đào bới, san lấp, xây dựng, biến 6 thực thể địa lý ở phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ vừa đánh chiếm năm 1988 thành các đảo nhân tạo rất lớn đủ để xây dựng và bố trí các thiết bị quân sự hải, lục, không quân hiện đại. Mặt khác, họ tiếp tục triển khai chiến thuật gặm nhấm đối với các thực thể địa lý là những bãi ngầm, rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của các quốc gia ven biển Đông để trước mắt muốn thực hiện thủ thuật "biến không thành có", "biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp", như những gì đã xảy ra ở Đá Vành Khăn năm 1995, bãi cạn Scarborough 2012, Bãi Cỏ Mây...

Đáng chú ý là Bắc Kinh đã và đang mở rộng hoạt động phi pháp này bằng cách huy động lực lượng tàu thuyền đến hoạt động tại khu vực bãi cạn James cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km, Bãi Cỏ Rong ở phía Đông quần đảo Trường Sa, cách Philippines dưới 200 hải lý.

Gần đây nhất, theo thông tin chính thức của Việt Nam ngày 19-7, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về diễn biến ở khu vực biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tố cáo hoạt động của nhóm tàu Hải Dương 8 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không được phép là phi pháp, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của UNCLOS 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012. Cụ thể là quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Chặn sự bành trướng của Trung Quốc, quyết bảo vệ chủ quyền - Hình 1

Tàu cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển Ảnh: CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Bình tĩnh và kiên quyết

Các quốc gia khác, có biển và không có biển, có 3 quyền khi đi vào vùng 200 hải lý thuộc EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa của quốc gia ven biển, bao gồm: quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn dầu ở đáy biển của vùng thềm lục địa. Tuy nhiên, nếu các quốc gia thực hiện những quyền này mà ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò khai thác, kinh tế hoặc nghiên cứu khoa học của quốc gia ven biển thì phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Nếu không được phép là vi phạm EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Hơn nữa, xin lưu ý rằng theo UNCLOS 1982, việc phát hiện và xử lý các sai phạm có khả năng xảy ra hay đã xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các lực lượng chấp pháp trên biển của quốc gia ven biển cũng phải tuân thủ các thủ tục pháp lý chặt chẽ, không được phép xử lý một cách tùy tiện, đặc biệt là hạn chế hoặc thậm chí nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp bằng sức mạnh để cưỡng bức, không qua xét xử của các cơ quan tư pháp... Chẳng hạn, điều 73, UNCLOS 1982, quy định:

- Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng công ước.

- Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này.

- Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác.

- Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.

Như vậy, có thể thấy rằng khi áp dụng các biện pháp đấu tranh tại hiện trường xảy ra vụ việc để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam phải thận trọng và phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng một biện pháp nào đó, chứ không thể xử lý theo cảm xúc, chủ quan, chưa kể nếu không cẩn thận, có thể bị mắc bẫy của đối phương khi họ kiếm cớ để gây khủng hoảng dẫn tới đụng độ, nhằm nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu chiến lược của họ.

Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa thuộc "chủ quyền bất khả xâm phạm" của Trung Quốc. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, đặc biệt là đã bị phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế La Haye năm 2016 bác bỏ.

-------------------------------------

Đấu tranh ngoại giao, pháp lý cao hơn

Dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao nội dung có liên quan đến biện pháp đấu tranh ngoại giao và phương thức ứng xử trên thực tế của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam khi phát hiện những hoạt động phi pháp của nhóm tàu Hải Dương 8.

Về đấu tranh ngoại giao, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Căn cứ vào tính chất, mức độ và phạm vi xảy ra vi phạm và xuất phát từ thiện chí, tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng khu vực và quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã cân nhắc một cách thận trọng trước khi áp dụng những hình thức đấu tranh chính trị, pháp lý thích hợp, khá mạnh mẽ và đúng thủ tục pháp lý hiện hành. Thực hiện chủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trên biển, tôi tin rằng Việt Nam sẽ còn áp dụng hình thức và mức độ đấu tranh ngoại giao, pháp lý cao hơn, không loại trừ khả năng đưa vụ việc này lên các tổ chức quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế xem xét giải quyết. Nội dung các văn kiện ngoại giao, theo tôi, cũng đã phản ánh đầy đủ lập trường nói trên của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể vì lý do nào đó, chúng không nhất thiết phải được công bố công khai. Đó là một thực tế thông thường trong cách ứng xử giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Dù công bố hay không, giá trị pháp lý vẫn không thay đổi.

Về những động thái ứng xử của các lực lượng chấp pháp tại hiện trường, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết: "Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam".

Tiến sĩ Trần Công Trục

Theo PV (Người lao động)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vongTai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong
13:32:41 19/01/2025
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ AnPhát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An
13:30:39 19/01/2025
Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabinTai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin
13:44:51 20/01/2025
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹtCháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt
13:25:37 19/01/2025
Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCMCháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM
11:00:57 20/01/2025
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18
07:07:07 20/01/2025
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?
14:24:57 20/01/2025
Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắnĐình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn
11:16:55 20/01/2025

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Người hại Lee Min Ho ê chề?Người hại Lee Min Ho ê chề?
06:04:53 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025

Tin mới nhất

Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

11:10:41 21/01/2025
Một bé trai 3 tuổi bị mất tích ở ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được xác định đã tử vong do đuối nước.
Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc

Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc

11:06:24 21/01/2025
Khi phương tiện này lưu thông đến địa phận xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang) thì tài xế bất ngờ phát hiện dưới gầm phía sau xe có khói cuồn cuộn bốc lên.
Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

08:27:05 19/01/2025
Tối 18/1, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Phú Xuyên đang phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong ở khu phố Cầu Giẽ (xã Đại Xuyên).
Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

16:50:31 18/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để phân luồng, điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

16:47:25 18/01/2025
Trong lúc đỗ ô tô để vào ăn cưới, xe bất ngờ tăng ga rồi lao thẳng xuống hồ Cô Tiên ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, Quảng Ninh), sau đó lật ngửa bụng.
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

16:44:56 18/01/2025
Tại hiện trường, toàn bộ thiết bị tại trạm thu phí bị hư hỏng, không thể sử dụng tiếp, chiếc xe container lật nghiêng giữa lòng đường. Vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường

07:31:09 18/01/2025
Tối 17/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an huyện Phú Xuyên điều tra nguyên nhân tử vong của 4 người trong một gia đình, ở xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Thời trang

11:22:39 21/01/2025
Quý cô công sở hiện đại là không ngại nổi bật với sắc đỏ quyến rũ. Blazer phom dáng ngắn trẻ trung, mang đến vẻ trang nhã mà vẫn tràn đầy năng lượng. Phối cùng set đồ trắng, bộ trang phục khéo léo làm nổi bật nét cuốn hút riêng, tạo điể...
Bé gái đứng bơ vơ ở ngã tư những ngày giáp Tết: Nghe người mẹ giải thích nguyên do, ai nấy nghẹn lòng

Bé gái đứng bơ vơ ở ngã tư những ngày giáp Tết: Nghe người mẹ giải thích nguyên do, ai nấy nghẹn lòng

Netizen

11:22:30 21/01/2025
Trước ngày về quê, Lin - một bà mẹ ở Trung Quốc vô tình kiểm tra camera và thấy nghẹn ngào. Trong video, chị phát hiện có một bóng dáng nhỏ bé đang đứng ở ngã tư ngay trước nhà, trong tiết trời tuyết rơi.
Mệt mỏi về nhà sau khi tăng ca, chứng kiến cảnh tượng bố và vợ trong phòng khách, cả đời sau tôi không thể quên

Mệt mỏi về nhà sau khi tăng ca, chứng kiến cảnh tượng bố và vợ trong phòng khách, cả đời sau tôi không thể quên

Góc tâm tình

11:20:27 21/01/2025
Anh chồng rất bất ngờ vì cảnh tượng xảy ra trước mắt. Khoe con trai 3h sáng âm thầm bật dậy giúp mẹ dọn bãi chiến trường của bố, tôi bỗng nhiên bị chị chồng nói là loại mẹ không ra gì Được thưởng
Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

Du lịch

11:16:47 21/01/2025
Ấn tượng với ẩm thực và văn hóa Việt, gần 100 du khách Ba Lan đã có một trải nghiệm đáng nhớ trong tour Tây ăn Tết ta tại TP.HCM.
Chuyện gì đang xảy ra với "bạn gái tin đồn" của HIEUTHUHAI?

Chuyện gì đang xảy ra với "bạn gái tin đồn" của HIEUTHUHAI?

Sao việt

11:13:27 21/01/2025
Tối 20/1, hot girl sinh năm 2003 tái xuất bằng loạt ảnh đeo túi hiệu, thả dáng khi đi du lịch. Theo như quan sát, chỉ tầm 4-5 phút Tăng Mỹ Hàn đăng ảnh là HIEUTHUHAI đã nhanh tay thả tim .
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Lạ vui

11:13:09 21/01/2025
Tại Thần Nông Giá, Hồ Bắc (Trung Quốc) - nơi khó có thể tiếp cận được khi được bao quanh bởi những ngọn núi đã phát hiện loài sói đầu lừa tưởng đã tuyệt chủng từ lâu.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025: Dần khó khăn, Mão chậm trễ

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025: Dần khó khăn, Mão chậm trễ

Trắc nghiệm

11:13:02 21/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025, Dần hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Mão cần có kế hoạch rõ ràng.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/1/2025 cho thấy người tuổi Tý sẽ đối mặt với nhiều khó khăn
Tựa game Souslike hứa hẹn vượt mặt Black Myth: Wukong đang làm mưa làm gió trên Steam, game thủ Việt khen hết lời

Tựa game Souslike hứa hẹn vượt mặt Black Myth: Wukong đang làm mưa làm gió trên Steam, game thủ Việt khen hết lời

Mọt game

11:11:25 21/01/2025
Không gì tuyệt hơn việc có thể trải nghiệm phiên bản demo của các tựa game bom tấn trước khi thật sự xuống tiền mua chúng.
Thành thật mà nói: 5 thứ "chật nhà" này không đáng để giữ lại

Thành thật mà nói: 5 thứ "chật nhà" này không đáng để giữ lại

Sáng tạo

11:03:55 21/01/2025
Tết năm ngoái, tôi mải mê lau nhà cửa mà quên mất việc loại bỏ những món đồ thừa thãi, chiếm diện tích. Kết quả là, dù nhà sạch nhưng vẫn có cảm giác chật chội, thiếu không gian.
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?

Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?

Sao châu á

10:17:44 21/01/2025
Truyền thông Hàn Quốc đã đưa ra dự đoán về khả năng đứa bé do Kim Min Hee sinh ra được thừa kế khối tài sản khổng lồ của Hong Sang Soo.
Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu

Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu

Làm đẹp

10:04:11 21/01/2025
Để da đầu khỏe mạnh, không mắc bệnh tật, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh nếp sống, tránh thức khuya, ăn đồ chiên, cay... cũng như hạn chế việc sử dụng hóa chất để uốn, nhuộm tóc.