Không khí Tết Việt trên đất Algeria
Sau một thời gian dài gián đoạn, năm nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tổ chức gói bánh chưng để đón Tết, góp phần gìn giữ nét đẹp của phong tục tập quán, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ và mang lại không khí Xuân cho cán bộ công tác tại địa bàn cũng như các gia đình kiều bào sinh sống tại đất nước Algeria xa xôi này.
Không khí quây quần gói bánh chưng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Algeria.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, trong không khí của những ngày cuối năm âm lịch, các cán bộ, nhân viên cùng các phu quân, phu nhân công tác tại Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh đã cùng nhau quây quần trang trí cho chương trình Xuân quê hương, chuẩn bị nguyên liệu và tổ chức gói bánh chưng.
Tất cả đều mong muốn gìn giữ một nét đẹp truyền thống ngày Tết cho con em mình, cũng như phần nào mang đến cho cộng đồng người Việt trên mảnh đất Bắc Phi này một cái Tết đầy đủ hương vị quê hương ấm áp.
Các em nhỏ cũng háo hức tham gia và đều mong muốn có thể gói được những chiếc bánh ngon và đẹp.
Cộng đồng người Việt Nam tại Algeria không lớn, những người gốc Việt sinh sống lâu dài tại Algeria chủ yếu xuất phát từ 48 gia đình có chồng người Algeria và vợ Việt Nam, sang Algeria từ tháng 10/1964. Tuy nhiên, các thế hệ kế cận hiện có trên 1.600 người sống rải rác ở nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Algeria rộng lớn. Dù đời sống của đa số các gia đình còn nhiều khó khăn nhưng các kiều bào vẫn luôn hướng về quê hương và tự hào về dòng má.u Việt Nam của mình. Ngoài ra, hiện tại còn có khoảng 1.000 công nhân Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động tại các công trình xây dựng tại Algeria.
Các gia đình người Việt Nam tại Algeria luôn háo hức tham dự Tết cộng đồng do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức mỗi dịp Xuân về để có cơ hội đắm mình trong không khí Tết, thưởng thức những món ăn truyền thống của quê hương, đặc biệt được ăn bánh chưng chuẩn vị, vốn rất khó khăn để có được trên đất châu Phi.
Các em nhỏ phụ giúp người lớn trang trí Tết để chuẩn bị cho chương trình Xuân quê hương 2025.
Để có được những những chiếc bánh chưng xanh chuẩn bị Tết, tất cả các nguyên liệu từ đỗ xanh, nhân thịt, gạo nếp đến lá dong và dây lạt đều được gửi từ Việt Nam sang theo các đoàn công tác của các cán bộ kỹ sư thuộc công ty liên doanh dầu khí GBRS tại Algeria, vì các thứ này đều rất khó tìm thậm chí không thể mua được ở đất nước Hồi giáo này.
Công tác chuẩn bị khuôn, nguyên liệu và các công việc khác như rửa lá, vo gạo, đãi đỗ… đã được các gia đình phân công nhau thực hiện từ 1 – 2 ngày trước.
Video đang HOT
Ngày gói bánh, tất cả các gia đình cán bộ nhân viên và một số gia đình kiều bào đã tụ họp để cùng làm. Cả gian bếp Đại sứ quán tràn ngập tiếng cười nói rộn rã và không khí chuẩn bị Tết. Các bà, các mẹ nhiều kinh nghiệm thì chia sẻ, truyền đạt những cách thức để có được những chiếc bánh xanh, vuông vức, đẹp mắt, thơm ngon và an toàn sức khỏe cho mọi người. Các em nhỏ cũng háo hức tham gia và đều mong muốn có thể gói được những chiếc bánh ngon và đẹp.
Việc tổ chức gói bánh chưng Tết góp phần gìn giữ nét đẹp của phong tục tập quán, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ và mang lại không khí Xuân cho cán bộ.
Chị Nguyễn Thị Thu Loan, một kiều bào gốc Trà Vinh sinh sống và làm việc nhiều năm tại thủ đô Algiers, chia sẻ đây là lần đầu tiên chị được tham gia gói bánh chưng tại Algeria, điều này gợi cho chị nhiều kỷ niệm khi còn được đón Tết ở quê nhà.
Không khí các gia đình quây quần bên bếp lửa nướng khoai chờ nồi bánh chín, kể cho nhau nghe những câu chuyện về Tết truyền thống cũng sẽ là những kỷ niệm khó quên đối với thế hệ trẻ là con em các gia đình.
Những chiếc bánh chưng sau khi chín một phần cũng sẽ được trao tặng cho 1 số gia đình kiều bào, đại diện các công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Algeria – những người không có cơ hội về quê đón Tết, gửi chút ấm áp giúp họ nguôi ngoai nỗi nhớ nhà và lan tỏa niềm vui khi Tết đến xuân về.
Người Việt đi chợ Tết ở xứ sở Bạch Dương
Lá dong, lạt tre, gạo nếp, đỗ xanh, hộp mứt Tết, giò chả, măng miến... hình ảnh bình thường những ngày này ở tất cả mọi ngôi chợ ở Việt Nam, song là cả một nỗ lực để cộng đồng Việt Nam ở Moskva có được những phiên chợ đậm màu Tết, tươi sắc Xuân.
Quầy hàng phục vụ Tết tại Nga. Ảnh: Quang Vinh/TTXVN
Những ngày này tại Việt Nam, không khí tiễn năm Giáp Thìn và chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ đã tràn về trên mọi miền. Với cộng đồng người Việt Nam tại Moskva (Liên bang Nga), họ đang bắt đầu 365 ngày lao động chăm chỉ của năm 2025 với những âu lo liên quan đến thời cuộc.
Những tin tức chiến sự, những trồi sụt về kinh tế khiến thêm nhiều người phải cân nhắc khi nghĩ đến một chuyến về quê ăn Tết. Nhưng điều này cũng không làm bớt đi những rộn ràng náo nức đón Tết cổ truyền của những người Việt.
Lá dong, lạt tre, gạo nếp, đỗ xanh, hộp mứt Tết, giò chả, măng miến... hình ảnh bình thường những ngày này ở tất cả mọi ngôi chợ ở Việt Nam, song là cả một nỗ lực để cộng đồng Việt Nam ở Moskva có được những phiên chợ đậm màu Tết, tươi sắc Xuân.
Anh Lê Quý Tuyên, một người con Thanh Hoá, đã kinh doanh hàng thực phẩm Việt Nam hơn 20 năm tại Moskva. Tại cửa hàng của anh, người Việt có thể mua đủ nguyên liệu để nấu một mâm cơm tất niên chuẩn vị truyền thống Việt Nam.
Ngoài hàng khô được vận chuyển bằng đường biển, hàng rau tươi, đặc biệt là rau gia vị và một số rau đặc trưng của Việt Nam như rau cần, rau ngót, anh phải vận chuyển bằng đường hàng không với cước phí không nhỏ. Nhờ chăm chỉ mà anh cùng các anh chị em trong gia đình nay đã tạo dựng được uy tín trong cộng đồng. Ngoài bán lẻ, anh còn cung cấp dịch vụ thực phẩm Tết cho các xưởng may với hàng chục, hàng trăm công nhân.
Thế nhưng với anh Tuyên cũng như bao người Việt khác đang mưu sinh tại khu chợ Sadovod bán lẻ lớn nhất châu Âu, không có gì bằng được ăn Tết ở nhà, với cha mẹ, người thân.
Để tạo ra không khí quây quần ngày Tết, bà con tại Moskva thường rủ nhau gói bánh chưng chung. Kể cả các hộ kinh doanh hàng thực phẩm cũng vẫn tự tay gói bánh chưng, bánh tét.
Với họ, gói bánh là sum vầy, gói bánh là được trở về với quê hương xứ sở, gói bánh là thêm một lần cảm nhận văn hoá Việt. Vắng bố, vắng mẹ thì có anh em láng giềng, đồng hương, hoặc chỉ là "đồng chợ", vắng quê hương thì yêu quê hương thứ hai cũng là cách vơi đi nỗi nhớ.
Người bán hàng đang sắp xếp lại quầy hàng phục vụ tết Nguyên đán của Việt Nam. Ảnh: Quang Vinh/TTXVN
Trong ẩm thực, người Việt Nam thường ưa những món ăn từ nhà bếp lên thẳng bàn ăn và cả khi sinh sống tại "xứ tuyết trắng", mọi người Việt cũng cố gắng chọn thực phẩm tươi cho mâm cỗ Tết.
Những chủ hàng thực phẩm phải lo bảo đảm được nguồn cung cấp tin cậy tại Việt Nam, phải tính toán thời hạn sử dụng, thời gian thực phẩm giữ được độ tươi cho đến khi bán hết.
Tháng Tết mới bắt đầu, ngoài mua thực phẩm hàng ngày, nhiều bà con đến cửa hàng còn xem xét chất lượng thực phẩm, lựa chọn cho mình địa chỉ đáng tin cậy cho một buổi "đi chợ Tết".
Chị Nguyễn Thị Ngành, một tiểu thương tại chợ Sadovod, là khách quen của cửa hàng anh Tuyên.
Việt Nam được nghỉ Tết chín ngày còn chị năm nào cũng chỉ có thể nghỉ một ngày duy nhất. Tuy nhiên, mâm cỗ tất niên nhà chị luôn đầy đủ các món truyền thống: bánh chưng xanh, gà luộc, canh măng, xôi gấc, giò chả.
Gần sát Tết, chị còn có thể đặt riêng những cành đào, chậu quất được "xách tay" từ Việt Nam vượt hàng chục nghìn km sang tới Moskva. Với chị, duy trì mỗi năm một lần truyền thống ngày Tết là nhu cầu tự thân khi là người Việt.
Bên cạnh đó, khi Tết Việt chỉ là một ngày làm việc bình thường tại Nga thì nhiều bà con khó mà dành nhiều thời gian cho việc đi chợ và nấu nướng.
Những năm gần đây, tại Moskva, đã có dịch vụ đặt cỗ giống như tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Địa chỉ "đặt cỗ" thường là các nhà hàng Việt, nơi những bà chủ gia đình tại Moskva được trở lại giống như bao chị em nội trợ tại Việt Nam: chỉ việc đặt món, trả tiề.n và bảo đảm gia đình mình có một mâm cơm tất niên thật chuẩn chỉnh để dâng lên ông bà cha mẹ mà không quá vất vả hoặc tốn nhiều thời gian.
Với anh Nguyễn Anh Tuấn, chủ nhà hàng Rồng Vàng, dịp Tết năm nào cũng là dịp bận rộn. Khách đặt cỗ ở đây chỉ tập trung vào ngày Giao thừa và mùng Một.
Mỗi ngày nhà hàng của anh nhận đến 50 - 60 đơn cỗ mà vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu. Và hầu như mâm cỗ nào cũng đầy đủ các món ăn cổ truyền được chế biến từ những thực phẩm tươi ngon nhập khẩu từ Việt Nam.
Dãy hàng bán đồ thực phẩm Việt Nam tại chợ Sadovod ở thủ đô Moskva. Ảnh: Quang Vinh/TTXVN
Dẫu có sinh sống tại xứ sở Bạch Dương 20-30 năm, nhiều người đã được nhập quốc tịch Nga, song mỗi ngày xa quê như lại thắt chặt hơn sợi dây vô hình nối với quê hương xứ sở.
Và mỗi khi Tết đến Xuân về, hàng nghìn người Việt lại đi "chợ Tết", gói bánh chưng, mua hoa đào, sắm cành mai, gửi vào đó niềm ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.
Lan tỏa Tết Việt đến bạn bè Lào Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong chuỗi hoạt động chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và lan tỏa tinh thần hướng về quê hương đất nước, ngày 3/1 tại thủ đô Viêng Chăn, trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du đã tổ chức Hội chợ Ẩm thực Xuân 2025. Gian hàng 0 đồng thể hiện nét nhân văn trong văn...