Không khí tại nhiều điểm ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm
Ngày 8/1, các ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí ghi nhận không khí ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm ô nhiễm.
Tòa tháp Keangnam trên đường Phạm Hùng ( quận Nam Từ Liêm) bị mưa phùn và sương phủ kín, không thể nhìn thấy nóc. Ảnh tư liệu: Thành Đạt/TTXVN
Lúc 10 giờ, tại Hà Nội, ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận điểm quan trắc 556 Nguyễn Văn Cừ, không khí ô nhiễm ở mức cam (115)-không tốt cho nhóm nhạy cảm. Ứng dụng moitruongthudo.vn của UBND thành phố Hà Nội cũng ghi nhận 6 điểm ở mức cam.
Ứng dụng AirVisual (sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) ghi nhận Hà Nội có 19 điểm màu cam và 12 điểm quan trắc có mức đỏ gồm điểm Phạm Văn Đồng, 399 Âu Cơ, Tô Ngọc Vân, ACACIA Hà Nội, Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, Thành Công, Trường Mầm non Kim Liên, trụ sở Công an phường Hàng Mã, trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, 556 Nguyễn Văn Cừ, Happy House Garden, Gia Thượng.
Thành phố Hồ Chí Minh có gần 30 điểm quan trắc màu cam, 2 điểm màu đỏ ở Saigon South International School và Trường Mầm non Hai Au Bay. Ở những điểm chất lượng không khí màu đỏ, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí của ứng dụng AirVisual, trong số 93 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có màu cam (nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe) với thứ tự tương ứng 17 và 25.
Ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý) ghi nhận Hà Nội có 24 điểm màu cam và 1 điểm màu đỏ-có hại cho sức khỏe ở Times City (Hai Bà Trưng). Thành phố Hồ Chí Minh có 4 điểm màu cam.
Theo các chuyên gia môi trường, để ngăn ngừa và kiểm soát được hiện tượng ô nhiễm không khí phải giảm được lượng khí hyđrocacbon và nitrogen oxides thải ra từ động cơ xe, quá trình sản xuất công nghiệp. Người dân có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản gồm trồng cây xanh, tránh ở ngoài khi trời nắng nóng, oi bức; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, bổ sung thêm rau củ, trái cây.
Ở những nơi không khí trong lành, người dân nên tranh thủ mở cửa giúp không khí lưu thông tốt, giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ. Ở những nơi không khí xấu, mọi người nên đóng cửa sổ, hạn chế hoạt động ngoài trời, hút bụi thường xuyên.
Trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp, người dân nên nâng cao ý thức, thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang-khoảng cách-không tập trung-khử khuẩn-khai báo y tế), thường xuyên khử khuẩn ở bề mặt các vật dụng hay tiếp xúc trong nhà.
Chất lượng không khí tại một số điểm ở Bắc Bộ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Ngày 3/9, trên các bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, chất lượng không khí phổ biến ở mức tốt và trung bình.
Một số điểm ở miền Bắc chất lượng không khí ở mức kém và xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân.
Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Lúc 8 giờ, ứng dụng AirVisual (sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) ghi nhận 9 điểm màu đỏ (những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn) ở Hà Nội, Hưng Yên và Lạng Sơn. Cụ thể, ở Hà Nội có điểm Tô Ngọc Vân (phường Quảng An, quận Tây Hồ), phố Gia Thượng (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên); ở Hưng Yên có điểm trường British University Việt Nam (huyện Văn Giang); ở Lạng Sơn có 6 điểm Đình Lập, Lộc Bình, Đồng Mỏ, Văn Quan, thị trấn Na Sầm và Cao Lộc.
Ngoài ra, còn có hơn 20 điểm chất lượng không khí ở mức kém, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhóm người nhạy cảm, tập trung tại Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Nam Định.
Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của ứng dụng AirVisual, trong số 94 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc, Hà Nội đứng thứ 18 với chỉ số AQI ở mức 76 (màu vàng-chấp nhận được), Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 88 với chỉ số AQI ở mức 12 (màu xanh-không khí tốt).
Theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), ghi nhận 8 điểm chất lượng không khí có màu cam-không tốt cho nhóm nhạy cảm, tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Còn lại các điểm quan trắc chủ đạo màu xanh ở miền Trung và miền Nam, màu xanh và vàng ở miền Bắc, không ghi nhận điểm màu đỏ.
Trên ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận, trong số 58 điểm có kết qủa quan trắc trên cả nước, có tới 54 điểm có chất lượng không khí tốt, 4 điểm ở mức trung bình tập trung tại Bắc Ninh và Hà Nội.
Người dân nên tranh thủ những lúc không khí trong lành mở cửa giúp không khí lưu thông tốt, giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ. Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ở những nơi chất lượng không khí xấu, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung đông người - khai báo y tế), hút bụi thường xuyên, hạn chế hoạt động ngoài trời...
TPHCM ô nhiễm không khí ở mức cao những ngày đầu năm 2022 Hiện tượng mù khô xuất hiện ở TPHCM khiến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông bị ảnh hưởng. Chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tăng cường tấm chắn hoặc kính. Ngày 5/1, theo thông tin cập nhật trên ứng dụng Airvisual, chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) trung bình tại TPHCM là 117 đơn vị. Nồng độ...