Không khí ô nhiễm từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam vào mùa đông
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Trung Quốc đóng góp hơn 50% lượng khí độc SO2 ở miền Bắc Việt Nam vào mùa đông và tình trạng này có nguy cơ kéo dài.
Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) mới đây công bố kết quả nghiên cứu cho thấy miền Bắc Việt Nam đang chịu ảnh hưởng đáng kể do ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng công nghệ tiên tiến và thực hiện quan trắc tại 9 tỉnh thành, trong đó có Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh biên giới phía Bắc.
Kết quả cho thấy nồng độ ô nhiễm không khí vào mùa đông ở miền Bắc có sự tác động rất lớn từ nguồn phát thải của Trung Quốc. Trong nồng độ các chất ô nhiễm không khí ở miền Bắc, ảnh hưởng xuyên biên giới từ Trung Quốc đóng góp khoảng 55% đối với SO2, 48% đối với NO2 và 30% với CO.
Cao tốc Bắc Kinh bao phủ bởi khói bụi do ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: Kyodo
Video đang HOT
Nguyên nhân của hiện tượng này là gió mùa đông bắc hoạt động mạnh vào mùa đông đã đẩy một lượng khí độc hại từ Trung Quốc tràn sang miền Bắc Việt Nam. Vào mùa hè, gió mùa tây nam và đông nam chiếm ưu thế đã ngăn cản sự xâm lấn của không khí ô nhiễm từ phương Bắc.
Đến nay, ảnh hưởng của ô nhiễm ở Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam tuy chưa rõ rệt, nhưng bắt đầu xuất hiện ở các tỉnh biên giới. Nghiên cứu của Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho thấy, vào tháng một khi gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai… tuy không có nhiều hoạt động kinh tế nhưng vẫn có mức SO2 cao hơn Hà Nội và gấp đôi TP HCM.
Trước đây, nghiên cứu của các tác giả nuớc ngoài cũng cho thấy lượng SO2 lắng đọng tại Việt Nam xấp xỉ ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn châu Âu và trên 50% lượng SO2 lắng đọng tại miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi lượng SO2 lắng đọng cao gấp 1-3 lần ngưỡng nói trên.
Trung Quốc đang gánh chịu ô nhiễm không khí nặng nề do khai thác và sử dụng than quá nhiều làm phát sinh SO2 và bụi. Năm 2014, chính phủ Trung Quốc phải khởi động chương trình tuyên chiến với ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, việc phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu than sẽ khiến công cuộc này trở nên khó khăn và các tác động tiêu cực tới miền Bắc Việt Nam sẽ còn kéo dài.
SO2, NO2 và CO là các khí độc có trong khói đốt nhiên liệu (xăng xe), khói đốt rơm rạ, khí thải nhà máy chưa xử lý… Những khí độc này nếu hít phải lâu ngày sẽ từ từ phá hủy hệ hô hấp. Tổn thương trước hết là viêm mũi họng, thanh quản, sau đó dẫn đến viêm mãn tính đường hô hấp trên.
Người bị bệnh luôn thiếu oxy dẫn đến suy giảm sức khỏe và dễ mắc các bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản, viêm phổi và ung thư phổi.
Minh Hiền
Theo VNE
Miền Bắc chuẩn bị đón gió mùa Đông Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay bộ phận không khí lạnh vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng gần sáng và ngày 9/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, từ đêm mai (8/10) ở Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có giông, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.
Miền Bắc chuẩn bị đón đợt gió mùa Đông Bắc mới (ảnh minh họa internet)
Khoảng đêm 9/10, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh nên ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và giông. Các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ ngày 10/10 có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2-3 và vùng ven biển cấp 3-4.
Từ ngày 10/10, ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc Biển Đông gió Đông Bắc mạnh lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Đầu tuần cả nước trời đẹp Từ nay đến ngày 8/10, hầu khắp tỉnh thành cả nước trời mát mẻ về đêm và sáng, ngày nắng 33 độ C; vùng sông nước Tây Nam Bộ tiếp tục có sương mù nhẹ. Đêm qua, sau khi đi vào phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bão Mujigae đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần. Khả năng...