Không khí “nóng” bên trong phòng phân xử vụ kiện “đường lưỡi bò”
Nằm bên trong Cung điện Hòa Bình, Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan mang đầy vẻ tráng lệ, uy nghi. Đây chính là nơi Philippines đã cử tới một phái đoàn hùng hậu để tiến hành vụ kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải.
Từ ngày 7-13/7, các phiên điều trần của Philippines trước Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã diễn ra tại The Hague nhưng báo giới quốc tế không được phép tham dự. Mới đây, PCA đã quyết định công bố những hình ảnh bên trong phòng tranh tụng cho thấy hết không khí “ nóng” bên trong Cung điện Hòa bình nguy nga với tuổi đời hơn 100 năm.
Phía Philippines đã huy động một đội ngũ hùng hậu thành viên tham dự, gồm các quan chức chính phủ, luật sư, cố vấn pháp lý, các nhà ngoại giao mà dẫn đầu là ngoại trưởng Albert del Rosario.
Trong khi đó, bồi thẩm đoàn gồm 5 người đều là những thẩm phán và chuyên gia danh tiếng hàng đầu thế giới. PCA cho biết cơ quan này đang trong giai đoạn quyết định xem liệu mình có thẩm quyền phân xử khiếu nại của Philippines hay không.
Trong ngày hôm nay 24/7, Manila dự kiến sẽ đệ trình thêm các tài liệu mới, dài khoảng 3.000 trang để phản hồi những câu hỏi được bồi thẩm đoàn đưa ra. PCA cho biết phán quyết về vụ việc sẽ được đưa ra “trước cuối năm nay”.
Một số hình ảnh từ Tòa trọng tài thường trực, Hà Lan
Tòa trọng tài thường trực nằm trong Cung điện Hòa bình, đầy vẻ cổ kính, tráng lệ (Ảnh: Telegraph)
Phiên xét xử diễn ra trong phòng kín, không có sự tham dự của báo giới
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu mở màn vụ kiện
Video đang HOT
Đây là vụ kiện mang tính lịch sử bởi là lần đầu tiên một quốc gia khởi kiện Trung Quốc ra tòa liên quan tới chủ quyền trên Biển Đông
Cố vấn trưởng Florin Hilbay, đại diện cho chính phủ Philippines tại tòa
Philippines đem tới đội ngũ chuyên gia hùng hậu, bao gồm giáo sư Bernard Oxman, giáo sư Alan Boyle và ông Lawrence Martin
Luật sư danh tiếng thế giới Paul Reichler, luật sư trưởng của Philippines, phát biểu tại tòa
Giáo sư Philippe Sands QC, cố vấn luật pháp của Philippines
Các thành viên trong đoàn Philippines, có Bộ trưởng tư pháp Leila de Lima, cố vấn pháp lý cấp cao Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio và thứ trưởng trường trực các vấn đề luật pháp Menardo Guevarra
Chủ tịch hạ viện Philippines Feliciano Belmonte Jr cũng có mặt tại phiên điều trần
Bồi thẩm đoàn do thẩm phán Thomas Mensah (giữa) làm chủ tọa. Ông Mensah cũng là chủ tịch thứ nhất Trọng tài quốc tế về Luật Biển. Các thành viên (từ trái sang phải) gồm thẩm phán Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Judge Rdiger Wolfrum và giáo sư Alfred H. A. Soons.
Phiên tòa thu hút sự chú ý của nhiều bên, với các quan sát viên từ Việt nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản
Đoàn Philippines, gồm đại diện của cả cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp, đều đã có mặt tại The Hague.
Thanh Tùng
Theo Rappler/PCA
Tòa trọng tài cho phép Việt Nam tham dự vụ kiện "đường lưỡi bò"
Việt Nam và một số bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc được Tòa trọng tài cho phép dự vụ kiện của Manila đối với "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh, báo chí Philippines hôm nay 8/7 đưa tin.
Tòa PCA hôm nay xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" do Philippines là nguyên đơn tại Hà Lan. (Ảnh minh họa: AP)
Báo Inquirer (Philippines) đưa tin ngày 7/7 (giờ địa phương), Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở La Haye (Hà Lan) đã bắt đầu mở phiên tòa về đơn kiện của chính phủ Philippines. Đơn đề nghị tòa hủy yêu sách bao chiếm biển Đông của Trung Quốc. Phiên tòa dự kiến sẽ sẽ kéo dài đến cuối tuần và không được công khai.
Tuy nhiên, PCA thông báo "sau khi nhận được những đề nghị bằng văn bản của các nước và tham khảo ý kiến từ các bên, Tòa cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, cử phái đoàn nhỏ đến tham dự với tư cách là quan sát viên".
Trung Quốc đơn phương đưa ra cái gọi là "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò", tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, ngay cả với các khu vực sát bờ biển của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia.
Việc tòa cho phép các bên liên quan tham dự phiên tòa diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang hết sức lo ngại trước kế hoạch quân sự hóa, "gặm nhấm Biển Đông" của Trung Quốc.
Theo GMA, Philippines đưa tới phiên tòa một phái đoàn gồm các quan chức cấp cao từ 3 cơ quan chính phủ và các luật sư nổi tiếng quốc tế, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Francis Jardeleza, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima... Manila mong muốn tòa ra phán quyết có lợi cho mình, bác bỏ tuyên bố "đường 9 đoạn" của Trung Quốc.
Theo thông báo của Phó phát ngôn tổng thống Philippines Abigail Valte, phiên họp đầu tiên tập trung về thẩm quyền tài phán của tòa đối với đơn kiện dự kiến sẽ kéo dài 3 tiếng (từ 14h30 đến 17h30 ngày 7/7 (giờ địa phương)).
Theo kế hoạch, ông Florin Hilbay, cố vấn pháp luật của chính phủ Philippines, sẽ trình bày đầu tiên. Tiếp đó, Ngoại trưởng Albert del Rosario sẽ nêu lý do Manila đưa đơn kiện. Các luật sư thuộc văn phòng luật sư Foley Hoag ở Washington (Mỹ) do luật sư Paul Reichler đứng đầu sẽ tiếp tục nêu các luận cứ liên quan đến thẩm quyền tòa án.
Trong khi đó, Trung Quốc từ chối dự vụ kiện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua tiếp tục tuyên bố phản đối Philippines kiện ra trọng tài quốc tế và lớn tiếng nói Manila "chớ có đối đầu" với Bắc Kinh.
Bạch Trúc
Theo Dantri/ GMA
Thỏa thuận hạt nhân Iran gặp rào cản đầu tiên từ Quốc hội Mỹ Các ông nghị Mỹ đã hiện thực hóa lời đe dọa của mình đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi yêu cầu Nhà Trắng phải cung cấp thêm hồ sơ về thỏa thuận hạt nhân với Iran. Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Mike Pompeo là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất thỏa thuận hạt nhân của...