Không khí lo sợ bao trùm nước Mỹ trước thềm năm mới vì biến thể Omicron thống trị
Ngay trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới, hàng loạt thành phố Mỹ đã ban hành các biện pháp mới để phòng dịch COVID-19, trong bối cảnh Omicron đã vượt các chủng khác trở thành biến thể thống trị và Mỹ đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì biến thể này.
Dòng người xếp hàng chờ đợi để được xét nghiệm COVID-19 ở Quảng trường Thời đại, New York, hôm 20/12. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, Los Angeles – thành phố lớn thứ hai của Mỹ, đã huỷ bỏ tổ chức tiệc đón giao thừa trước một tuần và bang nhỏ nhất của nước này – Rhode Island – đã phải tái áp đặt quy định về đeo khẩu trang trong nhà khi Omicron vượt qua Delta, trở thành chủng chiếm ưu thế ở nước này.
Các động thái phòng dịch nghiêm ngặt này cho thấy Mỹ đang vô cùng lo lắng khi các ca COVID-19 mới gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Mối lo ngại này được thúc đẩy bởi Omicron, biến thể chiếm 73% số ca nhiễm mới ở Mỹ vào tuần trước, tăng gấp gần 6 lần chỉ trong 7 ngày.
Song ở một số nơi, tỷ lệ phổ biến của Omicron thậm chí còn cao hơn. Ước tính, biến thể này là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các ca nhiễm mới ở khu vực New York, đông nam, trung tây và tây bắc Mỹ ven biển Thái Bình Dương. Các chuyên gia cho biết số liệu này cho thấy Omicron có khả năng lây lan vượt trội hơn hẳn các biến chủng virus trước đóm bao gồm cả Delta. Omicron được phát hiện lần đầu ở miền nam châu Phi cách đây chưa đầy một tháng.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm trước Quảng trường Thời đại ở New York. Chỉ vài tuần trước, thành phố này vẫn là một điểm sáng phòng dịch COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AP
Tiệc đón Giao thừa dự kiến được tổ chức ở Công viên Grand, trung tâm tâm thành phố Los Angeles, sẽ không thể đón khách trực tiếp. Thay vào đó, sự kiện này sẽ được phát trực tiếp như năm ngoái. Tại Rhode Island, nơi có nhiều ca mắc mới nhất trong 2 tuần qua, giới chức đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang và xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng khi đến các địa điểm trong nhà ít nhất 30 ngày tới.
Video đang HOT
Tại Boston, thị trưởng của thành phố tuyên bố rằng bất kỳ ai đến các nhà hàng, quán bar hoặc cơ sở kinh doanh trong nhà cũng sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng, bắt đầu từ tháng tới. Các nhân viên cũng bắt buộc phải tiêm phòng.
Erika Rusley, 44 tuổi, giáo viên tiểu học sống tại Providence, Rhode Island, cho biết những thông tin COVID-19 gần đây đã khiến gia đình cô phải hạn chế các hoạt động thường ngày. Rusley và chồng đã huỷ lịch học bơi cho hai cô con gái nhỏ của họ vào tuần này, hạn chế đi chơi và hủy các cuộc hẹn khám bệnh, mặc dù cả gia đình đã được tiêm phòng đầy đủ.
“Từ hơn một tuần trước, chúng tôi đã hạn chế một số hoạt động của mình. Chúng ta đang trở lại thời điểm trước mùa hè, trước khi tiêm chủng. Nó gần như là một vòng luẩn quẩn”, cô nói.
Du khách chờ xe đưa đón tại Sân bay Quốc tế Los Angeles. Ảnh: AP
Tại thành phố New York, số bệnh nhân COVID-19 tăng vọt cũng đã khiến các buổi biểu diễn ở Broadway bị huỷ bỏ. Nhiều trung tâm xét nghiệm đã mọc lên với hàng dài người xếp hàng chờ đợi. Thị trưởng Bill de Blasio cho biết trong tuần này, ông sẽ đưa ra quyết định xem có tổ chức tiệc đêm Giao thừa nổi tiếng của thành phố ở Quảng trường Thời đại hay không.
Tại Texas, một hệ thống bệnh viện ở Houston báo cáo rằng Omicron đã chiếm 82% các trường hợp COVID-19 có triệu chứng mới tại đây. Tỷ lệ này đã gia tăng đáng kể so với cuối tuần trước, với chỉ 45% các trường hợp được xác nhận nhiễm Omicron hôm 17/12. Nhưng ở Missouri, tâm chấn ban đầu của làn sóng Delta, chủng virus này vẫn chiếm 98% đến 99% các ca COVID-19.
Người dân xếp hàng để nhận kit xét nghiệm Covid-19 miễn phí ở Philadelphia. Ảnh: AP.
Trong khi đó, các bệnh viện ở Ohio đã phải trì hoãn các cuộc phẫu thuật tự chọn để tập trung điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Thống đốc của Maine và New Hampshire cũng đã phải gửi quân tiếp viện của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đến hỗ trợ các nhân viên y tế đang chịu áp lực lớn vì bệnh viện quá tải trong những ngày gần đây.
Ở Kansas, các bệnh viện nông thôn cũng đang phải vật lộn với việc vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở khác vì không còn giường bệnh. Trong đó, một số bệnh nhân đã mắc kẹt trong phòng cấp cứu suốt một tuần. Nhiều bệnh viện ở xa như Minnesota và Michigan đang kêu gọi tìm giường bệnh ở các bệnh viện lớn hơn ở Kansas do họ không đủ chỗ.
Bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế Providence Holy Cross ở Los Angeles. Ảnh: AP
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận trung bình gần 130.500 ca COVID-19 mới mỗi ngày, tăng từ khoảng 122.000 ca/ngày từ 2 tuần trước đó.
Đối với gia đình của Rusley ở Rhode Island, tin tức này rất đáng lo ngại, nhưng không đủ để ngăn họ đến Denver thăm gia đình chồng. Họ sẽ bay đến Denver sau kỳ nghỉ Giáng sinh, nhưng đã quyết định sẽ dành thời gian ở trong nhà với những người thân đã được tiêm phòng, điều mà họ không nghĩ tới chỉ tháng trước.
Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, không ngạc nhiên trước dữ liệu mới ở Mỹ, vì điều tương tự đã xảy ra ở Nam Phi, Anh và Đan Mạch. Ông dự đoán biến chủng này sẽ tiếp tục lây lan trong những ngày lễ sắp tới. Các ca “nhiễm đột phá” và những triệu chứng nghiêm trọng ở những người chưa được tiêm chủng có thể gây áp lực cho hệ thống bệnh viện vốn đã phải chịu gánh nặng bởi biến chủng Delta.
“Omicron sẽ là thứ bạn gặp phải, và cách tốt nhất bạn có thể đối mặt với điều này là tiêm chủng đầy đủ”, ông nhấn mạnh.
Colombia ghi nhận ba ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 20/12, Bộ trưởng Y tế Colombia Fernando Ruiz thông báo nước này đã phát hiện ba trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia, ngày 7/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, thông báo của Bộ trưởng Ruiz nêu rõ các ca bệnh trên là du khách nhập cảnh từ Mỹ và Tây Ban Nha. Hai trong số này là người Colombia, trường hợp còn lại là công dân Mỹ.
Kể từ khi phát hiện ca đầu tiên dương tính vứi virus SARS-CoV-2, Colombia đã ghi tổng cộng nhận 5.109.022 ca mắc COVID-19, trong đó có 129.487 ca tử vong. Đến thời điểm hiện tại, 27.199.605 người tại nước này đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, trong đó 2.677.561 người đã được tiêm mũi tăng cường.
Trước đó, ngày 16/12, Tổng thống Iván Duque tuyên bố Colombia sẽ bắt đầu sản xuất những lô nhỏ vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 6/2022. Colombia sẽ dần phát triển quy mô và sản lượng, không chỉ dừng lại ở vaccine ngừa COVID-19 mà còn sản xuất các chế phẩm phòng chống các bệnh lý khác.
*Tại Peru, Bộ trưởng Y tế Hernando Cevallos thông báo nước này sẽ thắt chặt một số biện pháp hạn chế trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới, đồng thời đẩy nhanh chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 sau khi phát hiện tới 12 ca nhiễm biến thể Omicron ở thủ đô Lima.
Theo đó, Peru sẽ tạm ngừng cấp phép cho các chuyến bay từ hoặc quá cảnh qua Nam Phi. Các biện pháp an ninh cũng sẽ được thắt chặt hơn đối với công dân nước ngoài không cư trú tại Peru. Ngoài ra, quốc gia Nam Mỹ này sẽ tăng cường hoạt động của các trung tâm tiêm chủng đặt tại sân bay và các cửa khẩu, đồng thời đẩy mạnh giám sát dịch tễ để sớm phát hiện các nhiễm biến thể mới Omicron.
Peru đã hoàn thành chương trình tiêm phòng COVID-19 cho 74% dân số đủ điều kiện tiêm và đang phấn đấu đưa con số này lên 80% trước cuối năm nay nhằm tránh một đợt bùng phát mới của đại dịch. Đến thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận 2,26 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới với 202.225 ca trên 32,97 triệu dân.
Thủ tướng Anh cân nhắc mọi khả năng kiểm soát dịch COVID-19 Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 20/12 tuyên bố đang xem xét mọi khả năng nhằm kiểm soát biến thể Omicron, đồng thời cảnh báo có thể áp dụng thêm các biện pháp hạn chế do tình hình hiện tại vô cùng khó khăn. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu sau cuộc họp...