Không hút thuốc lá, giảm đến 90% nguy cơ mắc ung thư phổi
80 – 90% ca ung thư phổi liên quan hút thuốc lá, do đó có thể dự phòng được.
80 – 90% ca ung thư phổi liên quan hút thuốc lá – THÚY ANH
Người trẻ mắc ung thư phổi do hút thuốc thụ động
Đặc điểm về mặt sinh học của ung thư phổi là lan rộng và di căn. Do vậy, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi có tỷ lệ tử vong sớm cao hơn một số ung thư khác.
Ung thư phổi là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, chiếm tỷ lệ khoảng 5,9% các loại ung thư ở nam giới, ước đứng hàng thứ 5 sau ung thư vòm họng (14%), ung thư dạ dày (12,8%), ung thư dương vật (10%), ung thư gan (9,3%). Tuy nhiên, một điều tra tại 18 bệnh viện ở Hà Nội trong nhóm các bệnh nhân mắc ung thư cho thấy, ung thư phổi (14%) đứng thứ hai về số mắc, chỉ sau ung thư dạ dày (15,5%). Một thống kê tại 4 bệnh viện tại Hà Nội với 769 ca ung thư phổi cho thấy, ung thư này hay gặp ở nam hơn nữ, lứa tuổi hay gặp từ 50 – 60 tuổi.
Video đang HOT
Liên quan mật thiết đến hút thuốc lá
Các nghiên cứu nhiều năm qua cho thấy, đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã hoặc đang hút thuốc lá (80%) và thêm 5% do hậu quả của tiếp xúc thụ động khói thuốc. Nguy cơ này tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá, thời gian đã hút, số điếu thuốc hút trong ngày.
10 – 13% số người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 – 40 năm (tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi).
Nguy cơ mắc cũng tăng lên ở những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá do những người nghiện thở ra. Độ tuổi mắc ung thư phổi đang thấp dần. Tại Bệnh viện K T.Ư đã tiếp nhận ca mắc ung thư phổi mới 14 tuổi. Bệnh nhân này không hút thuốc nhưng có người trong nhà hút thuốc lá.
Theo Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, các nghiên cứu đã xác định hút thuốc lào và thuốc lá liên quan mật thiết quá trình phát sinh ung thư phổi. 80 – 90% ung thư phổi bắt nguồn từ nghiện hút thuốc. Sau khi ngừng hút thuốc lá 10 – 15 năm, nguy cơ mắc sẽ hạ thấp bằng với các nguy cơ mắc bệnh ở người không hút thuốc.
Trong khói thuốc lá có các chất hydrocacbua thơm nhiều vòng, trong số đó độc nhất là chất 3 – 4 benzopyrene, chất này chắc chắn có vai trò phát sinh ung thư phổi. Trong khói thuốc lá còn có chứa các chất sinh như: nitrosamine, benzanthracene, cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi ở người hút thuốc lá.
Theo Thanh niên
Thuốc lá có thể gây ung thư phổi như thế nào?
Ung thư phổi là một trong nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư. Các ca mắc liên quan mật thiết đến hút thuốc lá.
Các chuyên gia y tế và đại sứ thiện chí Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá kêu gọi xây dựng môi trường không khói thuốc vì sức khỏe bản thân và cộng đồng - N.S
Hút thuốc lá - nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi
Theo Bệnh viện K T.Ư, các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Số lượng hút càng lớn, trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc càng cao.
90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc nhưng họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm.
Các chuyên gia về ung bướu cũng lưu ý, nhiều người cho rằng thuốc lá độc hại gây ung thư, còn thuốc lào thì an toàn do được "lọc" các thành phần độc hại trong khói thuốc nhờ có lượng nước nhỏ chứa trong ống điếu. Tuy nhiên, ở nước ta, hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
Cơ chế tấn công của "độc chất" gây ung thư
Theo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe và 69 loại gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Trong số 69 chất gây ung thư có một số chất như: hợp chất thơm có vòng đóng, benzopyrene hay các nitrosamine. Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá khuyến cáo: "Mỗi người cần chủ động phòng mắc ung thư phổi bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Theo kết quả điều tra về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS 2015): so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc trong nam giới VN đã giảm (từ 47,4% xuống 45,3%). Mặc dù vậy đây vẫn còn là một tỷ lệ cao cần phải giảm hơn nữa".
Theo Thanh niên
Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh Khi một người vô tình hít phải khói thuốc trong không khí, nó được gọi là hút thuốc thụ động và được xem là rất nguy hiểm cho sức khoẻ của một người. Theo Helino