Không hồi môn về nhà chồng lại hạnh phúc
Điều kiện gia đình còn khó khăn, có nhất thiết phải có bằng được cái gọi là của hồi môn đó không? không ít cô dâu, cưới xong phải làm việc cật lực để trả nợ các khoản chi phí cho đám cưới…
Đọc tâm sự của bạn Nhung và bạn Nguyệt mà mình lại thấy chạnh lòng. Nghĩ cho thân phận hẩm hưu, buồn tủi của mình. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ làm lụng quanh năm nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn, chi tiêu những thứ hàng thiết yếu thực sự cẩn thiết. Nên gia đình không có tiền của tích lũy. Chính vì vậy mà ngày lên xe hoa mình không nhận được bất cứ một thứ gì từ gia đình nhà mẹ đẻ để được gọi là của hồi môn. Về nhà chồng chỉ với hai bàn tay trắng.
Nhưng khi về nhà chồng, mẹ chồng mình cũng không xét nét về điều đó. Trái lại biết mình vất vả từ nhỏ nên mẹ chồng mình cũng quan tâm hỏi han từng ly từng tí. Mình nhớ có lần mới cười về, mẹ chồng biết chuyện mình không có tiền chi tiêu cá nhân, hơn nữa công việc cũng chưa ổn định vì vậy thỉnh thoảng mẹ lại đưa cho ít tiền để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù rất ngại nhưng mình cũng không biết phải làm sao? Thôi thì cứ cầm lấy sau này có điều kiện hơn mình sẽ kiếm tiền bù đắp cho mẹ vậy.
Quan trọng là tình cảm gia đình, con dâu đối nhân xử thế với mẹ chồng, tình cảm giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào.
Theo mình thì tùy điều kiện gia đình cũng như suy nghĩ và cách thể hiện của từng người nữa. Nếu điều kiện gia đình còn khó khăn, có nhất thiết phải có bằng được cái gọi là của hồi môn đó không? không ít cô dâu, cưới xong phải làm việc cật lực để trả nợ các khoản chi phí cho đám cưới. Trong đó có cả khoản nợ do chi mua nhẫn hay vòng vàng trao cho cô dâu cho bằng bạn bằng bè. Nhưng lại có những người không phải không có khả năng mua chiếc nhẫn hay chiếc vòng làm của hồi môn bởi họ lại nghĩ đơn giản đó chỉ là nghi lễ, khách sáo, rườm rà… Nhưng sau cưới đôi vợ chồng son lại nhận được từ mọi người xung quanh sự giúp đỡ có ý nghĩa hơn tiền rất nhiều…
Mình là một người tiêu biểu của cô dâu Việt không có hồi môn, nhưng mình lại thấy không bận tâm về điều đó, quan trọng là cuộc hôn nhân sau này có tốt đẹp? Hồi môn nhiều mà không có sự vun vén, đắp bồi về mọi mặt từ mọi người xung quanh thì cũng sớm đội nón ra đi…
Video đang HOT
Quan trọng là tình cảm gia đình, con dâu đối nhân xử thế với mẹ chồng, tình cảm giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào. Có điều kiện để được cho và nhận hồi môn thì ai cũng mong muốn nhưng không có cũng đừng cho đó là điều tệ hại nhất.
Như mình khi về nhà chồng chả có một đồng hồi môn nào để làm lưng vốn vắt vai. Bù lại mình có được một mẹ chồng biết quan tâm, chia sẻ với con dâu. Hơn nữa mình cũng biết phận dâu con mà lễ phép, ân cần, thảo hiền với mẹ chồng. Điều đó khiến cho gia đình mình lúc nào cũng tươi tui, đầm ấm, không khí gia đình lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười.
Vài lời suy nghĩ của cá nhân mình với hai bạn và độc giả như vậy thôi. Chúc mọi người sống tran hòa, vui vẻ bên mẹ chồng, gia đình và chồng con. Chúc gia đình các bạn hạnh phúc.
Theo Nguoiduatin
Tiền mừng cưới, mẹ chồng không cho một xu
Khoản tiền mừng, tôi có thể chấp nhận nhưng khoản lấy lại hồi môn của mẹ, thật sự là quá giả tạo.
Tôi không tính toán chi li nhưng suy cho cùng, đám cưới đám xin, chúng tôi phải đi lại hết, phải trả người ta cho xứng, thế mà giờ mẹ thu hết, chúng tôi lấy tiền đâu. (ảnh minh họa)
Bà mẹ chồng loa lên ầm ầm sau khi cô con dâu vừa gội đầu xong: "Tắm giặt xong thì xuống đây mẹ nhờ tí nhé, cả hai đứa". Tôi tưởng có chuyện gì hào hứng lắm nên vừa tắm giặt xong vội xuống. Mẹ chồng giọng rất nghiêm nghị &'con à, đợt này bố mẹ túng thiếu, tiền cỗ bàn cho hai đứa chắc mất nhiều vì ngoài dự kiến. Thế nên, tiền mừng cưới của các con, bố mẹ giữ hết để lo trang trải. Các con có của hồi môn thì cũng đưa cho mẹ, mẹ xin lại nhé'.
Mẹ chồng vừa nói tay vừa ngửa ra để lấy đôi nhẫn mẹ tặng tôi, cái dây chuyền mẹ vừa đeo lên cổ tôi lúc chiều. Tôi chết lặng, sao mẹ lại làm như thế. Mẹ có biết, của hồi môn chính là thứ quý giá, người ta muốn giữ gìn bên cạnh suốt đời không? Có khó khăn đến mấy, họ cũng không muốn bán hồi môn. Mẹ chồng cho con dâu hồi môn là điều quý, là phúc lành. Thế mà, vàng chưa đeo nóng cổ, mẹ đã đòi tháo ra.
Tôi hoang mang trong lúc mẹ chồng đòi vàng nhưng không kịp phản ứng, đành đưa hết vàng cho mẹ. Phong bì mẹ cũng đã thu, ngay cả tiền của bạn bè tôi. Mẹ nói chúng tôi có sức lao động, có công việc tốt thì cứ lo mà kiếm tiền, mấy chục triệu này đáng gì.
Tôi không tính toán chi li nhưng suy cho cùng, đám cưới đám xin, chúng tôi phải đi lại hết, phải trả người ta cho xứng, thế mà giờ mẹ thu hết, chúng tôi lấy tiền đâu. Giàu có không nói làm gì, vợ chồng tôi cũng xác định lấy nhau, thuê nhà thuê cửa làm ăn, tu chí, còn chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện mua nhà. Thế mà, có vài đồng bạc, mẹ bảo khó khăn nên thu hết. Khó khăn thật thì đã đành, nhà chồng tôi làm cỗ kiểu đó, lỗ làm sao được. Mà dư thì có dư ai, chỉ là mẹ bịa ra như thế để dễ bề cầm tiền của con.
Khoản tiền mừng cưới, tôi có thể chấp nhận nhưng khoản lấy lại hồi môn của mẹ, thật sự là quá giả tạo. Trong đám cưới, mẹ vui vẻ hồ hởi nói với tôi về của hồi môn, mẹ trao cho tôi bằng tình cảm mẹ con chân thành, chỉ để che mắt thiên hạ. Mẹ thích phô trương nên có rất nhiều vàng mẹ đeo lên cổ tôi, lên tay tôi và cuối cùng mẹ thu lại hết. Tôi còn tưởng, nhà chồng xông xênh cho chúng tôi khá nhiều, đã mừng thầm.
Suốt tối hôm đó, tôi ngủ không yên. Nghĩ về khoản tiền là một chuyện, nghĩ đến những tháng ngày sau này, đối mặt với người mẹ chồng này, tôi mới thật sự thấy sợ hãi. Ánh mắt mẹ nhìn tôi ngày hôm nay, khác hẳn với anh mắt của những ngày hôm trước. Mẹ đã thay đổi hoàn toàn, mẹ không còn thiện cảm với con dâu như những gì tôi nghĩ.
Một người mà tôi luôn cho là hiền, đôi mắt biết nói thì hôm nay, tôi thấy một sự dữ dằn trong con người ấy. Mẹ dường như muốn cảnh báo tôi bằng việc kiểm soát tiền bạc, của hồi môn. Để mẹ nhắc nhở tôi rằng, tiền của nhà này, tất cả phải do mẹ kiểm soát, cả tiền lương của chồng.
Quả thực, tôi đoán không sai. Chồng tôi đi làm, hàng tháng nhất định phải gửi cho mẹ mấy triệu dù là có ăn hay không ăn ở nhà. Đó là khoản tiền cố định. Trước khi lấy nhau, chồng làm như thế còn được, bây giờ, anh đã có vợ, chúng tôi còn phải thuê nhà ở thành phố, lo bao nhiêu việc, mẹ cũng bắt anh làm thế, tôi thấy không phục. Có chăng, chúng tôi chỉ biếu mẹ một khoản trong khả năng kinh tế của hai đứa, chứ không thể cứ bắt chúng tôi phải đóng góp hàng tháng thế được.
Chắc chắn cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn. Chỉ mong sao chồng tôi không phải là người &'bám váy mẹ'. (ảnh minh họa)
Thảo nào, bao lâu nay, tôi thấy chồng mình chẳng có được khoản tiết kiệm nào. Anh làm ra bao nhiêu tiêu ngần ấy. Bây giờ mà vẫn vậy thì chắc chúng tôi sẽ kiệt quệ. Sau này còn con cái, anh định tính thế nào. Nói với anh, anh khó chịu vô cùng, bực bội quát nạt tôi bảo tôi không biết điều. Anh còn nói tôi mới về làm dâu mà còn thế này, thế nọ. Cứ để cho mẹ kiểm soát, sau này tính sau.
Nhưng thú thực, nếu cứ để mẹ làm ngay từ bây giờ, sau này tôi sợ, mẹ sẽ chẳng thể nào từ bỏ việc ấy, mẹ vẫn mãi thích kiểm soát con cái trong nhà, cả tiền bạc và cuộc sống. Mới làm dâu nhưng quả thật, tôi thấy mệt mỏi lắm rồi, chẳng thiết tha. Ai ngờ tôi lại gặp phải bà mẹ chồng thế này, mệt quá đi thôi! Chắc chắn cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn. Chỉ mong sao chồng tôi không phải là người &'bám váy mẹ'.
Theo Eva
Tiêu hết tiền hồi môn, chồng tôi đòi chia tay Công việc kinh doanh của anh ngày càng xấu đi, tôi nhắc đến chuyện làm đám cưới là anh lảng tránh không chịu, mới đây anh còn đề nghị chúng tôi chia tay nhau. Quen nhau được hơn một năm, tôi và anh dự định làm đám cưới, bố mẹ tôi thấy vậy cho tôi hơn 100 triệu làm của hồi môn. Đúng...