Không hiểu nổi pháo phản lực phóng loạt mới của Ukraine
Không hiểu nền công nghiệp quốc phòng “khủng” của Ukraine đang làm gì khi tạo nên thiết kế pháo phản lực phóng loạt chỉ tương tự thiết kế phiến quân Trung Đông
Công nghiệp quốc phòng Ukraine mới đây đã ra mắt thiết kế pháo phản lực phóng loạt
“thế hệ mới” có giá thành thấp khiến giới quân sự phải đặt dấu hỏi về tính chuyên nghiệp của một nền khoa học quân sự thừa hưởng khối kiến thức khổng lồ thời Liên Xô. Thiết kế như vậy giống hệt với những kiểu pháo phản lực đang được phiến quân vùng Trung Đông sử dụng. Hay nói cách khác, chẳng lẽ trình độ khoa học quân sự của Ukraine hiện tại chỉ còn ngang với phiến quân?
Theo đó, pháo phản lực mới của Ukraine lấy khung gầm tổ hợp phòng không tự hành Strela-10 kết hợp với bệ phóng rocket của máy bay. Toàn bộ khối anten dẫn bắn và bệ phóng tên lửa được dỡ bỏ thay bằng bệ phóng rocket.
Khung bệ cơ sở của Strela-10 là xe bọc thép đa năng MT-LB do Liên Xô sản xuất từ cuối những năm 1960. Khung bệ MT-LB được sử dụng rất rộng rãi làm nền tảng cho các tổ hợp vũ khí phòng không, chống tăng, chỉ huy, trinh sát, do thám chiến trường, pháo tự hành…
Video đang HOT
MT-LB trang bị động cơ diesel 240 mã lực cho tốc độ tối đa trên đường bằng 61km/h, việt dã 30km/h và lội nước là 5-6km/h.
Các giá treo đạn tên lửa Strela-10 bị gỡ bỏ để thay vào đó hai cụm ống phóng rocket B-8V-20 vốn thường được trang bị cho máy bay chiến đấu và trực thăng.
Mỗi cụm ống phóng B-8V-20 có 20 ống lắp đạn rocket S-8 cỡ 80mm. Như vậy, một xe phóng có thể bắn hết 40 đạn rocket 80mm trong vài giây.
Rocket 80mm S-8 đi vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1984 có thể lắp nhiều loại đầu đạn gồm: Đạn chống tăng; đạn nổ phá mảnh; đạn khói; đạn phá đường băng và đạn nhiệt áp.
S-8 80mm trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn có thể hoạt động trong 0,7 giây đủ cho đạn bay đến 2km.
Nhìn chung ưu điểm của pháo phản lực “thế hệ mới” do Ukraine sản xuất là có giá thành thấp, tận dụng được kho S-8 còn rất lớn, nhưng hạn chế về tầm bắn và độ chính xác.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Belarus duyệt binh với vũ khí Trung Quốc
Quân đội Belarus vừa chính thức giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez thế hệ mới của nước này tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít.
Quân đội Belarus vừa chính thức giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez thế hệ mới của nước này tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít.
Armyrecognition đưa tin, trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít diễn ra tại Minsk vào hôm 9/5, Quân đội Belarus đã lần đầu tiên cho ra mắt trước công chúng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới Polonez được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng MZKT-7930 8x8.
Trong lễ duyệt binh ở Minsk, Quân đội Belarus chỉ giới thiệu hai tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez gồm hai xe phóng và hai xe tiếp đạn đi kèm. Được biết, Polonez có tầm bắn hiệu quả lên đến 200km và các tổ hợp đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Quân đội Belarus trong năm 2016.
Theo các chuyên gia quân sự, dựa trên thiết kế ống phóng đặc trưng của Polonez, nhiều khả năng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt này được Belarus phát triển từ một mẫu pháo phản lực tầm xa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và rất có thể đó là pháo phản lực A200 cỡ nòng 301mm do Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa Trung Quốc (CALT) chế tạo, một trong những đơn vị thuộc Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Bên cạnh đó, A200 cũng đã được CASC chào bán ra thị trường vũ khí quốc tế trong những năm gần đây.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa Polonez của Belarus tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít 9/5.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng An ninh Belarus Alexander Mezhuev cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4 vừa rồi, trong đó bao gồm cả các cuộc hội đàm với lãnh đạo hai công ty quốc phòng chuyên xuất khẩu công nghệ hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc là CGWIC và ALIT (lưu ý cả hai công ty này đều là các công ty con của CASC).
Vì vậy, nhiều khả năng Belarus đã trở thành khách hàng đầu tiên mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt A200 từ Trung Quốc.
Pháo phản lực phóng loạt A200 do CALT chế tạo sử dụng các ống phóng cỡ nòng 301mm với chiều dài hơn 7,2m, trọng lượng mỗi quả đạn rocket của A200 là 750kg và có thể sử dụng được nhiều loại đầu đạn khác nhau.
Bên cạnh đó đạn của A200 còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính lẫn hệ thống định vị bằng vệ tinh GPS, tầm bắn hiệu quả của A200 là từ 50-200km. Một tổ hợp A200 có thể mang theo được 8 đạn và có thể tấn công cùng một lúc 8 mục tiêu khác nhau với thời gian triển khai chỉ mất 8 phút.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Infographic: Pháo phản lực BM-14-16 phòng thủ bờ biển Việt Nam Trong một số đợt điễn tập bảo vệ bờ biển, QĐND Việt Nam đã sử dụng cả pháo phản lực BM-14-16 được trang bị đạn rocket cỡ 140mm. Trong một số đợt điễn tập bảo vệ bờ biển, QĐND Việt Nam đã sử dụng cả pháo phản lực BM-14-16 được trang bị đạn rocket cỡ 140mm. Mời độc giả xem Infographic: Việt Hùng...