Không hề lố, H’Hen Niê quá khôn ngoan khi chọn trang phục “bánh mì” để giành giải cao!
Nhiều ý kiến cho rằng trang phục dân tộc của H’Hen Niê độc đáo nhưng không phù hợp bởi Bánh mì không thể đại diện cho văn hóa Việt Nam, điều này liệu có đúng?
Lựa chọn “Bánh mì” làm trang phục dân tộc, đúng hay sai?
Ngay sau khi H’Hen Niê công bố bánh mì là trang phục dân tộc được cô mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm nay, dư luận nổ ra nhiều tranh cãi.
Không ít ý kiến cho rằng việc H’Hen Niê lựa chọn trang phục dân tộc lấy ý tưởng từ bánh mì là không phù hợp, vì món ăn này có nguồn gốc từ châu Âu nên không hề “thuần Việt”.
Quốc phục của người Việt là Áo dài, bởi vậy bấy lâu nay, các đại diện Việt Nam thường chọn Áo dài làm trang phục dân tộc tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế.
Song theo tiêu chí của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, trang phục dân tộc không nhất thiết phải là quốc phục, mà chỉ cần gợi lên một hình ảnh, nét văn hóa nào đó của đất nước ấy. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng đề cao yếu tố mới mẻ, độc đáo của bộ trang phục.
Bánh mì là trang phục dân tộc được H’Hen Niê lựa chọn để mang đến Hoa hậu Hoàn vũ 2018.
Nếu xét ở phương diện này, “bánh mì” không phải là sự lựa chọn sai. Dù có xuất xứ từ châu Âu nhưng sau khi được du nhập vào Việt Nam món ăn này được sáng tạo và cải biên rất nhiều để phù hợp với văn hóa người Việt.
Đến nay, bánh mì đã trở thành một phần trong văn hoá ẩm thực Việt Nam. Bánh mì cũng là một trong hai món ăn Việt nổi tiếng nhất trên bản đồ ẩm thực thế giới, cùng với phở.
Trong từ điển Oxford, cái tên “bánh mì” vẫn được giữ nguyên là “banh mi”, chứ không phải là “Vietnamese baguette” hay được dịch sang bất cứ cái tên tiếng Anh nào khác.
Điều đó cho thấy, “bánh mì” đã được bạn bè quốc tế công nhận là “đặc sản” của Việt Nam, và chỉ có ở Việt Nam.
Còn nhớ tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2015, đại diện Thái Lan là Aniporn Chalermburanawong từng giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất với bộ váy xe Tuk Tuk.
Người đẹp Thái Lan giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015 với bộ váy lấy ý tưởng từ xe Tuk Tuk.
Song xe Tuk Tuk thực ra không phải là “độc quyền” của Thái Lan. Ở khu vực châu Á, đặc biệt là tại các nước như Ấn Độ, Philippines, hay Campuchia… và ở cả các nước thuộc châu lục khác loại phương tiện này cũng được sử dụng khá phổ biến.
Dù vậy khi nhắc đến xe Tuk Tuk người ta sẽ nghĩ ngay đến Thái Lan, với “bánh mì” điều đó hẳn cũng tương tự.
Video đang HOT
Sự khôn ngoan của H’Hen Niê và ê-kíp?
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm nay được tổ chức tại Thái Lan. Đây là đất nước yêu thích sự sáng tạo, mới lạ và độc đáo.
Các đại diện của xứ chùa Vàng cũng thường xuyên tham dự phần thi Trang phục dân tộc với những thiết kế độc lạ lấy ý tưởng từ Tom Yum, sầu riêng hay con voi…
Ngoài ra vài năm gần đây, đại diện các nước cũng thường mang đến Hoa hậu hoàn vũ những mẫu thiết kế lạ, độc đáo và có hiệu ứng sân khấu lớn. Do đó khi bước lên sân khấu, họ dễ dàng thu hút sự chú ý của khán giả và ban giám khảo.
Trang phục dân tộc của các người đẹp Thái Lan thường khá lạ mắt, độc đáo với ý tưởng lấy từ Tom Yum…
… hay con voi.
Đại diện Nhật Bản năm nay cũng từng gây tranh cãi khi chọn trang phục dân tộc và bộ váy của Thủy thủ Mặt Trăng.
Từ đó có thể thấy, việc lựa chọn bánh mì – một ý tưởng mới mẻ và khác lạ hơn hẳn Áo dài (vốn được coi là trang phục dân tộc “bất di bất dịch” của các người đẹp Việt tại đấu trường nhan sắc thế giới) biết đâu lại là một sự khôn ngoan và hợp thời của H’Hen Niê cùng ê-kíp.
Trong bối cảnh bạn bè quốc tế đã quá quen thuộc với Áo dài của Việt Nam, Bánh mì có thể sẽ là một sự mới mẻ “đột phá”, giúp H’Hen Niê gây ấn tượng với ban giám khảo.
Thiết kế ban đầu của Bánh mì từng nhận được khá nhiều phản hồi tích cực.
Trên thực tế, trong 6 mẫu trang phục được đưa ra để bình chọn, Bánh mì ban đầu nhận được khá nhiều phản hồi tích cực. Rất đông ý kiến cho rằng đây là thiết kế ấn tượng nhất khi đập vào mắt và cũng rất dễ nhớ khi phải thi đấu với hàng trăm bộ trang phục từ các nước.
Vì vậy, Bánh mì không hẳn là một ý tưởng tồi. Điểm yếu trong trang phục này có lẽ là ở phần thiết kế và cắt may chưa đủ đẹp mắt, tinh tế, khiến cho mọi người cảm thấy bộ váy thô và kém sang, hơn là độc đáo, ấn tượng.
Nếu như Bánh mì được thiết kế chau chuốt, tinh xảo hơn, giúp tôn lên được nhan sắc và vóc dáng của H’Hen Niê thì đây không hẳn là một ý tưởng tồi.
Nếu như Bánh mì được thực hiện chau chuốt và tinh xảo hơn, làm tôn lên được vóc dáng, đường nét và thần thái của H’Hen Niê thì có lẽ bộ trang phục này đã không phải nhận nhiều ý kiến trái chiều đến thế.
Theo Trí Thức Trẻ
Quốc phục "bánh mì" của H'Hen Niê và những điều khó hiểu đằng sau
Trang phục bánh mì của H'Hen Niê chưa thể thuyết phục được khán giả, dù với bất cứ lý do nào.
Hình như chưa bao giờ, một bộ trang phục dân tộc lại vấp phải nhiều ý kiến phản đối như bộ đồ "bánh mì" mà H'Hen Niê sắp mang tới Miss Universe.
Ý tưởng nghèo nàn và không hề mang bản sắc riêng
Ý tưởng đưa hình ảnh đồ ăn vào trang phục dân tộc không hề mới. Trong các cuộc thi sắc đẹp trước đây, sầu riêng hay Tom Yum từng được các cô gái Thái Lan lồng vào những bộ trang phục, tạo ấn tượng mạnh mẽ và độc đáo với người xem.
Có điều, bánh mì rất khó được xem như biểu tượng văn hoá của cộng đồng người Việt. Thực chất, bánh mì không phải là sáng tạo của người Việt Nam và chỉ riêng một lý do đó thôi cũng đủ để người ta cân nhắc chọn nó làm biểu tượng cho cả một nền văn hoá.
Bánh mì là món ăn du nhập từ nước ngoài nên rất khó nói rằng nó là món ăn mang bản sắc của Việt Nam
Nếu muốn chọn hình ảnh món ăn đặc trưng cho Việt Nam, để khán giả nhìn vào sẽ nhận ra ngay, phở sẽ là lựa chọn hàng đầu chứ không phải bánh mì.
Cũng giống như Tom Yum của người Thái, Tokbokki của người Hàn, phở mới là "gương mặt đại diện" của ẩm thực Việt Nam và ghi dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế.
Những câu chuyện bên lề này thực chất không kém phần quan trọng, chứ không chỉ đơn giản là so sánh giữa phở với bánh mì.
Phía sau hình tượng món ăn còn là văn hoá, niềm tự hào, bản sắc riêng của cả một đất nước, như cách bộ trang phục đó có chữ "dân tộc" ở phía sau!
Đừng biến trang phục dân tộc thành thảm hoạ thời trang
Ý tưởng nghèo nàn và thiếu sâu sắc chỉ là một vấn đề mà bộ "quốc phục bánh mì" gặp phải. Thiết kế của nó mới là yếu tố khiến người xem nghi ngại và khó hiểu.
Tinh tế là thứ bộ trang phục này gần như không có. Không chỉ "nuốt chửng" thân hình, số đo của H'Hen Niê với sáng tạo rườm rà, bộ trang phục bánh mì còn khá cẩu thả trong việc tạo hình.
Rất khó tìm ra sự liên quan giữa những chi tiết trong bộ trang phục, đặc biệt là ở phần chân.
Những ổ bánh mì - thứ tạm được xem là "điểm nhấn" của bộ trang phục được làm theo cách rất vụng về. Không dễ để cảm nhận được bất cứ điều gì qua hình tượng "đặc trưng" này, bởi cách tạo hình của chúng đơn giản là quá xấu.
Sự phối kết hợp giữa trang phục và người mặc cũng là lý do khiến "quốc phục bánh mì" phải nhận vô số lời chỉ trích. Mái tóc tém cá tính của H'Hen Niê bị che khuất hoàn toàn dưới chiếc nón lá, làn da nâu của cô bị chìm nghỉm giữa khối màu sắc lổn nhổn của bánh mì, rổ rá.
Nếu không có dòng chữ đề tên, hẳn không nhiều người nhận ra được đây là những ổ bánh mì kẹp thịt
Cũng là trang phục có tạo hình đồ ăn, nhưng mẫu trang phục Tom Yum của Thái Lan khác xa so với bộ "bánh mì" của chúng ta.
So sánh bộ "quốc phục bánh mì" và "quốc phục Tom Yum" của người hàng xóm Thái Lan, người ta không cần phải tinh tế lắm cũng có thể nhận ra sự khác biệt một trời một vực.
Ở bộ trang phục mang hình món Tom Yum, cả món ăn lẫn người mặc đều nổi bật một cách hài hoà. Hoạ tiết trang trí được bố trí khéo léo và liền mạch, từ hoa văn trên tô Tom Yum cho tới phần chân của cô hoa hậu.
Không có bất cứ sự khiên cưỡng nào trong thiết kế này, bởi người mặc và bộ trang phục như được hoà vào làm một.
Quan trọng hơn, sự sáng tạo của nhà thiết kế nước bạn đạt được cả hai mục đích: Tôn lên vẻ đẹp của người mặc và quảng bá một cách kiêu hãnh văn hoá của đất nước mình. Rất khó, nhưng họ đã thành công nhờ sự sáng tạo và tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ.
Còn bộ "quốc phục bánh mì" của chúng ta, "sáng tạo" có lẽ là điểm cộng duy nhất dành cho nó.
Nhưng sáng tạo ra một bộ trang phục kém cỏi cả về ý tưởng lẫn hình thức có lẽ không phải điều gì tích cực.
Nhất là khi bộ trang phục "sáng tạo" này lại được lựa chọn làm trang phục dân tộc để kiêu hãnh bước ra thế giới!
Theo Trí Thức Trẻ
Trang phục của H'Hen Nie gây tranh cãi: Bánh mì không bao giờ có thể đại diện cho văn hoá Việt Nam! Khán giả đang tranh cãi về bộ trang phục dân tộc được lấy ý tưởng từ tiệm bán bánh mỳ đường phố của H'Hen Nie. Là đại diện của Việt Nam tham dự đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018, H'hen Niê đã dành khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị cho bản thân những trang phục, kỹ...