Không gọi được mẹ về nhà, đâm chết hàng xóm
Sang nhà ông hàng xóm để gọi mẹ về nhà nhưng không được, người con trai cãi nhau, ẩu đả rồi đâm chết ông hàng xóm.
Trưa 23-7, đại tá Nguyễn Thế Nghiệp, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam, xác nhận tại địa phương vừa xảy ra một vụ án mạng.
Thông tin ban đầu, nạn nhân là ông Trần Ngọc Thanh (51 tuổi, ngụ thôn 1, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Hiện trường vụ án mạng
Theo một số người dân tại địa phương, khoảng 21 giờ tối 22-7, Phạm Trần Công Viết Linh (28 tuổi, ngụ thôn 2, xã Tiên Lộc) sang nhà cũ của ông Thanh -đối diện với nhà mình để gọi mẹ về nhà ăn chè thì phát sinh mâu thuẫn với ông Thanh.
Video đang HOT
Giữa Linh và ông Thanh xảy ra xô xát. Sau đó, ông Thanh chạy ra bên ngoài thì bị Linh đuổi theo dùng dao đâm chết.
Những người dân địa phương cho biết ông Thanh tuy có vợ con nhưng thời gian gần đây đã sửa sang lại ngôi nhà cũ để ở. Do là hàng xóm nên mẹ của Linh thường xuyên sang nhà ông Thanh.
Theo Ngươi lao đông
Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ vụ án "án oan 22 năm"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa yêu cầu Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm được tuyên từ năm 1994 với bị cáo Trần Văn Vót có dấu hiệu oan sai.
Theo nguồn tin của Dân Việt, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao xem xét, làm rõ vụ án có dấu hiệu oan, sai cách đây hơn 22 năm ở Hà Nam.
Chủ tịch nước yêu cầu xem xét, giải quyết đơn của GS Nguyễn Lân Dũng liên quan đến vụ án ông Trần Văn Vót ở Hà Nam.
Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước số 949 ngày 19/6/2015, gửi tới GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Hà Nội) nêu rõ: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận được thư của GS.TS Nguyễn Lân Dũng gửi ngày 26/5/2015, đề nghị Chủ tịch nước chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét vụ án của cựu chiến binh Trần Văn Vót (SN 1949, ở xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị kết án tù chung thân đến nay đã thụ án được 22 năm. Thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 1/6/2015, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước gửi Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện KSND yêu cầu chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch nước kết quả.
Liên quan đến vụ án này, ngày 12/6/2015, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn gửi Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, nêu đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc xem xét lại vụ án của Trần Văn Vót. Như vậy vụ án này được cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm rõ.
Thủ tướng đề nghị làm rõ vụ án Trần Văn Vót. Ảnh: Báo Vietnamnet
Trước đó, trao đổi với PV báo Trí Thức Trẻ, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, ông nhận đơn của vụ việc từ một phóng viên và sau khi nghiên cứu ông thấy đây là vụ việc có nhiều vấn đề cần phải làm rõ.
"Tôi nhận được đơn này và thấy có nhiều tình tiết trong đó còn hơn cả vụ ông Chấn (ông Nguyễn Thanh Chấn - PV). Bị cáo là dũng sĩ diệt Mỹ và Đảng viên, sau khi bị bắt, ông kiên quyết không nhận tội giết người.
Đối tượng ném lựu đạn thì đã được tha còn ông Vót bị nghi ngờ đưa lựu đạn thì chưa được tha. Tôi chưa về làng đó nhưng anh phóng viên về làng đó chuyển đơn đến tôi cho biết là cả làng họ bênh, thậm chí bố nạn nhân còn ra sức bảo vệ cho bị cáo", GS Dũng nói.
Theo phản ánh trên báo Nông nghiệp Việt Nam, bước đầu cho thấy vụ án có nhiều điểm chưa được làm rõ. Đáng lưu ý, trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội vì cho rằng mình không có tội. Cũng chừng đó thời gian, bố của nạn nhân vẫn kêu oan cho hung thủ... Theo điều tra của báo Nông nghiệp Việt Nam, mâu thuẫn đất đai giữa 2 làng Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc) đã lên đến đỉnh điểm là vụ ném lựu đạn diễn ra vào ngày 29/11/1992 khiến anh Trần Văn Việt tử vong và 21 người bị thương. Ngay sau đó, công an huyện Lý Nhân đã khởi tố vụ án hình sự "giết người" và "tàng trữ vũ khí trái phép", khởi tố bị can đối với Trần Văn Cự khi đó đã bỏ trốn về 2 hành vi trên, đồng thời ra lệnh truy nã Cự trên toàn quốc. Đến ngày 23/2/1993, Trần Ngọc Thanh (SN 1974) bị di lý về công an tỉnh Nam Hà (nay là Hà Nam) để điều tra về hành vi "giết người". Kế tiếp đến 27/5/1993, Trần Văn Vót khi đó đang là Bí thư chi bộ xóm cũng bị bắt tại trụ sở UBND xã để phục vụ điều tra về hai hành vi "giết người" và "tàng trữ trái phép vũ khí". Kết luận điều tra của Công an tỉnh Nam Hà ghi: Trần Văn Vót là người đã tàng trữ và đưa trái lựu đạn cho Trần Ngọc Thanh, để Thanh ném vào đám đông bà con xã viên Nhân Phúc gây nên cái chết cho anh Trần Văn Việt và làm bị thương 21 người. Trần Văn Vót sau đó bị VKSND tỉnh Nam Hà truy tố về 4 tội: "Giết người","tàng trữ trái phép vũ khí", "phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội" và "gây rối trật tự công cộng", còn Trần Ngọc Thanh bị truy tố về hành vi "giết người". Ngày 26/2/1994, Trần Văn Vót bị TAND tỉnh Nam Hà tuyên phạt tù chung thân vì 4 tội trên; Trần Ngọc Thanh bị tuyên 15 năm tù. Tuy nhiên các nhân chứng và 21 người Nhân Phúc bị thương không được triệu tập, thân nhân của những bị cáo cũng không được vào tòa. Từ ngày 25-27/8/1994, tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội phúc thẩm lại vụ án trên và tuyên y án sơ thẩm với bản án hình sự phúc thẩm số 1030. Trong suốt 22 năm qua, cụ Trần Anh Điền (bố của nạn nhân Trần Văn Việt) liên tục kêu oan cho Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh. Với những chứng cứ như: Trần Ngọc Thanh không có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ án; 4 cán bộ công an huyện Lý Nhân có mặt ở hiện trường đã nhìn rõ lựu đạn được ném từ phía người Thanh Nga sang phía người Nhân Phúc. Gia đình Trần Văn Vót sau đó cũng đã liên tiếp gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi nhưng tất cả đều chìm vào im lặng. Trần Văn Vót là người đã có 18 năm quân ngũ, được tặng huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng ba, huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhì, được Nhà nước Lào tặng thưởng huân chương chống Mỹ...
GIA HUY (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ bản án hình sự 22 năm có dấu hiệu oan sai Trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội, vì cho rằng mình không có tội. Thủ tướng đề nghị Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm được tuyên từ năm 1994 với bị cáo Trần Văn Vót có dấu...