Không giặt khăn tắm ít nhất 2 lần mỗi tuần sẽ mang lại những hệ quả mà không ai muốn
Khăn tắm của bạn cần được giặt giũ và thay mới thường xuyên, nếu không, bạn sẽ gặp phải những hệ quả khiến mình hối hận trong thời gian dài.
So với những bộ quần áo được ta thay ra mỗi ngày và đem đi giặt giũ thường xuyên, khăn tắm là vật hiếm khi được chúng ta quan tâm như thế. Chúng ta sử dụng khăn tắm lặp đi lặp lại nhiều lần và không thay mới chúng thường xuyên, tuy nhiên điều này có thể là nguyên do gây nên một số vấn đề về sức khoẻ mà bạn không ngờ tới.
Khăn tắm: nơi nhân giống lý tưởng của vi khuẩn
Bạn nghĩ rằng, mình chỉ sử dụng khăn tắm sau khi tắm xong để thấm nước và lau cơ thể khô ráo. Cơ thể chúng ta sau khi tắm vốn sạch sẽ, vậy nên khăn tắm cũng sẽ không bị bẩn đâu, đúng không? Thực ra thì sai rồi đấy. Việc tắm rửa khiến cơ thể sạch sẽ, đúng, nhưng nó không hoàn toàn diệt hết vi khuẩn trên cơ thể bạn. Bác sĩ Philip Tierno, giáo sư ở Đại học dược New York cho hay. Những vi khuẩn còn lại trên cơ thể sẽ bám vào khăn tắm của bạn khi bạn lau mình, và làm ổ tại nơi đó. Sau khi chúng đã chuyển đến khăn tắm, chúng sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở.
“Vi khuẩn sẽ càng ngày càng nhiều theo thời gian và theo những lần bạn sử dụng khăn tắm mỗi ngày,” Chuck Gerba, giáo sư về vi sinh học của Đại học Arizona chô hay. Một nghiên cứu được dẫn dắt bởi Gerba cũng cho thấy rằng khăn lau tay qua sử dụng có nhiều vi khuẩn coliform gấp 1000 lần những chiếc khăn mới mua. Vi khuẩn thích những nơi ẩm, tối, vậy nên chúng sẽ vô cùng phát triển trong môi trường phòng tắm vốn có cả hai yếu tố. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng khăn tắm là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong toilet chứ không chỉ riêng gì bồn cầu.
Những hệ quả thường thấy là viêm da và mụn
Video đang HOT
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, da nổi những đốm viêm hay chỉ đơn giản là mụn lưng, mụn cơ thể chữa mãi không khỏi, thì vấn đề có lẽ nằm ở chiếc khăn tắm tưởng chừng như vô hại. Nếu bạn lau mình bằng khăn tắm bẩn, bạn có thể có nguy cơ bị viêm nhiễm cao. “Nhất là khi sử dụng khăn tắm một cách mạnh bạo, bạn có thể làm rách da,” bác sĩ Gerba cho hay. Chỉ cần một vết trầy nhỏ đến mức bạn không nhận ra, cũng có thể mở đường cho vi khuẩn xâm nhập.
Mặt khác, các bác sĩ cũng khuyến nghị rằng bạn không nên chia sẻ khăn tắm với người khác, bởi vì trong khi vi khuẩn từ chính cơ thể bạn có thể không khiến bạn mắc bệnh, nhưng vi khuẩn từ người khác thì lại có. Và nếu bạn thuộc dạng dễ nổi mụn thì bạn nên giặt khăn tắm ngay sau mỗi lần sử dụng, bác sĩ Tierno đề nghị.
Các cách để giữ khăn tắm sạch nhất có thể
Thậm chí ngay cả khi bạn không để ai chạm vào khăn tắm của mình, nó vẫn có thể nhiễm bẩn bằng cách này hay cách khác. Bác dĩ Gerba và Tierno khuyến nghị mọi người giặt khăn tắm mỗi 2 hoặc 3 ngày. Nếu lâu hơn thế, các vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở. “Bạn có thể sẽ không mắc bệnh dễ thấy nếu sử dụng một chiếc khăn tắm suốt 2 tuần, nhưng vấn đề không nằm ở đó,” bác sĩ Tierno nói. “Câu hỏi ở đây là bạn có mặc lại quần trong mình đã sử dụng sau khi tắm rửa không? Việc sử dụng lại khăn tắm liên tục trong thời gian dài cũng tương tự như vậy.”
Ngoài ra, trong những lần 1 – 2 bạn sử dụng khăn tắm, hãy nhớ treo chúng lên và để khô tự nhiên chứ đừng gấp hoặc dồn chúng vào một chỗ. Nên mở rộng khăn để về mặt tiếp xúc không khí càng nhiều càng tốt. Cho dù điều này có thể khiến bạn phải giặt đồ nhiều lần hơn, thì cũng đừng nên lười biếng và để vi khuẩn có cơ hội sinh trưởng. Bạn có thể dự trữ 2 – 3 chiếc khăn để có thể thay đổi thường xuyên như quần áo, như vậy, bạn có thể giặt chúng trong 1 lần vào cuối tuần để tiết kiệm thời gian.
Kết luận:
- Khăn tắm là nơi sinh trưởng của vi khuẩn, nó có thể lấy vi khuẩn từ cơ thể bạn và khiến chúng nhân lên gấp nhiều lần.
- Sử dụng khăn tắm lại nhiều lần có thể gây viêm da, nấm, các bệnh về da như mụn cơ thể.
- Chia sẻ khăn tắm với người khác có thể khiến bạn dễ nhiễm bệnh hơn.
- Nên giặt khăn tắm ít nhất 2 lần mỗi tuần (mỗi 2 – 3 ngày).
- Sau khi sử dụng 1 – 2 lần, nhớ phơi khăn sao cho bề mặt tiếp xúc không khí nhiều nhất để hạn chế vi khuẩn sinh trưởng.
Source (Nguồn): Reader’s Digest
Theo Trí Thức Trẻ
Chỉ dùng khăn tắm sau khi tắm rửa sạch sẽ, vậy khăn có dơ không?
Bạn chỉ sử dụng khăn của bạn sau khi tắm rửa sạch sẽ, vì vậy nó không thể bị bẩn, bạn có nghĩ như vậy không? Không đúng đâu.
Shutterstock
Tiến sĩ, giáo sư lâm sàng về bệnh lý học và vi trùng học tại Trường Y khoa của Đại học New York (Mỹ), ông Tierno, cho biết nó sẽ dính vi khuẩn xung quanh, theo Reader.
Một khi những vi khuẩn ở đó, chúng sẽ bắt đầu nhân lên. Đây là cách tiếp tục phát triển khi bạn sử dụng khăn một lần nữa ngày này qua ngày khác, Chuck Gerba, tiến sĩ, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Mỹ) nói.
Một nghiên cứu do tiến sĩ Gerba làm trưởng nhóm đã phát hiện khăn lau tay đã qua sử dụng có vi khuẩn coliform gấp 1.000 lần so với khăn mới mua, theo Reader.
Vi khuẩn thích môi trường tối, ẩm ướt, vì vậy chúng sẽ phát triển mạnh trong phòng tắm ướt với cánh cửa đóng kín. Khăn là một trong những điểm nảy mầm hàng đầu trong phòng tắm và nhà vệ sinh.
Lau mặt bằng một chiếc khăn bẩn, bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Aaron Glatt, phát ngôn viên của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ và Chủ tịch y học và dịch tễ tại Bệnh viện Cộng đồng Nam Nassau (Mỹ), nói chính vi trùng đã khiến bạn phát bệnh, và bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh khi dùng chung khăn tắm, theo Reader.
Nếu là người dễ nổi mụn, và dùng khăn bẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da bạn và gây ra mụn.
Tiến sĩ Gerba và tiến sĩ Tierno khuyên nên giặt khăn tắm hai hoặc ba ngày một lần. Để lâu hơn thì khăn sẽ trở nên bẩn. Giữa các lần giặt, sẽ cắt giảm sự phát triển của vi khuẩn do để khăn khô hoàn toàn. Thay vì gấp nó, nên treo lên trên thanh. Diện tích bề mặt càng mở ra thì khăn sẽ càng khô, theo Reader.
Theo Thanh niên
Khổ sở vì mụn lưng nổi chi chít, học ngay những cách trị dứt điểm mà lại vô cùng đơn giản Có mụn trên mặt đã khổ rồi mà lại còn có cả mụn ở sau lưng thì mùa hè làm sao có thể diện được những chiếc áo hở lưng để khoe ra đây? Đừng lo, có ngay loạt bí kíp trị mụn lưng cực đơn giản dành cho bạn rồi đây. Mụn lưng xuất hiện là một minh chứng rõ nét cho...