Không gì có thể cản trở Pháp bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga
Ngày 20-8, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, không có gì có thể cản trở Pháp bàn giao 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng cho Nga theo hợp đồng đã được 2 bên ký kết.
Nhật báo Le Monde dẫn lời Tổng thống Hollande cho biết: “Mức độ cấm vận hiện nay sẽ không cản trở tới việc bàn giao… Nếu có những căng thẳng mới và khó tìm được cách giải quyết thì chúng tôi sẽ phải cân nhắc lại. Còn đến bây giờ, mọi việc đều tốt đẹp”.
Hồi tháng trước, ông Hollande cũng đã cho rằng hợp đồng bán 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistal cho Nga được ký năm 2011 sẽ được tôn trọng bất chấp những chỉ trích từ Mỹ và Anh, và những lệnh cấm vận kinh tế đã được Liên minh châu Âu áp đặt với Nga.
Tổng thống Hollande, người đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào hôm 6-6, bên lề lễ kỷ niệm ngày quân đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normady của nước Pháp, cho rằng các cuộc gặp như vậy nếu được tổ chức sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp
Video đang HOT
Nhưng ông cho rằng, trước tiên các bên cần phải chấm dứt bàn giao vũ khí, ngừng bắn và kiểm soát biên giới giữa hai nước. Đồng thời, ông cũng cảnh báo Nga sẽ phải trả giá đắt về chính trị và kinh tế nếu cung cấp vũ khí và giúp lực lượng ly khai tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền Kiev.
Tháng 6-2011, Pháp và Nga đã ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD cung cấp 2 chiếc tàu chở máy bay trực thăng lớp Mistral cho hải quân Nga. Chiếc đầu tiên, mang tên Vladivostok, dự kiến sẽ được bàn giao cho Nga vào cuối năm 2014. Chiếc thứ 2, mang tên Sevastopol, sẽ được bàn giao trong năm 2015.
Việc thực hiện hợp đồng này đã gặp khó khăn sau khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận đối với Nga do cáo buộc nước này có liên quan đến việc làm gia tăng căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, phía Pháp đã khẳng định họ sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng và bàn giao số tàu này theo đúng cam kết.
Hải quân Nga cho biết, các tàu Mistral này dự kiến sẽ được triển khai tại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Mỗi chiếc có thể chở được 16 chiếc máy bay trực thăng, 4 xuồng đổ bộ, 70 xe bọc thép và 450 binh lính với đầy đủ trang thiết bị cá nhân.
Theo ANTD
Mỹ điều hàng trăm quân cùng xe tăng và xe bọc thép sát nách Nga
Lục quân Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai khoảng 600 quân cùng nhiều xe tăng, xe bọc thép chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân đến đồn trú tại các nước Đông Âu, sát nách Nga trong vài tháng tới, giữa lúc có những đồn đoán rằng Nga có thể sẽ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Ngày 14-8, nhật báo Postimees dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Estonia đã xác nhận rằng, một đại đội bộ binh thiết giáp của lục quân Mỹ được trang bị xe tăng M1 Abram, xe bọc thép chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân sẽ được triển khai đến đồn trú tại nước này.
Đại diện cơ quan báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Estonia, ông Peeter Kuimet đã xác nhận việc này với tờ báo trên, và cho biết thêm rằng chi tiết về số quân chính xác, thời gian đến, căn cứ đến và số lượng xe tăng và các phương tiện khác đang được bàn bạc.
Trong khi đó, cùng ngày, lục quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, vào tháng 10 này, 4 đại đội với tổng số 600 quân thuộc Lữ đoàn Chiến đấu số 1, Sư đoàn Kỵ binh số 1, lục quân Mỹ, sẽ được luân chuyển tới Ba Lan và các nước Baltic để thay thế các đơn vị thuộc Lữ đoàn Đổ bộ đường không số 173, hiện đang đồn trú tại khu vực.
Lục quân Mỹ sẽ triển khai 600 quân cùng xe tăng và xe bọc thép tới Đông Âu
Hồi tháng 4, Mỹ đã triển khai 4 đại đội đổ bộ đường không đến Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva để huấn luyện và diễn tập quân sự với các nước đồng minh NATO này, trong khuôn khổ chiến dịch Giải pháp Đại Tây Dương (Operation Atlantic Resolve), giữa lúc cuộc khủng hoảng tại Ukraine và căng thẳng với Nga ngày càng gia tăng.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các cuộc diễn tập này được tổ chức nhằm tái cam kết với các đồng minh NATO và đối tác của Mỹ về việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực trước việc Nga có thể can thiệp vào tình hình tại Ukraine.
Các binh lính thuộc Sư đoàn Kỵ binh số 1, chủ yếu sẽ đên từ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Kỵ binh số 8, dự kiến sẽ được triển khai tới Đông Âu trong khoảng 3 tháng, họ sẽ mang theo các trang thiết bị huấn luyện như là xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp, và xe bọc thép chở quân.
Các nước Đông Âu nằm sát Nga và ôm chọn vùng lãnh thổ Kaliningrad
Họ sẽ là những binh lính đóng trên lãnh thổ Mỹ đầu tiên được luân chuyển tới khu vực tác chiến của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ. Các lực lượng Mỹ được triển khai tới khu vực này trước đó đều đồn trú tại châu Âu, trong đó, Lữ đoàn Đổ bộ đường không số 173 đóng quân tại Vicenza, Italia.
Chiến dịch Giải pháp Đại Tây Dương được hình thành từ tháng 4, khi lục quân Mỹ triển khai 4 đại đội bộ binh thuộc Lữ đoàn Đổ bộ đường không số 173 tới Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia.
"Kể từ khi Nga can thiệp vào Ukraine, chúng tôi liên tục tìm cách trấn an các đồng minh và đối tác của chúng tôi theo Điều 5", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết vào thời điểm đó, đề cập đến yếu tố quan trọng của hiệp ước đồng minh NATO cho rằng một cuộc tấn công vào 1 trong 28 quốc gia thành viên sẽ được xem là tấn công vào toàn bộ khối.
Theo An Ninh Thủ Đô
EU ra điều kiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga Đại sứ Liên minh châu Âu Vygaudas Usackas đã nêu điều kiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga là trong vòng 1 năm, tình hình Ukraine phải được bình ổn. "Interfax"cho biết, Đại sứ EU Vygaudas Usackas đã tuyên bố tại Moscow rằng, biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga có thể thu hồi trước một năm, nếu bình ổn...