Không được vay vốn “67″ vì… già!
Sau hơn 2 năm triển khai Nghị định 67, rất nhiều ngư dân ven biển vẫn chưa mặn mà với chính sách ưu đãi vay vốn vì nhiều lý do khác nhau. Để gỡ nút thắt này, mới đây UBND tỉnh Khánh Hòa và các sở, ban, ngành liên quan đã tổ chức buổi đối thoại với các ngư dân.
Đủ hồ sơ, ngân hàng vẫn không chấp nhận
Tại buổi đối thoại có hơn 70 ngư dân là các chủ tàu, đại diện các ngân hàng, lãnh đạo các sở, bảo hiểm cùng tham gia bàn về 3 vấn đề trọng tâm, gồm: Chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm và một số chính sách khác.
Ngư dân Khánh Hòa khát khao có những con tàu mới để vươn khơi. Ảnh: C.T
Tính đến thời điểm cuối tháng 8.2016, toàn tỉnh Khánh Hòa mới chỉ có 347 tàu tham gia mua bảo hiểm thân tàu với số tiền 4,2 tỷ đồng và 2.196 thuyền viên được mua bảo hiểm với số tiền 658 triệu đồng theo chính sách bảo hiểm của Nghị định 67.
Video đang HOT
Ngư dân Nguyễn Tơn (xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) trăn trở: “Khi nghe thông tin Nghị định 67 của Chính phủ ra đời, tôi cùng các chủ tàu khác rất vui mừng và đó cũng là sự mong mỏi của rất nhiều ngư dân khu vực duyên hải miền Trung”. Tuy nhiên, khi ông tìm đến các cơ quan chức năng và ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn, họ không cho vay với lý do… già rồi. Ngư dân Nguyễn Tơn xót xa nói: Trong Nghị định 67 không có quy định nào nói già thì không cho vay. Mặc dù năm nay tôi đã 73 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh để vay vốn đóng tàu, các điều kiện để đóng mới một chiếc tàu tôi đều điều đáp ứng đầy đủ. Tôi vay để cho con cháu đi đánh bắt xa bờ và có cam đoan trả nợ đầy đủ đúng theo quy định nhưng các cơ quan cùng ngân hàng nhất quyết không cho.
Cùng khó khăn như ông Tơn, bà Nguyễn Thị Hạnh (trú tại TP.Cam Ranh) cho biết, gia đình bà đã làm hồ sơ đóng tàu theo Nghị định 67 và đã được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phê duyệt từ năm 2015 nhưng khi đến làm việc tại ngân hàng thì họ không chấp nhận và yêu cầu bà phải thế chấp con tàu vỏ gỗ cũ mà chồng bà đang sử dụng. Theo bà Hạnh, vay vốn theo Nghị định 67 không cần thế chấp tài sản, chỉ cần vốn đối ứng. “Về vấn đề vốn đối ứng gia đình vẫn đủ, tiền gửi trong ngân hàng vẫn còn và nếu bán thêm con tàu cũ tôi thừa tiền làm vốn đối ứng, thế nhưng ngân hàng vẫn ràng buộc” – bà Hạnh trăn trở.
Liên quan đến bảo hiểm, ngư dân Võ Huynh (Vĩnh Thọ, TP.Nha Trang) nói: Ngư dân như chúng tôi cũng rất muốn mua bảo hiểm để phòng ngừa, nhưng trình độ của các ngư dân còn hạn chế, khó khăn nhất là khi tai nạn xảy ra thì công ty bảo hiểm bắt ngư dân viết nhiều loại giấy.
Ngân hàng nào đòi tài sản thế chấp là không được
Theo Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh Khánh Hòa, tính đến thời điểm ngày 31.8.2016, đã có 45 chủ tàu cá đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu với tổng nhu cầu vốn vay là 408 tỷ đồng. Trong đó, đóng mới 33 tàu (6 tàu vỏ sắt, 23 tàu vỏ vật liệu mới, 4 tàu vỏ gỗ) và nâng cấp 12 tàu. Đã có 5 tàu cá đóng mới và 2 tàu nâng cấp đi vào hoạt động, 5 tàu composite đang triển khai đóng.
Ông Đào Công Thiên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Ban chỉ đạo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tỉnh cho biết, Chương trình đóng tàu xa bờ theo Nghị định 67 của cả nước cũng rất khó khăn chứ không riêng tỉnh Khánh Hòa. Để tháo gỡ, ông Thiên đã chỉ đạo Sở NNPTNT rà soát lại khó khăn, vướng mắc của Nghị định 67. Cũng theo ông, từ nay đến cuối năm không được dừng lại, các hồ sơ đủ điều kiện tiếp tục triển khai cho vay, giải ngân vốn ngay. Đối với trường hợp của ông Nguyễn Tơn, không có rào cản tuổi tác, ngư dân có vốn đối ứng, đủ thủ tục, có phương án trả nợ là cho vay.
Còn về thế chấp tài sản khi vay vốn, ông Thiên cho hay, cán bộ ngân hàng nào, cơ quan tín dụng nào yêu cầu thế chấp tài sản là không được, nếu chủ đầu tư nào tự nguyện thế chấp thì được ưu tiên số 1, còn không thì không được ép ngư dân thế chấp khi ngư dân đã đủ điều kiện về vốn đối ứng. Riêng vấn đề cải hoán tàu cá và ngư lưới cụ, tùy trường hợp để áp dụng. Ngư dân vay vốn cải hoán thấy khả thi thì cho vay, vì cải hoán để nâng cấp máy, tàu nhằm hoạt động tốt hơn, nhưng những trường hợp nâng cấp ngư lưới cụ phải tùy trường hợp cụ thể. Ông Thiên nhấn mạnh: “Tôi hứa sẽ giải quyết đến nơi đến chốn và hết sức tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đóng tàu”.
Theo Danviet
Đề xuất Chính phủ hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng cá chết
Nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tuần tới Bộ này sẽ trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho bà con ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị cá chết hàng loạt thời gian qua nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống.
Nói về chính sách hỗ trợ cho ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vừa bị ảnh hưởng của tình trạng cá chết bất thường, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Bộ NN&PTNT rất chia sẻ với những khó khăn của bà con ngư dân ven biển 4 tỉnh này. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Bộ đã chủ động và sớm tham mưu chính sách hỗ trợ cho ngư dân các tỉnh bị thiệt hại theo Quyết định 772.
Sau khi Quyết định 772 về hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại hết hiệu lực sau một tháng triển khai, Bộ tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chính sách bổ sung hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh này về gạo là 6 tháng, về đối tượng thì mở rộng thêm cả diêm dân; đồng thời chính sách thu mua tạm trữ hải sản được kéo dài thêm 1 tháng nữa, tức là 2 tháng từ 5/5-5/7 và một số chính sách khác.
Ngày 24/4/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám đã trực tiếp đi khảo sát tại Kỳ Anh liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt và yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương truy tìm nguyên nhân (ảnh: Xuân Sinh).
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tích cực tham mưu cho Chính phủ để ban hành chính sách chuyển đổi nghề cũng như chính sách về khôi phục môi trường và các chính sách về tạo việc làm cho bà con ngư dân để làm sao có đời sống ổn định trước mắt cũng như lâu dài. Bộ đang hoàn tất các văn bản và xin ý kiến các bộ ngành cũng như các địa phương. Trong tuần tới, Bộ sẽ trình Chính phủ để ban hành chính sách này. Hy vọng, chính sách chuyển đổi nghề cũng như giải quyết việc làm cho bà con ngư dân, ổn định cuộc sống sẽ đáp ứng được mong đợi của bà con ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung bộ.
Theo đề xuất của Bộ NN&PTNT, có một số hướng như sau: Sẽ tạo điều kiện để cho ngư dân các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng sự cố vừa rồi đánh bắt vùng lộng và vùng ven bờ, tức là đối với tàu công suất dưới 90CV sẽ được hưởng chính sách như trong Nghị định 67 và Nghị định 89 để đóng tàu khai thác vùng xa bờ; Bộ đề xuất phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân. Nếu ngư dân không đi khai thác sẽ lên bờ để làm những nghề phù hợp với điều kiện và có thể tăng thu nhập, trong đó Bộ đề xuất cố gắng mỗi hộ gia đình có được một người đi xuất khẩu lao động. Đây là một hướng giúp cho những gia đình này có điều kiện để ổn định cuộc sống tốt hơn.
Thời gian tới Bộ NN&PTNT cũng sẽ đề xuất một dự án khôi phục, tái tạo lại các rạn san hô cũng như các hệ sinh thái. Dự án này cần một lực lượng lao động rất lớn và sẽ đề xuất đưa các lao động của các hộ gia đình này tham gia dự án.
Tình trạng cá chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Theo số liệu thống kê, sản lượng thủy sản khai thác của Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm giảm 16.000 tấn (giảm 6%); Quảng Bình giảm 23,6 nghìn tấn (giảm 8,7%); Quảng Trị giảm 16 nghìn tấn (giảm 14,3%); Thừa Thiên Huế giảm 13,3 nghìn tấn (giảm 30%).
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Tĩnh: Tàu cá vỏ thép 13 tỷ đồng đầu tiên sắp ra khơi Sau 1 năm ký hợp đồng đóng mới, tàu cá vỏ thép (có chiều dài 25,2 m, rộng 6,7m, cao mạn 3,1m) của ngư dân Nguyễn Lưu Truyền ở Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã được hạ thủy và chuẩn bị ra khơi. Chiều 24.6, tàu cá vỏ thép đầu tiên ở Hà Tĩnh của ngư dân Nguyễn Lưu Truyền ở...