Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền
Bà mẹ đã chia sẻ lại hình ảnh con trai 9 tháng tuổi khi trải qua trận ốm kinh khủng vì mắc bệnh sởi để nhắc nhở các phụ huynh khác tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ.
Emily Jane, bà mẹ có con trai 9 tháng tuổi, vừa chia sẻ lên Facebook câu chuyện con mình bị ốm nghiêm trọng tới mức nào khi bé bị nhiễm bệnh sởi. Cô cũng cảnh báo cho các bậc cha mẹ về mối nguy hiểm khi không tiêm vắc-xin cho trẻ.
“ Với những người lựa chọn không làm theo lời khuyên của các cơ quan y tế: không tiêm vắc-xin cho con, đây là thứ mà con trai 9 tháng tuổi của tôi phải chịu đựng khi mắc sởi“, Emily viết.
Sau đó, cô mô tả tất cả những triệu chứng kinh khủng mà con mình đang trải qua.
“ Con không khỏe từ hôm 22/10. Tôi đã đưa bé tới gặp 8 bác sĩ khác nhau và 2 chuyên gia tư vấn. Con cũng đã vào viện 2 lần. Con hay khóc thét vì đau đớn trong nhiều ngày. Suốt một tuần, con không ăn nổi. Đây là lần đầu tiên, con ngủ được một một giấc ngon lành trong gần 2 ngày. Con bị nhiễm trùng tai rất nặng, tới mức 3 đợt kháng sinh rồi mà vẫn chưa giúp cải thiện tình hình. 6 tuần sau đó, con vẫn cứ phải đi về giữa bệnh viện và nhà bởi căn bệnh khủng khiếp này tái phát nguy hiểm cho cơ thể nhỏ xíu của con“.
Emily nhắn nhủ: “Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn”.
Cuối cùng, Emily muốn gửi lời khuyên tới các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh. “ Chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Con tôi không cần phải trải qua chuyện này. Vắc-xin sởi, quai bị, rubella được thực hiện khi trẻ 13 tháng tuổi. Trẻ em dưới tuổi này phải phụ thuộc vào người khác để đưa ra lựa chọn tiêm vắc-xin ngừa những căn bệnh như bệnh sởi mà con tôi mắc phải. Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn“, Emily viết.
Chia sẻ của Emily đã nhận được rất nhiều đồng cảm từ cộng đồng mạng, nhất là các bà mẹ. Tới thời điểm này, đã có hơn 7,4 nghìn lượt thích và hơn 11 nghìn lượt chia sẻ. Trong phần bình luận, mọi người đều bày tỏ sự lo lắng, tình thương dành cho em bé và không quên gửi lời chúc con sẽ mau khỏi.
Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, một số độc giả cho biết, họ nhất định sẽ thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho con mình.
“ Thật tiếc vì chuyện này xảy ra với con. Con trai tôi 11 tháng tuổi. Và tôi cũng nóng lòng muốn đưa con đi tiêm chủng. Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn và con thì được bảo vệ” – Rieke Ha cho biết.
“ Tôi rất vui vì đã có rất nhiều người chia sẻ câu chuyện của bạn. Những người khác có thể học hỏi từ chuyện này ngoài việc cầu mong cho bé sẽ sớm bình phục” – Jaye Marie Stammers bày tỏ.
Video đang HOT
Bênh sởi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus sởi, lây lan cao, có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tự khỏi nhưng có thể xảy ra biến chứng nặng, đặc biệt là biến chứng hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi, gặp ở 7 – 9% trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ (có thể đến 14% ở trẻ dưới 5 tuổi). Ở trẻ nhũ nhi, tử vong do sởi, viêm phổi xảy ra trong 60% trường hợp, trong khi ở trẻ 10 – 14 tuổi, thường tử vong do biến chứng viêm não cấp.
Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%.
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc xin sởi là vắc-xin sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Theo Helino
Bố mẹ nuôi con nhỏ phải "nằm lòng" những loại bệnh trẻ em thường mắc phải dưới đây
Sau đây là danh sách kèm theo hình ảnh của một số loại bệnh trẻ em thường mắc phải mà bố mẹ nào cũng cần phải biết để bảo vệ con tốt hơn.
Dù vắc-xin đã góp phần giúp cho một số căn bệnh trẻ em trở nên hiếm gặp hơn thì vẫn có một số bệnh gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ, từ những bệnh phổ biến như viêm phế quản đến bệnh bí ẩn như Kawasaki. Sau đây sẽ là những loại bệnh trẻ em mà bố mẹ nên nắm rõ trong lòng bàn tay để bảo vệ sức khỏe cho con:
1. RSV
RSV là viết tắt của virus hợp bào hô hấp, là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản và viêm phổi trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, chảy nước mũi và ho. Có tới 40% trẻ nhỏ bị nhiễm RSV lần đầu tiên sẽ có dấu hiệu khó thở và 2% sẽ phải nhập viện. RSV có xu hướng nhẹ hơn ở trẻ lớn hơn và người lớn.
2. Nhiễm trùng tai
Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng tai vì vòi nhĩ của chúng nhỏ. Các vòi nhĩ này kết nối tai với cổ họng và chúng có thể bị tắc nghẽn khi cảm cúm gây viêm. Sự tắc nghẽn này đẩy chất lỏng vào bên trong tai giữa, phía sau màng nhĩ, tạo điều kiện cho vi trùng sinh sản. Các triệu chứng bao gồm sốt, tắc nghẽn và đau tai. Nhiều trường hợp nhiễm trùng do virus thì sẽ tự biến mất. Tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng từ một số vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tai ở trẻ.
3. Viêm tai giữa
Sự tích tụ chất lỏng ở tai giữa (có thể gây đau hoặc không đau) được gọi là viêm tai giữa với hiện tượng tràn chất dịch hoặc OME (dạng viêm tai kín đáo gần như không có triệu chứng). Nó thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng tai cấp tính hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chất lỏng thường tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu nó vẫn còn hoặc dày và giống như keo (keo tai), nó có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
4. Viêm thanh khí phế quản
Dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh viêm thanh khí phế quản là ho khan. Nguyên nhân ho là do viêm đường hô hấp trên, thường là do virus. Nếu bị khó thở nặng, điều trị tại bệnh viện có thể là cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ khỏe hơn trong khoảng một tuần. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra sốt cùng với các vết loang ở miệng, lòng bàn tay, mông và lòng bàn chân. Tại Hoa Kỳ, nó thường do virus Coxsackie A16 gây ra. Virus này có xu hướng lây lan ở trẻ em trong mùa hè và đầu mùa thu. Hầu hết các trường hợp đều không nghiêm trọng và kéo dài 1 tuần đến 10 ngày.
6. Đau mắt đỏ
Chảy nước mắt, đỏ, ngứa, và lông mi co giật là tất cả các dấu hiệu của viêm kết mạc hay thường được gọi là đau mắt đỏ. Thường bị gây ra bởi cùng một loại virus như bệnh cảm thông thường, đau mắt đỏ lan nhanh trong các trường học và các nhà trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để xác định liệu con bạn có cần điều trị hay không. Hầu hết các trường hợp sẽ khỏi trong 4-7 ngày.
7. Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn
Thường được gọi là bệnh "má bị tát", bệnh thứ năm gây phát ban đỏ trên khuôn mặt của trẻ. Phát ban cũng có thể xuất hiện trên thân người, cánh tay hoặc chân. Thủ phạm là virus Parvo B19 của người, một loại virus có thể gây ra các triệu chứng như cảm cúm nhẹ trước khi phát ban. Một khi phát ban xuất hiện, đứa trẻ thường sẽ không gây lây nhiễm nữa. Có đến 20% trẻ em bị bệnh này khi đã lên 5 tuổi và đến 60% đã bị trước tuổi 19. Phát ban thường biến mất trong 7 đến 10 ngày.
8. Virus Rota
Trước khi có một loại vắc-xin có hiệu quả, virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng chính là ói mửa và tiêu chảy nước, có thể làm cho trẻ sơ sinh bị mất nước rất nhanh. Hiện nay đã có hai vắc-xin cho trẻ sơ sinh và nhờ đó các nghiên cứu đã cho thấy một sự sụt giảm mạnh mẽ về số ca bệnh mới.
9. Bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki là một chứng bệnh hiếm và bí ẩn gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng bao gồm sốt cao và kéo dài (kéo dài hơn 5 ngày), phát ban vẩy nến, sưng tấy đỏ, vết đỏ trên bàn tay và bàn chân, mắt đỏ, môi đỏ và nứt nẻ. Nếu không điều trị, bệnh có thể làm tổn thương tim và có thể gây tử vong. Các bác sĩ vẫn chưa khám phá ra nguyên nhân gây bệnh Kawasaki.
10. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu hiện nay đã có thể ngăn ngừa được bằng vắc-xin Varicella nhưng vẫn là một căn bệnh khá nguy hiểm. Nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, người lớn, và phụ nữ có thai. Trước khi có vắc-xin, thủy đậu đã khiến 11.000 người Mỹ phải nhập viện mỗi năm.
11. Sởi
Nếu con của bạn được tiêm vắc-xin đầy đủ, có lẽ bạn không phải lo lắng về bệnh sởi. Bệnh này bắt đầu với sốt, chảy nước mũi và ho. Khi các triệu chứng này nhẹ dần thì sẽ xuất hiện phát ban toàn thân. Hầu hết trẻ sẽ khỏe lại trong vòng hai tuần, nhưng một số sẽ bị viêm phổi hoặc các vấn đề khác.
12. Quai bị
Quai bị là một chứng bệnh trẻ em rất phổ biến trước khi có vắc-xin. Nó thường không có triệu chứng, nhưng nếu có dấu hiệu thì có thể là các cục sưng giữa tai và hàm. Mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng các đợt bùng phát gần đây đã gây nhiễm cho hàng ngàn người ở Hoa Kỳ. Những người chưa được tiêm chủng ngừa có nguy cơ bị quai bị cao gấp 9 lần.
Nguồn: Webmd
3 loại dịch bệnh tiếp tục gia tăng ở TP.HCM Từ đầu năm đến nay, toàn TP.HCM đã có 326 ca bệnh sởi (cùng kỳ năm 2017 không có ca nào); số ca bệnh tay chân miệng nhập viện từ đầu năm đến nay là 5.350, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017 (4.642 ca). Bệnh tay chân miệng - NGUYÊN MI Ngày 3.11, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho...