Không được thăm nom con sau khi ly hôn phải làm thế nào?
Việc thăm nom, chăm sóc con là quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn mà người trực tiếp nuôi con không được cản trở.
Hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn được 1 tháng và có nhau 1 đứa con trai dưới 36 tháng nên mẹ có quyền nuôi con, đã có quyết định của Tòa án,nhưng mỗi lần tôi lên gặp thì vợ tôi vẫn cho gặp nhưng vợ tôi không tác động đến con tôi để nó biết tôi là ba nó. Vì thế con tôi thấy tôi nó sợ và không cho gần gũi. Mặt khác,tôi muốn đưa cháu về nội chơi thì vợ tôi cũng không cho. Nội dung như thế này xin luật sư có thể tư vấn hoặc đứng ra bảo vệ dành quyền nuôi con lại cho tôi được không?
Xin chân thành cảm ơn!
Không được thăm nuôi con sau khi ly hôn phải làm thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Căn cứ theo Điều 83, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định vềnghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, khi có quyết định, bản án ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì Quyết định này chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ pháp lý giữa vợ chồng, còn quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái vẫn phải được đảm bảo thực hiện. Việc thăm nom, chăm sóc con là quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn mà người trực tiếp nuôi con không được cản trở. Quyền này đã được ghi nhận trong bản án sơ thẩm của Tòa án.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc cản trở thăm nom, chăm sóc con cái của người có quyền nuôi con còn là hành vi trái với quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực thi hành năm 2007 như sau: “Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình có quy định:
“Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”.
Như vậy, trường hợp vợ của bạn không cho bạn thăm nom, chăm sóc con bạn thì bạn có thể báo với chính quyền, cơ quan công an cấp xã nơi vợ bạn cư trú về hành vi ngăn cản việc trông nom con cái của bạn để họ có thể can thiệp giải quyết và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản quyền giữa cha và con.
Sau khi nhờ Chính quyền địa phương giúp đỡ, nếu vợ bạn vẫn không có thái độ hợp tác, bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề đã thỏa thuận về việc thăm nom, chăm sóc con chung theo Quyết định, bản án của Tòa án.
Trường hợp sau khi áp dụng tất cả các biện pháp trên, nếu vợ bạn vẫn không có thiện chí hợp tác thi hành, bạn có thể thu thập tất cả những chứng cứ về việc ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con của vợ bạn và bạn có thể xem xét việc làm đơn thay đổi người nuôi con gửi đến Tòa án để được thay đổi quyền nuôi con căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có căn cứ sau đây: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con”.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Từ vụ dị vật trong sản phẩm của Coca-Cola: Nghĩa vụ chứng minh sản phẩm lỗi thuộc về ai?
Sau 5 năm, vụ việc tranh chấp giữa Coca-Cola và khách hàng đã ngã ngũ, song những thắc mắc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên vẫn còn bỏ ngỏ.
Sản phẩm nước cam ép Splash của Coca-Cola
Người tiêu dùng thua kiện
Trong đơn khởi kiện đề ngày 28/12/2011, bà Nguyễn Thị Bình Minh (sinh năm 1982, tại P. Tây Tựu, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ngày 5/10/2011, bà mua 5 chai nước cam ép thủy tinh mang nhãn hiệu Splash của hãng Coca-Cola (sản xuất ngày 29/6/2011, hạn sử dụng ngày 29/12/2011) do Chi nhánh Coca-Cola tại Hà Nội sản xuất.
Lẫn trong số hàng này, bà Minh phát hiện có 1 chai Splash còn nguyên nắp, nhưng bên trong chứa nhiều tạp chất như mảnh thủy tinh, mẩu giấy có chữ...
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bà Minh ủy quyền cho 1 công ty luật làm việc với Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam. Sau nhiều lần đàm phán bất thành, hai bên không thống nhất được việc giám định chai nước cam ép Splash nhằm làm sáng tỏ đây có phải là sản phẩm của Coca-Cola hay không?
Do không tìm được cơ quan có thẩm quyền kiểm định độc lập 5 mẫu kể trên, bà Minh đã khởi kiện Coca-Cola Việt Nam ra tòa án với 3 yêu cầu: được bồi thường số tiền mua 1 chai nước cam ép Splash; được xin lỗi công khai trên 5 số báo liên tiếp và Coca-Cola Việt Nam có văn bản giải thích rõ về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện tạp chất trong sản phẩm.
Và cuộc chiến pháp lý giữa hai bên kéo dài từ đó, trong suốt 5 năm qua.
Trước đề nghị từ phía người tiêu dùng, Coca-Cola khẳng định, sẽ chỉ công nhận tính nguyên vẹn của sản phẩm khi kết quả kiểm định chai nước có dị vật đáp ứng đủ 4 tiêu chí (mức độ đóng chặt nắp chai, độ kín bao bì, hàm lượng đường, vị-mùi-ngoại quan của sản phẩm).
Tòa án đã 2 lần trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an. Khi vụ việc đưa ra xét xử, cơ quan tố tụng tiếp tục triệu tập giám định viên đến tòa án nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Ngày 23/9/2015, TAND quận Bắc Từ Liêm đã tuyên bác yêu cầu của bà Minh. Nhận định trong bản án thể hiện, "dấu vết dập ép ở nắp mẫu vật có sự khác biệt với dấu vết dập ép của 63 chai thủy tinh mẫu so sánh" chứng tỏ, sản phẩm này không phải do dây chuyền dập nắp của Coca-Cola thực hiện. Vỏ chai nước cam ép là loại được tái sử dụng nhiều lần. Dây chuyền dập nắp sản phẩm kể từ ngày 29/6/2011 đến ngày cung cấp mẫu đối chứng cuối cùng không có sự thay thế, mà chỉ có sự bảo dưỡng, sửa chữa và Coca-Cola chỉ có một dây chuyền duy nhất.
Không "tâm phục, khẩu phục", nguyên đơn tiếp tục kiện lên cấp phúc thẩm. Song cũng vì không có cơ sở đối với đơn kháng án của nguyên đơn, TAND TP. Hà Nội vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng thua kiện.
Nghĩa vụ chứng minh sản phẩm lỗi thuộc về ai?
Đã có những câu hỏi được đặt ra sau phiên tòa phúc thẩm ngày 14/3/2016. Đơn cử, với điều kiện kinh tế và kỹ thuật hạn chế, làm thế nào người tiêu dùng chứng minh lỗi đối với sản phẩm khuyết tật là hàng chính hãng, không phải "hàng fake" trên thị trường để bảo vệ quyền lợi của mình? Đặc biệt là với sản phẩm có giá trị nhỏ, không có hóa đơn, chứng từ. Thứ nữa, có cần thiết phải chứng minh hàng khuyết tật ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng thì người tiêu dùng mới được bồi thường?
Điều 42, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định: "Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ".
Tuy nhiên, Điều 79, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đề cập về nghĩa vụ chứng minh: "Đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời phải đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp".
Trích dẫn Điều 8, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật sư Phạm Ngọc Minh (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn) cho rằng, người tiêu dùng chỉ cần cung cấp sản phẩm lỗi, nghĩa vụ chứng minh lỗi đó thuộc về nhà sản xuất. Trong trường hợp không có lỗi, nhà sản xuất vẫn phải có trách nhiệm bồi thường. Nhưng nếu buộc người tiêu dùng phải chứng minh sản phẩm lỗi, sẽ rất khó.
Trở lại vụ kiện, cơ quan tố tụng còn nhắc đến những phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, kiện người bán hàng thông qua cơ quan, tổ chức xã hội bảo vệ quyền người tiêu dùng. Song rõ ràng, việc lựa chọn cách thức nào, như trong vụ án này, bà Minh khởi kiện Coca-Cola ra tòa án, thì đó đơn thuần là quyền của người tiêu dùng.
Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hòa giải bất thành, Keangnam Vina lại xin hoãn phiên tòa Sau phiên hòa giải bất thành, Keangnam Vina tiếp tục xin hoãn phiên tòa, lý do, để luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Keangnam Vina có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án. Tòa nhà Keangnam Landmark Bị đơn Keangnam Vina vừa mời luật sư Đỗ Trọng Hải, Chủ tịch Công ty Luật TNHH Bizlink tham gia...