Không được lơ là với viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản đang “vào mùa” với diễn biến phức tạp. Cả nước hiện ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố và đã có 5 ca vong.
Bộ Y tế đã ra khuyến cáo phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Tấn công cả người lớn và trẻ nhỏ
6 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 150 ca viêm não virus, trong đó có 50 bé bị viêm não Nhật Bản, 6 ca nặng phải thở máy. Điều đáng báo động là khoảng 45/50 bé nhập viện trong tháng 6 vừa qua, nhiều trẻ mắc bệnh đã qua tuổi tiêm ngừa viêm não Nhật Bản nhưng chưa được tiêm phòng.
Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện cho biết, hiện đang là mùa dịch viêm não Nhật Bản, nhưng so với mùa dịch 2013 thì số trẻ mắc bệnh năm nay cao hơn. Nếu như năm 2013 số bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản chỉ chiếm 8% số ca viêm não, thì 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này lên tới 30%..
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TPHCM có 34 trẻ bị viêm não, trong đó có nhiều ca diễn biến phức tạp như buổi sáng bé còn chơi đùa khỏe mạnh, đến chiều đột ngột sốt cao kèm theo nôn ói, gồng cứng người. Tại bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị nội trú cho 10 bệnh nhi bị viêm não, trong đó có hai trường hợp được xác định viêm não Nhật Bản sau khi có kết quả xét nghiệm dịch não tủy
Video đang HOT
Đáng lưu ý, đã xuất hiện những ca viêm não Nhật Bản ở người lớn, căn bệnh vốn thường chỉ xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi. ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, khoa đang tiếp nhận điều trị 3 trường hợp đều là nữ giới, tuổi 19, 20 vì viêm não. Trong đó, hai trường hợp đã được khẳng định dương tính với virus viêm não Nhật Bản hiện vẫn đang hôn mê sâu phải thở máy.
Viêm não Nhật Bản là một tình trạng bệnh nguy hiểm do virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Không được lơ là việc tiêm vaccine cho trẻ
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Heo và chim là những ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi là trung gian truyền bệnh hút máu động vật có chứa virus rồi truyền cho người khi đốt. Muỗi thường đẻ trứng ở ruộng, kênh, mương và hay trú đậu ở các chuồng gia súc. Muỗi hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh từ 18 – 22 giờ.
Cần lưu ý biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương, như sốt cao từ 38 – 39C, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc li bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật. PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho biết, hiện nay, Bộ Y tế đang đôn đốc các địa phương tiến hành tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ nhỏ.
Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khuyến cáo của Bộ Y tế cũng nêu rõ, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bộ Y tế đề nghị mọi người dân phải thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy. Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
Theo Trí thức trẻ
Hà Nội: Ca viêm não Nhật Bản tăng so với năm 2013
Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, số ca viêm não Nhật Bản trên toàn thành phố đã tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, tính từ đầu năm đến ngày 6/7, toàn thành phố ghi nhận 27 trường hợp viêm não vi rút, trong đó có 20 trường hợp viêm não Nhật Bản. Con số này gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2013. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 15 xã, phường của 12 quận, huyện, chủ yếu là các huyện ngoại thành.
Gần 90% trường hợp mắc bệnh là do chưa tiêm chủng, tiêm chủng không đầy đủ hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Hà Nội cũng đã xuất hiện các ca viêm não Nhật Bản ở người lớn, đây là hiện tượng rất ít gặp từ trước đến nay vì bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: An ninh thủ đô)
Đến nay, Hà Nội đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ từ 1-3 tuổi trên địa bàn thành phố. Qua 2 vòng chiến dịch đã có 164.890/183.083 trẻ trong độ tuổi được tiêm phòng đạt 90,1%.
Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản chống dịch cho trẻ từ 1-15 tuổi ở các vùng nguy cơ cao. Theo đó, từ ngày 5/7, khoảng 15.000 trẻ dưới 14 tuổi chưa được tiêm viêm não Nhật Bản hoặc tiêm chưa đủ mũi, sống ở các xã có trẻ em mắc viêm não Nhật Bản bắt đầu được tiêm ngừa.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng thực hiện nghiêm túc việc giám sát dịch; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân chủ động phòng bệnh, đặc biệt khuyến cáo người dân đưa con đi tiêm và tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản khi đến lịch. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. Các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do viêm não Nhật Bản.
Theo Vnmedia
Viêm não Nhật Bản đã 'tấn công' người lớn Tại Hà Nội, các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều ca viêm não Nhật Bản ở người lớn, một căn bệnh thường chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi. Viêm não Nhật Bản bắt đầu "tấn công" cả người lớn Tấn công nhanh, bệnh cảnh nặng Bệnh nhân Nguyễn H.Y. (20 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) nhập viện hôm 28.6....