Không được dừng xe để xử phạt xe “không chính chủ”
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 11/2013/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-10-2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ- CP ngày 19-9-2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4.
CSGT dừng xe kiểm tra xử lý các vi phạm ngoài lỗi
“Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”
Video đang HOT
Trong số những nội dung được ban hành, đáng chú ý phải kể tới quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Theo đó, đối với các xe đang lưu thông trên đường, lực lượng công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Việc phát hiện, xử phạt đối với hành vi vi phạm này sẽ thông qua công tác đăng ký, cấp biển số điều tra, giải quyết tai nạn giao thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đây gọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định chủ sở hữu của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (phương tiện sử dụng để vi phạm) có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm (Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 34). Bên cạnh đó, những thủ tục, quy trình tạm giữ giấy tờ, phương tiện và xử phạt hay như xử phạt đối với người vi phạm chưa thành niên… cũng được quy định cụ thể.
Theo ANTD
Cha, mẹ bỏ rơi con bị phạt 10 triệu đồng
Đó là theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc trẻ em sẽ bị xử phạt nặng.
Theo dự thảo, nếu cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. Hành vi tập hợp, chứa chấp, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 - 40 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất từ 30 - 50 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với hành vi dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác, dùng các thủ đoạn nói dối, gian lận, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là khung mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Các hành vi lạm dụng trẻ em sẽ có chế tài phạt nặng
Phạt từ 10 - 40 triệu đồng đối với các hành vi dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em. Các hành vi như dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc các lợi ích khác để lôi kéo trẻ em đánh bạc; tổ chức cho trẻ em đánh bạc, để trẻ em chứng kiến, tham gia phục vụ đánh bạc dưới mọi hình thức; Bán cho trẻ em, để trẻ em mua, bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em; Để trẻ em chứng kiến việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới mọi hình thức... sẽ chịu mức phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.
Các hành vi cản trở việc học của trẻ em; áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật; sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em... cũng bị phạt các mức cụ thể.
Theo ban soạn thảo, khi Nghị định có hiệu lực thì sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi xâm hại tới quyền, sức khỏe của các đối tượng yếu thế nêu trên.
Theo 24h
Kinh doanh massage kích dục, lãnh án 18 tháng tù Ngày 20.12, TAND TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên y án 18 tháng tù đối với Hồ Văn Thành (43 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) về tội "Kinh doanh trái phép". ảnh minh họa Thành thuê nhà trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (P.9, Q.Tân Bình, TP.HCM) xin giấy phép kinh doanh hớt tóc nam, chăm sóc da mặt và giao cho vợ quản lý....