Không được dùng dịch vụ Google, Huawei hứa chi 1 tỷ USD cho các lập trình viên để xây dựng ứng dụng cho cửa hàng riêng của mình
Ngoài ra Huawei còn cân nhắc bổ sung các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba khác cũng như mở cửa bootloader để việc cài đặt và chỉnh sửa thiết bị trở nên dễ dàng hơn.
Tối qua Huawei đã chính thức giới thiệu các smartphone thuộc series Mate 30 của mình. Nhưng khác với các flagship khác, điều mọi người quan tâm nhất trong sự kiện lần này có lẽ không phải là cấu hình hay tính năng thiết bị mà là việc các thiết bị này có được sử dụng các ứng dụng dịch vụ của Google hay không.
Cũng đúng như các tin đồn trước khi ra mắt, bộ đôi Huawei Mate 30 và Mate 30 Pro (cùng với phiên bản đặc biệt Mate 30 RS) sẽ không được cài đặt các dịch vụ của Google do lệnh cấm từ chính phủ Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng phổ biến như Gmail, Maps, Photos, YouTube và quan trọng nhất, Play Store, sẽ không hiện diện trên các flagship mới này.
Giải pháp của Huawei là gì? Ở Trung Quốc, họ có cửa hàng ứng dụng riêng Huawei App Gallery, vốn đã có sẵn hàng nghìn ứng dụng để tải xuống. Và để hỗ trợ cho các tính năng như dịch vụ định vị, quản lý đám mây, thông báo và gaming, họ sử dụng Huawei Mobile Services để thay thế cho các ứng dụng của Google.
Không chỉ vậy, Huawei còn có kế hoạch thu hút các nhà phát triển tại Mỹ để xây dựng ứng dụng cho nền tảng của mình. Tại sự kiện Mate 30, CEO Huawei, Richard Yu đã nói về chương trình HMS Ecosystem Incentive Program với trị giá lên tới 1 tỷ USD để khích lệ các nhà phát triển xây dựng ứng dụng và tiếp thị chúng trên các điện thoại Huawei bên ngoài Trung Quốc. Thậm chí họ còn chia sẻ tỷ lệ doanh thu cao hơn cho các nhà phát triển – 85% so với 70% như hiện tại của Apple và Google.
Video đang HOT
Ông Yu cũng cho biết thêm rằng, dù các dịch vụ của Google không có mặt trên Huawei App Gallery, chúng có thể được cài đặt side-load (cài đặt không chính thức) trên điện thoại Huawei. Vì vậy, với các ứng dụng bên thứ ba cần đến các ứng dụng này để vận hành, việc side-load các ứng dụng Google giúp Huawei tiếp cận được với các nhà phát triển này và đưa ứng dụng của họ lên Huawei App Gallery.
Bên cạnh đó, Huawei cũng đang cân nhắc việc bổ sung các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba từ các công ty như Aptoide và F-Droid. Cửa hàng ứng dụng Appstore của Amazon dù rất phổ biến đối với người dùng, nhưng do lệnh cấm của Mỹ nên Huawei cũng không thể hợp tác với họ.
Cho dù các nỗ lực trên, vẫn cần thời gian để xem trải nghiệm thực tế do các giải pháp này mang lại. Huawei đã dành ra đến hàng tỷ USD và nhiều năm để cải thiện trải nghiệm phần mềm trên các thiết bị Android nhưng họ vẫn chưa thể tạo ra sự thay thế phù hợp cho Google Maps, YouTube và Google Photos.
Series Mate 30 sẽ bắt đầu được mở bán vào tháng 10 ở châu Âu và nước Anh. Ông Yu cho biết các nhà mạng sẽ bán lại những thiết bị của họ như bình thường trước đây. Công ty cũng đang cân nhắc việc mở bootloader để các “vọc sĩ” – những người có kỹ năng về hệ điều hành – có thể chỉnh sửa các bộ ROM phù hợp. Tuy nhiên điều này sẽ mang lại các rủi ro về mặt bảo mật.
Theo GenK
Huawei đã có giải pháp thay thế Gmail trên điện thoại
Trước viễn cảnh không có giấy phép sử dụng các dịch vụ cốt lõi của Google, bao gồm cả Gmail, Huawei đang gấp rút tìm nhà cung cấp ứng dụng email thay thế.
Theo Bloomberg, ProtonMail xác nhận đang thảo luận với Huawei để cung cấp dịch vụ email trên Mate 30 và các điện thoại ra mắt trong thời gian tới. Ứng dụng sẽ được cài mặc định hoặc có sẵn trên AppGallery của Huawei. Phương thức cuối cùng vẫn đang được hai bên thảo luận.
Trong tương lai, ProtonMail sẽ thay thế Gmail trên điện thoại Huawei.
ProtonMail là nhà cung cấp dịch vụ email có trụ sở tại Thụy Sĩ, một quốc gia trung lập, không phụ thuộc vào lệnh cấm vận mà Mỹ đang áp đặt lên tập đoàn Trung Quốc.
Hiện tại ProtonMail có khoảng 17 triệu người dùng trên toàn cầu, gồm các phiên bản dành cho iOS, Android và máy tính cá nhân. Phía Huawei muốn đưa app này lên kho ứng dụng của riêng mình, phòng trường hợp thiết bị không còn quyền truy cập vào Play Store.
ProtonMail có tính năng mã hóa dữ liệu đầu cuối. Ngay cả nhà cung cấp cũng không thể xem được nội dung thư đi hoặc đến của người dùng. Trung tâm dữ liệu của họ cũng thuộc vào loại an toàn nhất châu Âu.
Trên blog, ProtonMail chỉ trích Google không tôn trọng quyền riêng tư, sử dụng Gmail làm công cụ kiếm tiền thông qua quảng cáo và bán dữ liệu người dùng.
Bên cạnh hai kho ứng dụng nổi tiếng nhất hiện nay, App Store và Google Play Store, ProtonMail dự định đưa app của họ lên một số kênh phân phối khác như Samsung Galaxy Store, Amazon App store và Huawei AppGallery. Hiện tại ProtonMail.
Bất chấp lệnh cấm vận từ chính quyền Mỹ, Huawei vẫn lên kế hoạch ra mắt smartphone cao cấp Mate 30 vào ngày 18/9 tại Đức. Theo Reuters, nhiều khả năng thiết bị này không có bản quyền sử dụng hệ điều hành Android và những ứng dụng khác của Google. Huawei sẽ phải cài đặt phiên bản Android mã nguồn mở (AOSP) hoặc nhanh chóng hoàn thiện hệ điều hành "cây nhà lá vườn" HarmonyOS.
Theo Zing
Hệ điều hành mới của Huawei có 'đủ trình' khiến người dùng bỏ rơi Android của Google Huawei dự kiến sẽ tiết lộ thêm chi tiết về hệ điều hành Hongmeng của mình trong cuộc hội nghị sắp diễn ra. Nhưng người dùng trên toàn thế giới có sẵn sàng từ bỏ Android, để chấp nhận một hệ điều hành thay thế chưa hề được kiểm chứng của Trung Quốc? Nếu Huawei làm được, liệu Google có nên lo lắng?...