Không được có nhiều chồng
Cô giáo miền xuôi lên dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ dân tộc miền núi.
Ảnh minh họa
Một hôm, trong giờ học toán, cô giáo cầm thước kẻ chỉ mấy chồng sách trên bàn rồi gọi một học viên nam đứng dậy, hỏi:
- Nếu tôi đã có một chồng ở đây rồi, tôi lấy thêm ba chồng nữa, hỏi tất cả tôi có mấy chồng?
Học viên này vội đáp:
- Không được đâu, thưa đồng chí giáo viên.
- Vì sao?
- Pháp luật không cho phép phụ nữ có nhiều chồng ạ.
Theo truyencuoihaynhat
Nhọc nhằn kiếm chữ giữa vùng vàng tặc từng thống trị
Trọ học trong những lán tồi tàn do dân dựng, khó khăn, thiếu thốn những ngày kiếm chữ của học sinh vùng cao huyện Thạch An (Cao Bằng) chưa bao giờ yên ả.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhiều khu vực đồi núi nằm trên địa bàn huyện Thạch An (Cao Bằng) được dư luận đồn thổi là có nguồn vàng bất tận.
Một thời, nhiều thợ vàng, bưởng vàng từ khắp mọi nơi, đặc biệt là các "thầy vàng" đến từ tỉnh Thái Nguyên, chen nhau đổ về mua đất, dựng lán, liên kết với người dân bản địa tìm cơ hội tận thu vàng bằng mọi cách để làm giàu bất chính.
Cho đến tận thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Thạch An vẫn chưa có cơ sở nào được cơ quan chức năng nào có thẩm quyền cấp phép khai thác càng chính thống.
Cơn bão vàng tặc đi qua, nhiều xã của Thạch An vẫn còn rất nhiều khó khăn vì những hệ lụy để lại.
Để thay đổi vùng đất này, nhiều vị phụ huynh đã ý thức được việc cho con mình kiếm lấy con chữ vươn mong vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Thế nhưng, những ngày kiếm chữ của các em còn quá nhọc nhằn.
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam ghi nhận một số hình ảnh tại cư xá trọ học của các em học sinh trường liên cấp Trung học phổ thông Canh Tân (Thạch An, Cao Bằng):
Cách nhà 7km đường núi, không có nhiều tiền để trọ học, em Nông Thị Minh Phương lớp 7A phải trọ học cách trường 3km, mọi di chuyển của em chủ yếu là đi bộ. Bàn học được tận dụng bằng mọi thứ, miễn là có mặt phẳng để em đặt sách vở.
Ngoài giờ học, các em phải tự đi kiếm củi, tự nấu ăn lo mọi sinh hoạt sau giờ lên lớp.
Cảnh đơn sở nơi cư xá của Minh Phương.
Một phòng trọ thế này trường có 3 đến 4 em cùng ở, với giá chỉ vài trăm nghìn cho 1 năm học. Nhưng số tiền đó với các em cũng là cả một vấn đề lớn.
Tuy tuềnh toàng, điều kiện còn khó khăn nhưng các em học sinh ở trường Trung học phổ thông Canh Tân vô cùng hiếu học.
Cư xá trọ học nằm ngay giữa lòng núi.
Đường vào cư xá của các em là những lối mòn.
Bàn Văn Mạnh, học sinh lớp 10A trường Trung học phổ thông Canh Tân, nhà Mạnh cách trường 27km. Mới học lớp 10 nhưng Mạnh cũng đã có 5 năm đi trọ học. Giá thuê phòng trọ này của Mạnh là 500 ngàn đồng/năm.
Tuy thiếu thốn nhưng các em rất gọn gàng.
Cư xá của các em ẩm thấp, mua Đông thì lạnh mùa hè thì muỗi.
Ngày từ nhỏ, nhiều em đã phải xa nhà đi trọ học để kiếm lấy con chữ giữa đại ngàn.
Để có được phòng trọ có tường xây, Bê Thị Niệm, học sinh lớp 7A phải mất 600.000 đồng/năm.
Tuy mới lớp 7, nhưng Niệm và các bạn đã biết tự chăm sóc bản thân khi xa nhà trọ học. Cô bé nhiều năm liền đạt học sinh khá giỏi.
2 cô bạn trong căn phòng trị giá 600.000 đồng/năm. Nước uống được lấy từ suối, bàn học được tận dụng từ bất kể thứ gì.
Vượt qua những khó khăn, thầy và trò trường Trung học phổ thông Canh Tân vẫn đang đảm bảo công tác dạy và học.
Theo giaoduc.net.vn
Trưởng phòng GD&ĐT huyện: Học sinh chui túi nilon vượt suối tới trường là tương đối an toàn Nhiều học sinh ở bản Huổi Hạ (Na Sang, Mường Chà, Điện Biên) đã phải chui túi nilon nhờ người lớn đưa qua suối lũ, băng rừng hơn 5 giờ đồng hồ để tới trường. Trao đổi với PV, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, ngay trong sáng nay, khi đọc được thông tin trên báo...